Bài Dự Thi Tìm Hiểu Tỉnh Sóc Trăng 20 Năm Xây Dựng Và Phát Triển

 NỘI DUNG CÂU HỎI

Câu 1: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh: Sóc Trăng và Cần Thơ vào ngày, tháng, năm nào? Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc tái lập tỉnh Sóc Trăng? Tỉnh Sóc Trăng khi được tái lập có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, kể tên?

TRẢ LỜI : Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh: Sóc Trăng và Cần Thơ vào ngày 26-12-1991

- Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992

 - Ý nghĩa của việc tái lập tỉnh Sóc Trăng:

 Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp, có diện tích lớn, địa bàn khá rộng, đặc điểm tự nhiên chia thành 2 vùng rõ rệt (vùng ngọt và vùng mặn hoặc ảnh hưởng mặn, vùng có đông đồng bào dân tộc và vùng có đông đồng bào các tôn giáo ) nếu không chia ra thì việc chỉ đạo khó sâu sát từng vùng, nhất là sâu sát cơ sở.

 SSKhi tái lập, tỉnh Sóc Trăng có quy mô, diện tích vừa phải phù hợp khả năng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ hiện có, chắc chắn việc lãnh đạo, quản lý sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

 Nhìn chung, sự kiện tái lập tỉnh Sóc Trăng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thực hiện công cuộc đổi mới ở địa phương được sâu rộng và đạt nhiều thành tựu.

 - Từ khi tái lập, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Sóc Trăng: Thạnh Trị, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Kế Sách, Vĩnh Châu và thành phố Sóc Trăng

 

