Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Tiết 1:

 -Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Tiết 2:

-Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.

-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
.
Hoạt động 2: Trao đổi, đàm thoại.
Gv nêu câu hỏi cho cả lớp trao đổi.
Trình bày 5 nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh và lấy ví dụ?
Gv nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Vấn đáp, thuyết trình.
Gv nêu câu hỏi:
Hiện nay ở nước ta có những loại hình doanh nghiệp nào? Kể tên một số loại hình doanh nghiệp?
Vì sao Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp?
Vì sao Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp?
Chính sách bình đẳng giới nước ta quy định: “Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ”. Vậy theo em, có trái với quyền bình đẳng của nam-nữ trong kinh doanh không? Vì sao?
Gv nhận xét, bổ sung và kết luận.
TIẾT 3
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân.
Hs nhớ lại kiến thức cũ đã học ở chương trình GDCD 11, trả lời.
HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi.
HS ghi bài. 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
-Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh như thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ti cổ phần, công ti trách nhiệm hữu hạn...
-Mọi doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
-Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích trong việc phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
-Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; chủ động tìm kiến thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
-Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, như kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tuân thủ về pháp luật về baeo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử...
Hs ghi bài.
Hoạt động 3: Cá nhân và cả lớp.
HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi.
HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi.
HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi.
HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi: không
HS ghi bài. 
TIẾT 3
3.Bình đẳng trong kinh doanh.
a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh.
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kin h doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
b.Nội dung về bình đẳng trong kinh doanh.
-Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh như thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ti cổ phần, công ti trách nhiệm hữu hạn...
-Mọi doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
-Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích trong việc phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
-Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; chủ động tìm kiến thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
-Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, như kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tuân thủ về pháp luật về baeo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử...
c.Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
-Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta.
-Nhà nước quy định địa vị pháp lí của các loại hình doanh nghiệp, quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh . (Luật doanh nghiệp)
-Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp để các doang nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.
-Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
Hoạt động 4:Củng cố
Tiết 1: Dùng các sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị để củng cố kiến thức cho học sinh
Tiết 2: Dùng các sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị để củng cố kiến thức cho học sinh
Tiết 3: Dùng các sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị để củng cố kiến thức cho học sinh
4.Dặn dò, bài tập về nhà:
Tiết 1: 
Làm bài tập 1,2,3 trong SGK
Đọc trước phần 2: Quyền bình đẳng trong lao động.
Đọc tư liệu tham khảo 1, điều 16 HP, điều 5, 111 BL Lao động
Tiết 2: 
Làm bài tập 4, 5, trong SGK
Đọc trước phần 3: Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
Đọc TL tham khảo: 2, điều 16 HP, điều 5 Luật DN, điều 7 Luật BĐG 	
Tiết 3:
Làm bài tập 6,7,8,9 trong SGK
Đọc trước bài 5, phần 1: Bình đẳng giữa các dân tộc.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
KHÁI NIỆM
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn tròn lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
NỘI
DUNG
* Bình đẳng giữa vợ và chồng:
*Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
*Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
*Bình đẳng giữa anh, chị, em.
Quan hệ vợ chồng trong thời kì hôn nhân
Vợ chồng bình đẳng với nhau
Trong quan hệ nhân thân
Trong quan hệ tài sản
Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
-Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyên thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ.
-Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau.
BÌNH ĐẲNG TRONG LAO ĐỘNG
KHÁI NIỆM
Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
NỘI DUNG
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
*Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
*Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Tự do
Tự nguyện
Bình đẳng
Không trái luật và thỏa ước lao động tập thể
Giao kết trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG LAO ĐỘNG
-Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp để mọi người lao động đều có cơ hội có việc làm hay tự tạo việc làm.
-Khuyến khích việc quản lí lao động theo nguyên tắc dân chủ, công bằng trong doanh nghiệp; có chính sách, chủ trương để người lao động được mua cổ phần, góp vốn vào phát triển doanh nghiệp.
-Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người lao động có trrifnh độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
-Có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
-Ban hành các quy định để đảm bảo cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao động; có quy định ưu đãi, xét giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; mở nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ;...
BÌNH ĐẲNG TRONG KINH DOANH
KHÁI NIỆM
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kin h doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG
*Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
*Mọi doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm
*Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong kinh doanh.
*Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh;
*Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRONG KINH DOANH
-Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta.
-Nhà nước quy định địa vị pháp lí của các loại hình doanh nghiệp, quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh . (Luật doanh nghiệp)
-Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp để các doang nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.
-Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

File đính kèm:

  • docbai 4.doc
Bài giảng liên quan