Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Bài 1: Những vấn đề về văn hóa học và văn hóa Việt Nam - Nguyễn Trọng Hoàng

Định nghĩa văn hóa

Nguồn gốc của khái niệm “văn hóa”

Từ “văn hóa” (Culture) có nghĩa là sự vun trồng, chăm bón cải thiện. Nguồn gốc của từ “văn hóa” có liên quan đến lao động, hoạt động của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên. Về sau, từ “văn hóa” được chuyển nghĩa để nói đến tính giáo dục, nói đến trình độ văn hóaTheo Hồ Bá Thâm trong Bản sắc văn hoá dân tộc (NXB văn hoá thông tin), có thể tiếp cận văn hoá trên các khía cạnh sau:

 Tiếp cận hoạt động: văn hoá là toàn bộ những hoạt động (sản xuất, giao tiếp, đấu tranh.) của con người (cá nhân, cộng đồng) trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và bản thân mình.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Bài 1: Những vấn đề về văn hóa học và văn hóa Việt Nam - Nguyễn Trọng Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ồ chí Minh nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ , chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo , văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa” Tóm tắt một cách đơn giản dễ nhớ : “Văn hóa là khái niệm để chỉ toàn bộ những giá trị do hoạt động sáng tạo của con người cả vật chất và tinh thần .” Nguyễn từ Chi có một định nghĩa ngắn gọn nhất: “Tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa”. Bản năng là “vốn có” , do đó cũng là thiên nhiên, cái “vốn có” này mọi sinh vật đều có. Nhờ có văn hóa mà con người vượt lên được sự thống trị của bản năng, văn hóa chế ngự bản năng( Vượt như thế nào – VH cao, VH lùn)2. Các thành tố của văn hóa2.1. Văn hóa vật thểKhái niệm	Văn hóa vật thể là danh từ chỉ khía cạnh vật chất kỹ thuật của những sản phẩm do con người sáng tạo ra, nó mang dấu ấn của một cộng đồng dân tộc, nó thể hiện cốt cách, tâm hồn, bản sắc của một cộng đồng dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử nhất địnhCác loại di sản văn hóa cụ thể	Di vật: là những hiện vật được lưu truyền lại có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học	Cổ vật: là những hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học và phải có từ một trăm năm trở lên	Trong kho tàn di sản văn hóa vật chất có rất nhiều loại di vật, cổ vật.2. Các thành tố của văn hóa2.1. Văn hóa vật thểVí dụ: Các công cụ bằng đá ( rìu đá, mũi tên bằng đá), các cổ vật bằng đồng tiêu biểu như trồng đồng Đông SơnKiến trúc cổVới truyền thống lâu đời hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có rất nhiều kiến trúc, di trúc cổ tiêu biểu có giá trị mang đậm bản sắc văn hóa dân tộcNhững loại hình kiến trúc truyền thống Việt Nam+ Đình: là công trình kiến trúc thường được xây dựng để thờ Thành hoàng làng – vị thần bảo hộ của mỗi làng Việt cổ, đồng thời còn là một trung tâm sinh hoạt chính trị - xã hội của làng quê Việt NamChùa – Tháp: là công trình xây dựng để phục vụ Phật giáo2. Các thành tố của văn hóa2.1. Văn hóa vật thểĐền: xây dựng để làm nơi thờ cúng đạo giáo hoặc người có công.Cung điện: xây dựng dành cho triều đình, tầng lớp quí tộc và quan lại. Lăng mộ: gồm lăng tẩm và mộ táng, là ngôi nhà dành cho những người đã khuất. Phong cách kiến trúc tùy thuộc vào từng thời đại phong kiến hoặc đời vua. Theo quan niệm của tín ngưỡng dân gian, lăng mộ là ngôi nhà của người chết; vì vậy, xây dựng lăng mộ được coi trọng như xây dựng một ngôi nhà+ Thành cổ: được xây dựng làm căn cứ quân sự và là nơi bảo vệ một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia hay một vùng2. Các thành tố của văn hóa2.2. Văn hóa phi vật thểKhái niệm	Văn hóa phi vật thể là những sáng tạo của con người nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt xã hội của con người như tôn giáo, triết học, nghệ thuật, âm nhạc,luật pháp, đạo đức , phong cách, lối sống, phong tục tập quán vv3. Di sản văn hóa* Khái niệm di sản văn hóa:	Di sản văn hóa là tài sản quý giá và là toàn bộ kết quả sáng tạo văn hóa của các thế hệ trước để lại, có 2 loại di sản văn hóa đó là DSVH vật thể và DSVH phi vật thể *. Di sản văn hóa vật thể	Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử:	- Di tích	- Di vật	- Cổ vật	- Bảo vật quốc gia. 3. Di sản văn hóa Di sản văn hóa phi vật thể:	Điều 4 của luật di sản văn hóa ghi rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức y học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”4. Bản sắc văn hóa dân tộc Khái niệm:	Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái riêng có tính nguồn gốc gắn với những đặc tính của chủ thể để trở thành nguồn cội, nền tảng của một nền văn hóa	Nền văn hóa ấy chính là nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và chỉ khi ấy nó mới không trở thành văn hóa ngoại lai, không là cái bóng của nền văn hóa khác, nó đóng vai trò định hường, điều tiết trong mở cửa và giao lưu văn hóa. Đậm đà bản sắc dân tộc vừa là một đặc trưng, vừa là một tính chất của văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc quyết định sự vận động, tồn tại của văn hóa dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế mạnh mẽ4. Bản sắc văn hóa dân tộcGiữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc	Để làm tốt nhu cầu và nhiệm vụ này cần phải thầm nhuần Gìn giữ, phát huy và làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng trở thành nhu cầu, nhiệm quan điểm: Chỉ có phát triển mạnh mẽ văn hóa các dân