doc5 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Dự Thi Tìm Hiểu Tỉnh Sóc Trăng 20 Năm Xây Dựng Và Phát Triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ất lớn của các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các vụ kiện bán chống phá giá; sau đó là sự tăng giá của các loại nguyên, nhiên vật liệu của ngành công nghiệp làm giảm giá trị gia tăng của các sản phẩm công nghiệp chế biến. Nhưng do sản xuất phát triển nên tỷ trọng GDP ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế tăng từ 7,99% năm 1992 lên 16,65% năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2011 là 7.791,6 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng 15,3 lần so với năm 1992, bằng 7.313,8 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm 1992 - 2011 là 15,15% (trong đó, giai đoạn 1992 - 1995 tăng 10,56%; giai đoạn 1996 - 2000 tăng 18,05%; giai đoạn 2001 - 2005 tăng 18,50%; giai đoạn 2006 - 2010 tăng 13,66%). Tính đến cuối năm 2011, sản xuất công nghiệp Sóc Trăng đứng ở vị trí thứ 8 của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
        Sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu như tôm đông lạnh, cá đông lạnh, đường kết tinh, gạch tuy-nen, bia... Năm 2011, sản lượng tôm đông lạnh là 50.359 tấn, tăng 49.760 tấn so với năm 1992; đường kết tinh 40.956 tấn, tăng 31.333 tấn; gạch nung các loại 58.853 ngàn viên, tăng 48.121 ngàn viên. ..
        Về dịch vụ: Sau 20 năm tái lập tỉnh, sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ phát triển rất mạnh. Hoạt động nội, ngoại thương được đẩy mạnh, thị trường được mở rộng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân và góp phần thúc đẩy sản xuất các ngành.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2011 là 25.752,73 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm 1992 - 2011 là 19,57% (nếu xét từng giai đoạn thì tốc độ tăng bình quân hàng năm của giai đoạn 1992 - 2000 là 8,92%, giai đoạn 2001 - 2005 có tốc độ tăng 25,78%, đặc biệt giai đoạn 2006 - 2011 tăng 29,83% hàng năm). Mức bán lẻ hàng hóa bình quân đầu người năm 1992 là 0,77 triệu đồng tăng lên 23,71 triệu đồng năm 2011.
+ Về văn hoá- xã hội:
 Về dân số: Chương trình dân số, KHHGĐ trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, góp phần cải thiện chất lượng dân số và đời sống nhân dân. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm nhanh. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số năm 1992 là 21,38‰, năm 2011 là 9,3‰ (giảm 12,08‰). Tuổi thọ bình quân tăng từ 68 tuổi năm 1999 lên 72,5 tuổi vào năm 2009.
 Về lao động và việc làm: Lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2011 ước 860,2 ngàn người, chiếm tỷ lệ trên 65% dân số, tăng 320,2 ngàn lao động so với năm 1992. Chất lượng lao động từng bước được nâng lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2001 là 9,05%, năm 2005 là 12,51% (trong đó qua đào tạo nghề 10,5%), đến năm 2010 là 30,0% (trong đó qua đào tạo nghề 26,83%), năm 2011 tỷ lệ qua đào tạo nghề là 29,05%.
  Xóa đói giảm nghèo: Năm 2001, toàn tỉnh có 74.156 hộ nghèo, chiếm 30,75%, đến năm 2005 giảm còn 13,42%; nếu theo tiêu chí nghèo 2005 thì năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo là 28,53% và đến năm 2010 giảm còn 8,26% (tương đương 24,31% theo tiêu chí 2010); năm 2001 có 54 xã nghèo, đến năm 2011 còn 39 xã nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 còn 21,25%. Tỉnh đã tổ chức cấp phát 1.678 ngàn lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, với kinh phí thực hiện 205,6 tỷ đồng. Trong 10 năm qua, tỉnh đã thực hiện chính sách ưu đãi giáo dục như miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cho 867.640 lượt học sinh nghèo các cấp; hỗ trợ dụng cụ học tập như tập, viết, sách giáo khoa cho 304.260 lượt học sinh; trợ cấp xã hội và học bổng cho 58.935 lượt học sinh là con em nghèo trong tỉnh với tổng kinh phí thực hiện 100,595 tỷ đồng.
   Phát triển giáo dục - đào tạo cả về qui mô và chất lượng: Mạng lưới trường lớp học phổ thông được sắp xếp ổn định và có qui mô ngày càng hợp lý. Tổng số trường phổ thông toàn tỉnh năm học 2010 - 2011 là 437 trường, tăng 96,85% so với năm học 1992 - 1993, bằng 215 trường (trong đó, tiểu học (TH) tăng 117 trường, trung học cơ sở (THCS) tăng 70 trường và trung học phổ thông (THPT) tăng 12 trường). Phần lớn các trường đã được xây dựng mới theo hướng kiên cố hóa, không còn tình trạng học ca 3. Tính đến cuối tháng 2/2012, có 69/333 trường TH, 23/103 trường THCS và 2/31 THPT đạt chuẩn quốc gia.
   Y tế và chăm sóc sức khỏe: 20 năm qua, ngành y tế đã triển khai nhiều chương trình, dự án bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các tổ chức trong nước, quốc tế nhằm tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; tăng cường đầu tư trang bị thêm phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến trong chuẩn đoán và điều trị. Do vậy cơ sở y tế được tăng cường, chất lượng khám, chữa bệnh tăng lên đáng kể, y tế xã phường có bước tiến mới. Năm 2011, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt tỷ lệ 93,58%; có 78,0% xã có bác sỹ phục vụ; 100% xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi. Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân năm 2011 là 16,83 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ bác sỹ/vạn dân năm 2011 là 3,82 bác sĩ/vạn dân, so với năm 1992 tăng 2,17 bác sĩ/vạn dân.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao: Hoạt động văn hóa thông tin, TDTT có nhiều tiến bộ. Các phương tiện thông tin đại chúng phát triển rộng khắp với nhiều hình thức, nội dung khá phong phú. Toàn tỉnh đã phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 100% xã xây dựng trạm truyền thanh.
        Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phát triển mạnh mẽ. Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 434/775 ấp, 266 khu dân cư, 691/727 đơn vị cơ quan cấp tỉnh, huyện; 479/538 trường học, 142/142 bệnh viện, cơ sở y tế cấp tỉnh, huyện, xã và 266.184 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa.
        Công tác bảo tồn, bảo tàng đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có 31 di tích đã được xếp hạng (8 di tích văn hóa cấp quốc gia và 23 di tích cấp tỉnh).
       Qua 20 năm xây dựng và phát triển, mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng những thành tựu đạt được như đã nêu trên là điều rất đáng trân trọng và tự hào. Thời gian tới, Đảng bộ, quân và dân Sóc Trăng tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực, nắm bắt thời cơ, khắc phục khó khăn, đoàn kết một lòng, quyết tâm đưa tỉnh nhà nhanh chóng trở thành một tỉnh giàu đẹp, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.
Câu 4: Anh (chị) tâm quyết điều gì nhất về chăng đường 20 năm ( 1992-2012) xây dựng và phát triển của tỉnh Sóc Trăng ?
TRẢ LỜI : Tôi tâm quyết nhất về chăng đường 20 năm xây dựng và phát triển của tỉnh Sóc Trăng là vấn đề du lịch của tỉnh nhà với những địa điểm nổi tiếng như:
+ Chùa Dơi ở khóm 9 phường 3, có khuôn viên rộng trên 7ha, được xây dựng vào thế kỷ 16. Mỗi ngày tại đây có khoảng 200 - 300 lượt khách đến hành hương, tham quan. Ngoài tham quan ngôi chánh điện (mới phục dựng sau hỏa hoạn), du khách còn tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, ngoạn cảnh trong không gian thanh tịnh, ngắm nhìn những kiến trúc, hoa văn đặc trưng của đồng bào khmer Nam Bộ, đặc biệt là tận mắt nhìn đàn dơi tự nhiên hàng ngàn con ngụ cư trong khuôn viên chùa.
+ Chùa Khaléang ở phường 6 được xây dựng vào thế kỷ 15 trên diện tích rộng gần 4ha. Chùa có giá trị về mặt kiến trúc, được trang trí bởi những đường nét hoa văn hài hòa, chạm khắc tinh vi, thể hiện sự giao thoa về nghệ thuật độc đáo của 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Cửa vào chính điện được mạ son thiếp vàng, bộ kinh Phật được viết trên lá thốt nốt đã làm nổi bật ngôi chùa cổ được công nhận di tích cấp quốc gia. 
+ Chùa Đất sét tại phường 5 được nhiều người tìm đến bởi những tượng được tạo từ đất sét như tháp Đa Bảo 13 tầng, cao 4,5m, tháp Bảo Tòa cao 2m, Lục Long đăng với sáu con rồng quay đầu ra chung quanh, đuôi chụm vào nhau, phía dưới là bông sen được phủ ngoài bằng nước sơn, kim nhũ. Bên cạnh những vật phẩm được làm bằng đất sét, trong chùa còn trưng bày 8 cây đèn cầy nặng khoảng 1,4 tấn, trong đó có 6 cây với trọng lượng 200kg/cây. 
+ Thành phố Sóc Trăng còn có nhiều di tích thắng cảnh nổi tiếng như Nhà lưu niệm Bác Tôn ở phường 6, nơi tiếp đón đoàn tù chính trị từ Côn Đảo về đất liền ngày 23/9/1945, chùa Trà Tiêm ở phường 10, chùa Ông Bổn ở phường 1, Chùa La Hán ở Phường 8, Chùa Phước Nghiêm ở Phường 5 đặc trưng Phật giáo người Hoa, Nhà truyền thống văn hóa Khmer trên đường Nguyễn Chí Thanh, khu văn hóa hồ nước ngọt ở phường 6, khu du lịch Bình An ở phường 2. Trong hành trình đến với Sóc Trăng du khách còn có thể tham quan du ngọan phong cảnh và thưởng thức ẩm thực sông nước miệt vườn Kế Sách, đến với vườn cò Tân Long – Ngã Năm, thưởng thức hương vị biển Vĩnh Châu, đi thăm đình làng Hòa Tú, quê hưởng của Nam Kỳ Khởi nghĩa hoăc đến với Rừng Tràm Mỹ phước - Khu căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng. Đặc biệt, thành phố Sóc Trăng còn là nơi tổ chức Lễ hội Óoc om boc – Hội đua ghe ngo truyển thống vào dịp rằm tháng 10 âm lịch hàng năm, là 1 trong 15 lễ hội lớn cả nước, thu hút hàng chục ghe ngo các tỉnh đồng bằng Nam Bộ cùng hàng trăm ngàn du khách trong nước và quốc tế về Sóc Trăng trẩy hội. 
+ Đến với TP. Sóc Trăng, du khách còn được thưởng thức những món ngon đặc sản nổi tiếng không đâu bằng như : bún nước lèo, bún gỏi dà, lẩu mắm (đồng quê – hải sản), bánh cống Đại tâm, mắm cá sặt không xương Ngã Năm, mắm cá lóc Lịch Hội Thượng, khô trâu Thạnh Trị, xá bấu Vĩnh Châu , và rau sạch dân dã không đâu có như năn, bồn bồn và có dịp thưởng thức những đặc sản nổi tiếng của cộng đồng người Hoa Sóc Trăng như lạp xưởng, bánh pía, mè láo với những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: Tân Huê Viên, Tân Hưng, Lập Hưng, Công Lập Thành, Quảng Hưng  
Đến với TP Sóc Trăng, du khách còn được thưởng thức những làn điệu đờn ca tài tử dìu dặt, mượt mà, sâu lắng của làng quê Nam Bộ, văng vẳng đạu đây tiếng nhạc ngũ âm thôi thúc đầy sức sống cùng điệu múa lâm vong cuốn hút trong những ngôi chùa Khmer cổ kính, đó đây trên phố còn rộn vang tiếng trống vui, thúc giục của các đội lân sư rồng người Hoa Tất cả đều hòa quyện cùng nhau trong những ngày Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Chol chnăm thmây, Lễ hội Oóc om bok , khắp thành phố đâu đâu cũng đông vui không khí ngày hội rộn rã tiếng trống, tiếng cười vui bên dòng sông Maspero hiền hòa, thơ mộng....
 Người tham gia
 NGUYỄN ĐĂNG KHOA

File đính kèm:

  • docST.doc
Bài giảng liên quan