Bài giảng - Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4

Tìm và viết đúng tên người Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng.

 b) Tìm và viết đúng tên địa lí Việt Nam có một, hai, ba tiếng.

Nam. Hải, Hùng, Minh

 Xuân Diệu, Việt Anh, Thanh Tùng .

 Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu

 Lê Bá Khánh Trình, Lê Thị Thanh

ppt8 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng - Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC BÀI GIẢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎILỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT Tiết 7 Người thực hiện: Hà Huy Tráng 1. a) Tìm và viết đúng tên người Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng. b) Tìm và viết đúng tên địa lí Việt Nam có một, hai, ba tiếng. Đáp án: a) Nam. Hải, Hùng, Minh… 	Xuân Diệu, Việt Anh, Thanh Tùng…. 	Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu… 	Lê Bá Khánh Trình, Lê Thị Thanh Vân…. b) Huế, Nhổn, Bùng,…. 	Hà Nội, Hải Dương, Trường Sơn…. 	Hoàng Liên Sơn, Điện Biên Phủ, 	Vì sao các tiếng: đèo, cầu, bến, hồ, đầm, tháp ở hai cột A và B có cách viết khác nhau? 	 2. Quan sát cách viết trong hai cột sau: Đáp án: 	Các từ: đèo, cầu, bến, hồ, đầm, tháp ở cột A là danh từ chung được tách khỏi tên riêng đứng sau. Ở cột B, danh từ chung đó được kết hợp chặt chẽ với danh từ riêng đứng sau không thể tách rời, tạo thành một khối tên riêng và nó trở thành một bộ phân của tên riêng. Vì vậy nó được viết hoa. 3. Bác Hồ kính yêu đã từng viết về các cháu thiếu nhi như sau: 	Trẻ em như búp trên cành 	Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan. 	Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Qua đó em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi ra sao? 	 Câu thơ cho thấy, trẻ em thật ngây thơ, trong trắng và đáng yêu như búp trên cành đang độ lớn, đầy sức sống và hứa hẹn tương lai tươi sáng, tốt đẹp. Vì vậy, trẻ em chỉ cần biết ăn, biết ngủ điều độ, vệ sinh, đúng giờ, biết học hành chăm chỉ đã được coi là ngoan ngoãn. 	Câu thơ cho chúng ta hiểu biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi là tình cảm đầy yêu thương, quý mến. 	Ngày nay, thiếu nhi được Đảng và Nhà nước, nhân dân, gia đình, nhà trường quan tâm chăm sóc vì vậy trách nhiệm của các em là phải ngoan ngoãn, nghe lời ông bà, cha mẹ, vâng lời thầy cô, học hành chăm ngoan, biết ăn ở sạch sẽ, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. 4. Dựa vào bài thơ dưới đây, em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng. 	Gọi bạn 	Tự xa xưa thuở nào 	Trong rừng xanh sâu thẳm 	Đôi bạn sống bên nhau 	Bê Vàng và Dê Trắng. 	Một năm trời hạn hán 	Suối cạn, cỏ héo khô 	Lấy gì nuôi đôi bạn 	Chờ mưa đến bao giờ? 	Bê Vàng đi tìm cỏ 	Lang thang quên đường về 	Dê Trắng thương bạn quá 	Chạy khắp nẻo tìm Bê 	Đến bây giờ Dê Trắng 	Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!” 	Định Hải Yêu cầu: 	Kể lại chuyện phải bám sát cốt truyện. Để có thể kể được các em có thể thêm vào một số chi tiết phụ và diễn đạt sao cho cụ thể, sinh động. Mở bài: 	Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện. 	Từ xa xưa, có đôi bạn là Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau trong một khu rừng thẳm. Thân bài: 	Kể lại diễn biến câu chuyện từ lúc mở đầu đến khi kết thúc. 	Một năm trời hạn hán, suối cạn nước, cây cỏ héo khô, đôi bạn không có gì để sống qua ngày. 	Không có hi vọng trời mưa, Bê Vàng quyết định đi tìm cỏ nơi xa. Bê Vàng lang thang hết chỗ này đến chỗ khác, bị lạc, quên mất lối về. 	Dê Trắng đợi bạn mãi, đi tìm bạn, vừa đi vừa gọi “Bê! Bê!”… đến tận bây giờ thành tiếng kêu của loài Dê. Kết bài: 	Nêu suy nghĩ của em về tình bạn của Bê Vàng và Dê Trắng. 	Câu chuyện giải thích về tiếng kêu của loài Dê. 	Mở rộng, nêu ý nghĩa tình bạn hoặc là bạn bè cần phải biết thương yêu nhau. Tham khảo: 	Ngày xưa, trong một khu rừng sâu không ai biết đến, có một đôi bạn thân là Bê Vàng và Dê Trắng. Đôi bạn sống với nhau thật đầm ấm, vui vẻ. 	Thế rồi, một năm trời làm hạn hán. Mặt trời nóng như đổ lửa, mọi sông suối đều cạn khô, cỏ cây khô héo, tre nứa nổ lốp bốp khắp rừng. Chim ngừng hót. Suối ngừng chảy trơ những hòn đá cuội khắp lòng suối. Cái nóng hầm hập làm cây cối, chim muông trong rừng chết khát. Đôi bạn cũng trong cảnh ngộ đó, đói, khát vô cùng, cứ đi ra đi vào ngóng trời mưa xuống. Họ sống trong sự chờ đợi và cái chết đến bất kì lúc nào. Dê Trắng yếu ớt không chịu nổi nữa. Bộ lông của chú xù ra, xơ xác. Đôi mắt sáng ngày nào bây giờ đờ đẫn nhìn ra, thật tội nghiệp. 	 Bê Vàng quyết định đi tìm nơi nào có nước để cùng bạn đến đó sinh sống. Bê Vàng đi vào rừng sâu hơn, qua những ngọn núi cao, qua những vực thẳm đá dựng nhọn hoắt… Bê Vàng cứ mải mê đi mà chưa tìm được nơi nào có nước. Cứ như vậy quên mất cả lối về. 	Dê Trắng ở nhà chờ mãi, chờ mãi mà không thấy bạn về. Nó quyết định đi tìm bạn. Nó đi theo lối Bê đã đi, vừa đi vừa gọi: “Bê! Bê!”. Mặc cho cây rừng cản lối, mặc cho gai cào rách thịt, lòng thương bạn khiến Dê Trắng quên cả đau đớn. Tiếng gọi thảm thiết của Dê chỉ có tiếng vách núi vọng lại “Bê! Bê!”. Cho đến bây giờ tiếng kêu của loài Dê như chúng ta đã biết. 	Bạn bè là nghĩa tương thân, đúng vậy. Đã là bạn bè phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như câu chuyện của hai chú Bê Vàng và Dê Trắng phải không các bạn? 

File đính kèm:

  • pptBai giang boi duong hoc sinh gioi lop 4 tiet 7.ppt
Bài giảng liên quan