Bài giảng Công nghệ 10 năm 2012

I. Mục tiêu bài học

 Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

- Trình bày được nội dung, mục đích của các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích so sánh

II. Phương pháp, phương tiện

* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, diễn giảng

* Phương tiện: Tranh ảnh về các thí nghiệm khảo nghiệm GCT, băng hình về hội nghị đầu bờ (gồm hoạt động báo cáo và khảo sát thực tế)

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Dạy học bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC

 

doc90 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ 10 năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 doanh nghiệp(2.5đ)
- Xác định khả năng tổ chức(2.5đ)
- Xác định cơ hội kinh doanh (2.5đ)
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Quản lí doanh nghiệp có nội dung như thế nào? Để hiểu được các nội dung công việc của quản lí doanh nghiệp cần nghiên cứu bài hôm nay.
Mục tiêu 1: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
-GV hướng dẫn HS đọc mục I (SGK) và tóm tắt nôi dung của tổ chức hoạt động kinh doanh.bằng một sơ đồ.
- HS tự lực lập sơ đồ phản ánh nội dung tổ chức hoạt động kinh doanh.
- HS trình bày,học sinh khác bổ sung .
- GV: bổ sung và tổng kết.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu việc tổ chức thực hiện kế họach kinh doanh
GV:Để thực hiện kế họach doanh nghiệp phải tổ chức như thế nào?
HS:tham khảo sách và trả lời theo ý kiến cá nhân
GV:Bổ sung, kết luận nội dung 
Mục tiêu 3: Tìm hiểu nguồn vốn của doanh nghiệp
GV:Vốn của doanh nghiệp có nguồn gốc từ đâu?
HS:Trả lời theo ý kiến cá nhân
GV:Nhận xét, kết luận
I. Tổ chức hoạt động kinh doanh: 
1.Xác lập cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
a/Đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
-Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có hai đặc trưng cơ bản là:Tính tập trung và tính tiêu chuẩn hóa
b/Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
- Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
 +Giám đốc. 
 +Các nhân viên bán hàng khác nhau.
 +Nhân viên kế toán.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch:
a/ Phân chia nguồn lực.
- Nguồn lực của doanh nghiệp gồm: Tài chính, nhận lực, máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị,
b/Theo dõi thực hiện kế hoạch.
- Phân công người theo dõi từng công việc
- Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện kế họach
3. Tìm kiếm nguồn vốn:
- Vốn của chủ doanh nghiệp.
- Vốn của các thành viên.
- Vốn vay.
- Vốn của người cung ứng.
4. Củng cố:
- Trính bày đặc điểm của mô hình cấu trúc doanh nghiệp nhỏ.
-Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm những công việc gì?
- Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ những nguồn nào?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Về xem lại nội dung bài học.
- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Xem trước phần II và III của bài “ Quản lí doanh nghiệp”
V. Rút kinh nghiệm:
SGK	
GV	
HS	
Thiết bị	
Ngày soạn: 15/04/2013
QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Nêu ra được nội dung công việc quản lí doanh nghiệp.
- Chỉ ra được nội dung của tổ chức hoạt động kinh doanh, nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giải thích được mối quan hệ các nội dung quản lí doanh nghiệp.
2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng phân tích và hệ thống hoá.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng quản lí doanh nghiệp vào hoạt động kinh tế gia đình
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Tham khảo sách giáo viên, sách giáo khoa
2.Học sinh
- Tham khảo phần II và III của bài
III. Phương pháp: Sử dụng sgk – Tìm tòi.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số của HS
2. Kiểm tra bài cũ:
a.Trình bày sự xác lập cơ cấu tổ chức và tổ chức thực hiện kế hoạch?(10đ)
* Đáp án:
- Xác lập cơ cấu tổ chức:
+Giám đốc.(2đ) 
+Các nhân viên bán hàng khác nhau.(2đ)
+ Nhân viên kế toán.(2đ)
- Tổ chức thực hiện kế hoạch:
+ Phân chia nguồn lực.(2đ)
+ Theo dõi thực hiện kế hoạch.(2đ)
b. Thế nào là sự tìm kiếm và huy động vốn kinh doanh?(10đ)
* Đáp án:
- Vốn của doanh nghiệp(2.5đ)
- Vốn của các thành viên(2.5đ)
- Vốn vay(2.5đ)
- Vốn của người cung ứng(2.5đ)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Mục tiêu 1: Tìm hiểu cách đánh giá kết quả kinh doanh
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu mục II sgk và lập sơ đồ tóm tắt nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- HS thảo luận theo bàn và lập sơ đồ.
- GV theo dõi, và bổ sung.
- Để giải thích các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Mục tiêu 2:Tìm hiểu về một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu mục III. Sgk và tón tắt nội dung bằng sơ đồ. 
- HS thảo luận theo bàn và vẽ sơ đồ tóm tắt.
- GV hướng dẫn HS nào làm không được.
- GV nêu nhận xét chung và tổng kết.
II. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
1.Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp:
a/Hạch toán là gì?
- Hạch tóan là việc tính toán chi phí và doanh thu 
 +Doanh thu: Là tiền bán hàng hoá hoặc thu từ hoạt động dịch vụ.
 +Chi phí gồm : Nguyên liệu ,lương , quản lí,
 +Lợi nhuận: Tổng doanh thu – Tổng chi phí.
- Khi lợi nhuận là một số dương thì doanh nghiệp có lãi
- Khi lợi nhuận là một số âm thì doanh nghiệp bị lỗ
b/Ý nghĩa của hạch toán 
- Hạch toán giúp doanh nghiệp doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh họat động kinh doanh phù hợp
c/Nội dung hạch toán
- Nội dung hạch toán là xác định: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh
