Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

1/ Về nhận thức:

- Biết được thực trạng tài nguyên, môi trường và những phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2/ Về kĩ năng:

+ Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 10133 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n biển suy giảm đáng kể.
+ Nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng trên diện rộng cả nước; hầu như tỉnh, thành phố nào cũng có những “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường. 
Hiện nay, hình ảnh những đống rác trên đường phố, trôi dạt trên sông, biển, hồ không con là xa lạ! Đi đâu cũng thấy rác, khói, bụi!
Ví dụ: Qua sự khảo sát của Sở Tài nguyên và bảo vệ môi trường Đà Nẵng, tại Đà Nẵng có 7 “điểm nóng” ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, bao gồm khu vực các sông, hồ, Khu công nghiệp, các khu dân cư: Sông cu Đê, Sông Phú Lộc, Âu thuyền Thọ Quang, hồ Đầm Rong, Khu công nghiệp Hoà Khánh, bãi tắm Mỹ Khê,… 
- GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
+ Dân số tăng quá nhanh: Dân số đông, tăng nhanh, để đáp ứng nhu cầu thiết yếu: ăn, ở, đi lại,…con người đã tăng cường khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường quá sức.
+ Quá trình đô thị hoá, CNH, HĐH diễn ra rầm rộ: Các nhà máy, xí nghiệp thi nhau mọc và hoạt động hết công xuất đã thải ra môi trường nhiều chất thải độc hại, gây ô nhiễm bầu không khí, sông ngòi, nguồn nước, đất đai…
+ Ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được nâng cao: Vì lợi ích trước mắt, vì lợi nhuận cá nhân, con người đã hành động trái lương tâm, huỷ hoại cuộc sống của chính mình: chặt phá rừng, buôn gỗ lậu, giết hại động vật trái phép, xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường,...
+ Chưa phát huy mọi nguồn lực tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- GV đặt câu hỏi: Thực trạng này gây nên hậu quả gì?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận: Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và sự phát triển kinh tế-XH của đất nước:
+Hàng năm nước ta có 200.000 người mắc bệnh ung thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường, và nhiều thứ bệnh khác…
 +Hiện nay Việt Nam được tổ chức Liên Hợp Quốc cảnh báo là một trong 05 quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu đang mang tính toàn cầu: (Trái đất đang nóng lên nhanh chóng, băng tan, nước biển dâng cao, tác động lớn đến đời sống cư dân ven biển); và là một trong 10 quốc gia bị thiên tai, lũ lụt nặng nề nhất thế giới. Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề trước những diễn biến thất thường của thiên tai: Rét đậm, rét hại; bão đến sớm thất thường; mưa lũ phức tạp, sạt lỡ đường xá, cuốn trôi nhà cửa...: Năm 2006, Đà Nẵng đã hứng chịu cơn bão số 06-bão SanSen; cuối năm 2010, đồng bào miền Trung phải chống chọi với 2 đợt bão lũ liên tiếp gây thiệt hại lớn về người và của; ở miền Nam, hiện tượng thuỷ triều dâng cao, ngập nhà dân, đường xá diễn ra càng trầm trọng và thường xuyên. Nếu chúng ta không ý thức bảo vệ môi trường thì chính chúng ta sẽ lại là người hứng chịu hậu quả.
- GV giảng giải: Tài nguyên, môi trường nước ta rất phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Nhưng điều đáng lo ngại là tài nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt, môi trường ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống con người và sự phát triển đất nước. Để giải quyết vấn đề mang tầm quốc tế trên, Đảng, Nhà nước ta đã có những mục tiêu, phương hướng nào nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường? Chúng ta đi vào phần 2.
*Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thuyết trình, đặt vấn đề, giảng giải, đàm thoại( làm việc cá nhân và cả lớp)
- GV đặt câu hỏi: Trước thực trạng tài nguyên, môi trường trên, Đảng, Nhà nước đã đề ra những mục tiêu gì nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần thực hiện tốt phương hướng cơ bản nào?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
+ Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiêm khắc trừng phạt những cá nhân, công ty có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Đối với hành vi xả nước thải độc hại chưa qua xử lý vào dòng sông Thị Vải của Công ty Veđan, ngoài biện pháp phạt nặng hành chính, cơ quan chức năng còn buộc công ty này phải bồi thường thiệt hại cho người dân sống ven sông chịu ảnh hưởng bởi chất thải; hoặc thành lập đường dây điện thoại nóng miễn phí bảo vệ động vật hoang dã.
+ Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chương trình hành động nhằm vận động nhân dân tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường: 
*/Thực hiện “giờ Trái đất” với khẩu hiệu: “tắt đèn, bật tương lai!”.
 */Triển khai hành động một ngày đi xe đạp để giảm bớt lượng khói thải do xe cộ thải ra.
*/Tổ chức hoạt động dọn rác thải trên đường phố, sông ngòi, trường học, ven biển... nhân ngày Bảo vệ môi trường-05/06.
+Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ; mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Chương trình hợp tác với các nước cùng có dòng sông Mêkông chảy qua.
+ Ví dụ: Xây dựng đê điều chống thuỷ triều dâng, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, đi đôi với cải tạo, hình thành các khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng các loại động-thực vật quý hiếm. Hiện nay nước ta có khoảng 13 vườn quốc gia trải dài từ Bắc vào Nam. Trong đó có một số vườn quốc gia tiêu biểu: Vườn quốc gia Cúc Phương(Ninh Bình), vườn quốc gia Cát Tiên-được UNESCO công nhận là khu bảo tồn sinh quyển thế giới, vườn quốc gia Bến En(Thanh Hoá), vườn quốc gia Tràm Chim(Đồng Tháp)...
+Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.
- GV đặt câu hỏi: Em đã làm những gì để góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
+Giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp, nơi công cộng.(Không xả rác bừa bãi).
+Tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường xanh-sạch-đẹp do trường lớp, địa phương tổ chức: Trồng cây xanh, thu gom rác thải, tham gia công tác tuyên truyền, xây dựng cho người dân ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường…
+Sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt, năng lượng điện,…
+Lên án, phê phán những hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý, những việc làm gây ô nhiễm môi trường…
*Hoạt động 3: Làm việc với cá nhân và cả lớp(Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giảng giải):
- GV nêu tình huống và yêu cầu HS xử lý: Giả sử có một đàn voi trong quá trình di chuyển chổ ở đã tàn phá nhiều nhà cửa, hoa màu; nghiêm trọng hơn, chúng đã giẫm chết và làm trọng thương nhiều người.
Em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống trên?
-HS thảo luận, trả lời ý kiến cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận: Con người là vốn quý nhất, nên phải cứu lấy con người. Nhưng voi rừng không còn nơi cư trú và đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng, vì diện tích rừng ngày càng thu hẹp, do con người tàn phá. Vì vậy, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ voi: không chặt phá rừng bừa bãi, phải tập sống chung với voi, đưa voi về các khu bảo tồn động vật…
=>Tóm lại, bảo vệ tài nguyên và môi trường là nhiệm vụ cấp bách của mỗi người dân, của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta và của toàn nhân loại! Hãy hành động ngay bây giờ, hoặc sẽ là quá muộn….!
1/ Tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay:
- Tài nguyên nước ta đa dạng, phong phú:
+Khoáng sản: phong phú, trữ lượng lớn: Dầu mỏ, bôxít, than đá, sắt, kẽm, titan,..
+Đất đai: màu mỡ, phì nhiêu.
+Rừng: rộng lớn, có nhiều động-thực vật quý hiếm.
+Không khí, nước, ánh sáng dồi dào.
=>Thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Nhưng đứng trước thực trạng:
+ Tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt.(khoáng sản, rừng, biển…)
+ Môi trường bị ô nhiễm nặng nề.(đất, nước, không khí, biển…)
- Nguyên nhân:
+ Dân số tăng quá nhanh.
+ Quá trình đô thị hoá, CNH, HĐH diễn ra rầm rộ.
+ Ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được nâng cao.
+ Chưa phát huy mọi nguồn lực tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Hậu quả: Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và sự phát triển kinh tế-XH của đất nước.
2/ Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:
- Mục tiêu:
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
- Phương hướng cơ bản:
+Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương.
+Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiêm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.
+Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
+Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.
3/ Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và nơi mình hoạt động.
- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3.3/ Hoạt động nối tiếp(2 phút)	 
 - GV đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trong điều kiện nước ta còn nghèo, đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận: Nước ta vốn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu cần thiết để chúng ta thực hiện CNH, HĐH đất nước. Thế nhưng hiện nay, tài nguyên nước ta đang suy giảm trầm trọng, môi trường ô nhiễm nặng nề. Vì thế để bảo vệ tài nguyên, môi trường, chúng ta phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
3.4/ Giáo viên nhắc nhở:(1 phút)
 Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Bài 13-Chính sách giáo dục&đào tạo, khoa học&công nghệ, văn hoá(tiết 1)
*Rút kinh nghiệm sau khi dạy: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Đà Nẵng, ngày 13/03/2011
BCĐTT 	duyệt	GVHDGD duyệt	SVTT
Trần Thị Hoa	Nguyễn Vân Anh	Đào Thị Kim Linh

File đính kèm:

  • docBÀI 12 DẠY.doc
Bài giảng liên quan