Ẩm thực việt nam

 Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc. Sự phát triển của ngành du lịch dựa trên cơ sở tổng hòa của các loại tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, trong đó không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực.

Ẩm thực từ lâu đã đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống con người. Nó vừa mang tính nghệ thuật, vừa là nét văn hóa đặc trưng cho một dân tộc, một quốc gia. Qua văn hóa ẩm thực đã phản ánh phần nào tâm hồn, tính cách, lối sống của một dân tộc.

 

ppt55 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ẩm thực việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
đi kèm với chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), Nước phở (nước lèo) thường không được bỏ mì chính (bột ngọt) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà Ảnh phở sài gònẨm thực miền Trung 1234Những nét chung về ẩm thực miền Trung Giới thiệu món bánh bèovà sự phong phú của món ănÝ nghĩaGiới thiệuPhong cáchNgười HuếNhững nét chung về ẩm thực miền Trung Đồ ăn miền Trung đã thể hiện tính chất đặc sắc của mình qua nhiều hương vị rất riêng biệt, món ăn miền Trung có nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc, miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.Phong cách người HuếTrung tâm ăn uống lớn của miền Trung là Huế. Món ăn nơi đây là sự chọn lọc các món từ đàng ngoài và cải tiến, nâng cao cho phù hợp với thổ nghi, sản vật Huế.Phong cách của người Huế là ung dung chậm rãi, nhấm nháp từ từ mới thấy hết được cái ngon, cái ngọt của các món ăn.Huế có hàng trăm món và ngày nay cả nước đều biết đến tiếng mắm tôm chua Huế ăn với thịt lợn luộc kèm khế, vả và các loại rau thơm, bún bò Huế, cơm hến Huế, bánh lá, bánh bèo ... đó là những món ăn bình dân Huế. Giới thiệu món bánh bèo HuếVề tên gọiKhông biết vì sao người Huế gọi bánh là bánh bèo. Nhưng dù có giải thích như thế nào, và bằng một ý nghĩa gì, thì bánh bèo vẫn là một thứ đặc sản vô cùng đặc biệt của người dân Huế và người dân dọc dải đất miền Trung này. Về cách làmĐầu tiên ta cho bột gạo và bột năng vào tô lớn. Pha 3 chén nước lạnh, nêm chút muối và một muỗng canh dầu ăn, khuấy bột tan trong nước. Giới thiệu món bánh bèo HuếSau đó là chuẩn bị khuôn. Khuôn là những cái chén nhỏ xíu, đường kính miệng chỉ 5cm, nông chưa tới 1cm. Múc từng muỗng bột loãng đổ vào khuôn Hấp chừng 5 phút là bánh chín. Lấy bánh để ra một chiếc khay nhỏ, rắc tôm chấy màu vàng gạch lên trên rồi thêm vào một miếng phồng nhỏ bằng da lợn rán giòn. Bánh bèo dùng với nước chấm ngọt có mùi tôm chín đặc trưng. Một trong những bí quyết để tạo nên tiếng vang của món bánh bèo chính là nước chấm.Giới thiệu món bánh bèo HuếPha nước chấmNước luộc tôm để nguội, lắng cặn, sau đó cho thêm đường, bột ngọt vào nấu sôi lại khoảng 2 phút. Cho thêm nước mắm, tỏi bằm, ớt đâm nhuyễn vào nồi, nêm nếm cho vừa ăn rồi múc ra chén, để nguội.- Xếp chén bánh bèo ra mẹt (mâm), cho thêm tôm, tép mỡ, nước mỡ hành lên trên bánh. Ăn kèm với nước mắm cay sẽ rất ngon.Giới thiệu món bánh bèo HuếVề cách thưởng thức bánh bèo Thưởng thức bánh bèo đúng cách là phải ăn bánh trong từng chén nhỏ. Trên mỗi chiếc bánh rắc một ít tôm chấy, bên cạnh là mấy miếng tóp mỡ để tăng khẩu vị của món ăn. Khi ăn bánh bèo người ta không sử dụng đũa mà bằng que tre vót mỏng như một mái chèo nhỏ. Thật là tuyệt khi cầm que lách vào miếng bánh chấm với nước mắm cay.