d/Phương pháp hoạch toán
- Xem trang 178 – 179 SGK
2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu sau
 +Doanh thu và thị phần.
 +Lợi nhuận.
 +Mức giảm phí.
 +Tỉ lệ sinh lời.
 + Chỉ tiêu khác.
III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
- Xác định cơ hội kinh doanh.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
- Đổi mới công nghệ
- Tiết kiệm chi phí
4. Củng cố:
- Hạch toán kinh tế là gì và ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp?
- Trình bày nội dung phương pháp xác định các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp?
- Trình bày các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Về xem lại nội dung bài học hôm nay.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk/181.
- Xem trước bài thực hành- Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
V. Rút kinh nghiệm:
SGK	
GV	
HS	
Thiết bị	
Ngày soạn: 25/04/2013
Tiết 51: ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu bài học
	Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Khái quát được nội dung chính trong chương II; III và chương IV
- Vận dụng được những kiến thức được học vào bảo quản, chế biến sản phẩm Nông, Lâm, Ngư nghiệp và xây dựng được kế hoạch bán những sản phẩm đó ra thị trường
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát tổng hợp
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Lập bảng hệ thống hóa kiến thức chương II; III và chương IV
* Học sinh: Đọc lại toàn bộ nội dung chươngII; III và chương IV
III. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm
* Phương tiện: Giấy khổ lớn, bút dạ
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Dạy học bài mới – 40’
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức chương II – 20’
GV chia lớp thành ba nhóm, phát giấy, bút dạ cho từng nhóm và yêu cầu:
- Nhóm 1: Khái quát nội dung phần bảo quản, chế biến nông sản
- Nhóm 2: Khái quát nội dung phần bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản
- Nhóm 3: Trả lời câu hỏi
Tại sao phải bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản? Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản như thế nào?
Yêu cầu học sinh thảo luận và hoàn thành trong thời gian 3 phút. Sau 3’ yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức chương III – 20’
GV cho học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là kinh doanh? Tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích gì?
- Các lĩnh vực kinh doanh?
- Nguyên tắc kinh doanh là gì?
- Nhu cầu của thị trường phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phân tích?
- Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp? Để lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh phù hợp cần phải làm gì?
4. Củng cố: 
5. Dặn dò:
- HS ôn tập để tiết sau làm bài kiểm tra học kì.
Ngày soạn: 25/04/2013
Tiết 52: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu 
- Củng cố, hệ thống lại kiến thức một số bài học
- Rèn luyện tính độc lập, tư duy, sáng tạo, nghiêm túc, kỷ luật trong học tập
- Qua kết quả điểm số đạt được, học sinh tự khẳng định được mình và có xu hướng phấn đấu tốt hơn trong học tập
II. Chuẩn bị:	Câu hỏi và đáp án
III. Phương pháp: Tự luận
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh, GV nhắc lại một số qui định thi ở phòng thi
2. Kiểm tra lại bài cũ: Không có
3. Đề thi: Đề thi tự luận.
Đề
Câu 1(4đ): Điều kiện khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng 
Câu 2(2đ): Em hãy nêu nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật 
Câu 3(2đ): Em hãy nêu đặc điểm của phân vi sinh vật cố định đạm. Nêu cách sản xuất phân Nitragin và phân Azogin 
Câu 4(2đ): Em hãy trình bày nguyên nhân hình thành đất phèn 
Đáp án 
Câu 1: Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển của sâu, bệnh như sau
- Nhiệt độ: Mỗi loại côn trùng, vi sinh vật chỉ phát triển trong giới hạn nhất định, nhiệt độ phù hợp, hoạt động sinh sản mạnh. Ngoài giới hạn này thì sâu, bệnh ngừng hoạt động, thậm chí bị chết (2đ)
VD: Nấm phát triển ở nhiệt độ từ 250C đến 300C. Nhiệt độ từ 450C đến 500C, nấm bị chết (0,5đ)
- Độ ẩm và lượng mưa: Độ ẩm không khí và lượng mưa có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của côn trùng. Lượng mưa và độ ẩm phù hợp thì côn trùng phát triển mạnh, ngược lại côn trùng có thể bi chết.
- Độ ẩm có ảnh hưởng gián tiếp đến phát sinh, phát triển của sâu, bệnh thông qua ảnh hưởng từ nguồn thức ăn. (2đ)
Câu 2: Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật có thể mô tả theo sơ đồ như sau:
Nhân chủng VSV đặc hiệu à phối trộn chủng VSV đặc hiệu với chất nềnà phân VSV (1đ)
Câu 3: Đặc điểm của phân vi sinh vật cố định đạm
- Là loại phân có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ sống cộng sinh với cây họ Đậu hoặc hội sinh với cây lúa (1,25đ)
- Cách sản xuất phân Nitragin và phân Azogin:
+ VSV cố định đạm cộng sinh với cây họ Đậu dùng để sản xuất phân Nitragin (0,75đ)
+ VSV cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân Azogin (0,75đ)
Câu 4: Nguyên nhân hình thành đất phèn
- Do nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh(ở vùng đồng bằng ven biển) phân huỷ giải phóng ra lưu huỳnh kết hợp với sắt trong phù sa tạo thành Pyrít (FeS2), Pyrít bị oxi hoá thành axít sunphuric làm cho đất chua (1đ)
- Tầng đất chứa FeS2 gọi là tầng sinh phèn (0,25đ)
4. Củng cố
	- Thu bài làm của học sinh
	- Nhận xét tiết kiểm tra.
5.Dặn dò
	- Về xem lại bài làm
V. Rút kinh nghiệm
SGK	
GV	
HS	
Thiết bị:	

File đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 10 tron bo.doc
Bài giảng liên quan