tộc với những bản sắc riêng của chúng, văn hóa nhân loại mới trở nên phong phú, đa dạng	Nếu văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới đều bị mất đi bản sắc riêng hoặc bị đồng hóa bởi một nền văn hóathì chắc chắn kho tàng văn hóa nhân loại sẽ nghèo nàn, đơn điệu. Cho nên, cái chung của văn hóa nhân loại chỉ phong phú khi cái riêng của văn hóa từng dân tộc được coi trọng 4. Bản sắc văn hóa dân tộcĐảng ta ghi rõ: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong sự giao lưu quốc tế là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Cụ thể là	+ Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của tất cả các dân tộc trong nước; sự đa dạng phong phú của các tộc người thuộc các vùng, miền, địa phương khẳng định những tinh hoa di sản văn hóa dân tộc	+ Việc phát triển văn hóa phải đi liền với sự giao lưu văn hóa quốc tế, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để lảm giàu đẹp thêm văn hóa dân tộc5. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa:5.1. Đặc trưng thứ nhất là tính hệ thống, nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giửa các hiện tượng , sự kiện , những qui luật hình thành và phát triển của môt nền văn hóa, chính tính hệ thống mà ta gọi đó là NỀN văn hóa. Từ tính hệ thống nó thực hiện chức năng tổ chức xã hội vì văn hóa là một thực thể bao trùm mọi hoạt đông của xã hội, là nền tảng của xã hội 5.2. Đặc trưng thứ hai là tính giá trị , tính gía trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị, Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội và con người luôn cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, định hướng các chuẩn mực , làm đông lực cho sự phát triển.5. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa:5.3. Đặc trưng thứ ba là tính nhân sinh, vì Văn Hóa là do con người sáng tạo ra với tư cách là chủ thể của văn hóa , con người hưởng thụ vh và văn hóa tác động trở lại con người với tư cách con người đối tượng của văn hóa. Do mang tính nhân sinh nên văn hóa có chức năng giao tiếp, nó có tác dụng liên kết con người lại với nhau. Ngta nói nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. 5.4. Đặc trưng thứ tư là tính lịch sử, văn hóa là sản phẩm của một quá trình, được tích lũy qua nhiều thế hệ, tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày một chiều sâu, xây dựng nên một truyền thống văn hóa ổn định được tích lũy và tái tạo trong một cộng đồng người không ngừng phát triển qua không gian và thời gian, đúc kết thành khuôn mẫu xã hội như : ngôn ngữ, phong tục , tập quán, nghi lễ, luật pháp , dư luận.. để giữ vững truyền thống thì văn hóa có chức năng giáo dục , nhờ đó mà văn hóa đảm bảo được tính kế tục của lịch sử. Văn hóa được xem như, được ví như một thứ “gen” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho thế hệ mai sauII-Văn hóa với văn minh, văn hiến , văn vật:Văn minh một từ Hán- Việt( văn: vẻ đẹp, minh : sáng) chỉ vẻ sáng đẹp của đạo đức biểu hiện ở chính trị , pháp luật,văn học nghệ thuật. Tiếng Anh và Pháp đều dùng từ civilization : văn minh. Có gốc latinh là civitas: đô thị, thị dân.Theo F Anghel thì khái niệm văn minh thường bao gồm 4 yếu tố cơ bản: -Đô thị - Nhà nước - Chữ viết – Các biện pháp kỹ thuật cải thiện, sắp xếp hợp lý tiện lợi cho cuộc sống con người.Trong cuộc sống hằng ngày người ta thường sử dụng khái niệm văn minh gần đồng nghĩa với văn hóa vd: văn minh công sở, văn minh chính trị, nếp sống văn minh II-Văn hóa với văn minh, văn hiến , văn vật: Thực ra văn minh là khái niệm chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại. Văn minh khác văn hóa ở 3 điểm:	 +Văn hóa có bề dày của quá khứ - văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại	 + Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần – văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật (vm công nghiệp, vm tin học)	 + Văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt – văn minh mang tính siêu dân tộc-quốc tếII-Văn hóa với văn minh, văn hiến , văn vật:Văn hiến là một khái niệm chỉ có ở phương đông, các từ điển định nghĩa văn hiến là “truyền thống văn hóa lâu đời” truyền thống lâu đời này còn lưu giữ được chính là các giá trị tinh thần. người ta thường nói nước ta có 4000 năm văn hiến chính là nói đến giá trị của văn hóa VN với truyền thống 4000 năm.Văn vật là truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và di tích lịch sử, văn vật thiên về các giá trị vật chất( nhân tài, di tích, hiện vật) người ta thường nói Thăng long ngàn năm văn vật là vậy.III- Cấu trúc của hệ thống văn hóa: Xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố( tiểu hệ):a. Văn hóa nhận thức, gồm 2 vi hệ:	Nhận thức về vũ trụ	Nhận thức về con ngườib.	Văn hóa tổ chức cộng đồng, gồm	Văn hóa tổ chức đời sống tập thể	Văn hóa tổ chức đời sống cá nhânc.	Văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên:	Văn hóa tận dụng môi trường thiên nhiên	Văn hóa ứng phó với môi trường thiên nhiênIII- Cấu trúc của hệ thống văn hóa: d.	Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội:	Văn hóa tận dụng môi trường xã hội	Văn hóa úng phó với môi trường xã hội	Hệ thống văn hóa là cấu trúc chung của các nền văn hóa ,được qui định bỡi loại hình văn hóa, loại hình văn hóa sẽ cho ta nhận ra cái riêng , cái khác biệt trong tính hệ thống của chúng./.

File đính kèm:

  • pptco_so_van_hoa_viet_nam.ppt
Bài giảng liên quan