Ý Nghĩa bánh bèo Huế:Bánh bèo Huế không chi linh hồn, đặc sản của một vùng quê mà còn là món góp phần làm tăng thêm sự phong phú của ẩm thực Việt Nam. Cùng với sự phát triển du lịch, thăm thú các danh lam thắng cảnh di tích lịch sử tại Huế, du khách có thể thưởng thức món bánh bèo tinh tế của người dân xứ Huế mà ai đã từng thưởng thức cũng không thể nào quên. Đồng thời với việc quảng bá nền văn hóa truyền thống của nước ta, bánh bèo xứ Huế đã góp phần giới thiệu thêm phong cách Việt cùng bạn bè năm châu.Ngoài Huế còn có rất nhiều nơi ở miền Trung có món bánh bèo đặc sắc đó: Quảng Nam, Hội An( bánh bèo cổ), Quảng Bình, Đà Nẵng, Bánh bèo Quảng Nam :Bánh bèo Quảng Nam không mỏng như bánh bèo Huế và Sài Gòn - mà khá dày, cắn vào phải sừng sực mới...chịu. Chén dùng hấp bánh bèo là chén đất miệng trẹt. Bánh chín, bột nở, mặt bánh trắng như cơm dừa, vươn gần sát vành miệng chén. Phần trủng bên trên chén bánh dùng để đổ kín một lớp nhưng tôm khô giả nhỏ, xào với lá hành hay hẹ.Bánh bèo Hội An (bánh bèo cổ): Chén để làm bánh bèo là một loại chén bằng đất nung tráng men, nhỏ hơn chén ăn thông thường (nhân) bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt, Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải là đũa, cũng không phải muỗng mà là một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là “dao tre”. Đó là đặc trưng của Hội An thể hiện sự hiếu khách.Bánh bèo Đồng Hới – Quảng Bình : Một dĩa bánh bèo Đồng Hới muốn ngon phải hội đủ ba điều kiện: bánh ngon, tôm chấy ngon, và nước mắm ngon. Gạo làm bánh bèo phải là loại gạo mới, được xay mịn và ngâm kỹ trước khi đổ vào khuôn (xửng) hấp lên thành bánh, rồi bột bánh có pha hay không pha thêm các loại bột khác thì tùy bí quyết gia truyền của từng nhà làm bánh, nhưng phải cho ra loại con bánh tròn, mỏng, trắng tinh, mềm mát như lụa. Cách thưởng thức cũng có phần khác so với những nơi khác đó là lấy bánh ra khỏi chén và chan nước đều và thưởng thức.Ẩm thực miền Nam1234Những nét chung về ẩm thực miền Nam Giới thiệu món cá lócnướng trui (Nam Bộ) vàsự phong phúcủa món ănÝ nghĩaGiới thiệuPhong cáchNgười dânSài Gòn- Nam BộNhững nét chung về ẩm thực miền NamNét nổi bật của các món ăn của vùng đất Nam Bộ là sự hào phóng và hoang dã. Và các món ăn nơi đây là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa Đông Tây, Nam BắcĐến với vùng sông nước Nam Bộ sẽ thấy được một phong cách ẩm thực vô cùng đơn giản nhưng lại hết sức hấp dẫn, đa dạng về các món ăn cũng như cách chế biến. Chính vì lẽ đó, ẩm thực miền Nam luôn thu hút những người tìm hiểu về nó.Các món ăn của Nam Bộ chính là thể hiện cách sống của người dân nơi đây, gắn liền với thiên nhiên và gắn liền với vùng sông nước đã nuôi sống họ.Phong cách của người dân Sài Gòn - Nam BộDo điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi, con người thoải mái, phóng khoáng nên cách chế biến món ăn, yêu cầu của món ăn không cao như miền Trung và miền Bắc nhưng không vì thế mà món ăn kém đi phần hấp dẫn.Từ một loại nguyên liệu, người miền Nam có thể chế biến ra rất nhiều món ăn, nguồn thực phẩm chủ yếu là từ hải sản và thường dùng bánh tráng ăn với rau sống và các loại thức ăn khác thay cơm.Giới thiệu món cá lóc nướng trui (Nam Bộ) Chỉ riêng với món cá lóc, người dân Nam Bộ đã tìm ra được 20 cách chế biến khác nhau, làm nên những món ăn vô cùng hấp dẫn, dưới đây chỉ là những món tiêu biểu trong sự phong phú đó.Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ Việt Nam, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn Giới thiệu món cá lóc nướng trui (Nam Bộ)Cách chế biến:Riêng với cá lóc từ 700 - 800gr trở lên muốn cho thịt cá được chín đều hoàn toàn bạn nên vạch miệng cá ra chế nước vào trong miệng cá sao cho nước vào đầy dạ dày cá rồi mới nướng và một đòi hỏi quan trọng không kém nữa là vật liệu thui cá nhất định phải là rơm thì thịt cá mới thơm và không bị hôi khói.Việc nướng cá nghe thì tưởng dễ nhưng nếu không phải là tay thành thạo thì nướng sẽ không được ngon! Và người nướng cá nhất định phải là “một nghệ sĩ”Giới thiệu món cá lóc nướng trui (Nam Bộ)Thưởng Thức: Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước, rau thơm, các loại để lên bánh tráng, gắp miếng cá đặt giữa lớp rau xanh cuốn lại thành cuộn tròn chấm nước mắm. Nước mắm thường thì là nước mắm tỏi ớt, chanh đường, giấm hoặc nước mắm dầm me.Rau, trước nhất không thể thiếu rau dấp cá kế đến húng cây, húng lũi, ngọn điều, ngọn xoài, ngọn cóc kèn . Ý nghĩa Món ăn này gắn liền với thời kỳ đi khai hoang của vùng đất Nam Bộ nên nó thể hiện cái gì đó mộc mạc đơn sơ thấm đượm tình quê hương như đức tính của người Nam Bộ thật thà, chất phát.Đối với du lịch, cá lóc nướng trui là một món ăn nằm trong chương trình Tour du lịch miệt vườn, du khách làm nông dân Nam bộ tát nước bắt cá rồi thu thành quả và thưởng thức.Miền Nam nói chung có rất nhiều món ăn chế biến từ cá, nhưng với món ăn từ cá lóc thì ngoài cá lóc nướng trui ta có thể tìm thấy ở đó món canh chua cá lóc, một món ăn cũng làm người người muốn được thưởng thức ngay khi nghĩ đến ... Canh chua cá lóc là món ăn đơn giản nhưng cũng rất đặc trưng. Hầu hết người dân sống ở Sài Gon đều yêu thích món ăn này “Dân dã và hòa trộn” là những từ mô tả về món ăn này, món ăn được nấu từ những quả cà chua chín đỏ, quả dứa vàng, cây dọc mùng, lá mùi tàu, giá, rau bạc hà, quả me, rau ngổTiếp đó còn có món cá lóc hấp bầu, cá lóc hấp hèm, cá lóc nướng cuốn lá sen nonđều là những món nổi tiếng của người dân Nam Bộ, thể hiện sự sáng tạo và tỉ mỉ của hầu hết các món ăn. III. Kết luận	 Có thể nói, nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực cùng sự đa dạng của tài nguyên chính là những tiềm năng để Việt Nam phát triển du lịch. Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ hiện nay, giữ gìn và phát huy văn hóa của quốc gia nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng có ý nghĩa sống còn bởi đó là bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Đối với Việt Nam, văn hóa ẩm thực gắn liền với hoạt động du lịch chính là một cách hiệu quả để quảng bá hình ảnh về một đất nước với thiên nhiên tươi đẹp, con người hiếu khách, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, đồng thời để nước ta thực sự là điểm đến hấp dẫn của Thế giới.

File đính kèm:

  • pptam thuc ba mien.ppt