Bài giảng Đối tượng kết nạp Đảng - Bài 2: Cương Lĩnh Xây Dựng Đất Nướctrong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội

A. VỀ CƯƠNG LĨNH VÀ CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG

I. VỀ CƯƠNG LĨNH

1. Khái niệm cương lĩnh

Cương lĩnh chính trị là văn kiện cơ bản, chỉ rõ mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định của một chính đảng hoặc một tổ chức chính trị.

2. Tính chất của cương lĩnh

- Cương lĩnh là bản tuyên ngôn.

- Cương lĩnh là lời hiệu triệu:

- Cương lĩnh là văn bản “ pháp lý” cao nhất của Đảng.

Cương lĩnh do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông qua và ban hành.

- Cương lĩnh là văn bản có tính chất chiến lược lâu dài.

- Cương lĩnh là cơ sở của công tác xây dựng và phát triển Đảng.

 

ppt63 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 7580 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đối tượng kết nạp Đảng - Bài 2: Cương Lĩnh Xây Dựng Đất Nướctrong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.3. Định hướng phát triển quốc phòng, an ninh.a) Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh. - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. 	- Giữ vững hoà bình, ổn định chính trị, bảm đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. - Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. b) Trách nhiệm đối với quốc phòng, an ninh.Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, ATXH là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó QĐND và CAND là lực lượng nòng cốt.c) Kết hợp quốc phòng với an ninh, kinh tế.- Xây dựng thế trận QPTD, kết hợp chặt chẽ với thế trận ANND vững chắc.- Phát triển KT-XH đi đôi với tăng cường sức mạnh QP-AN.d) Đường lối xây dựng nền quốc phòng, an ninh.- Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận, khoa học an ninh nhân dân. - Xây dựng QĐND và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu.- Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, đảm bảo cho các LLVT được trang bị kỹ thuật từng bước hiện đại.- Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.e) Lãnh đạo quốc phòng, an ninh.Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh.4. Định hướng công tác đối ngoại.- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.- Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.- Mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia giữ vững độc lập tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. - Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới; phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng ĐNA thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh.IV. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG.1. Về dân chủ xã hội chủ nghĩa.- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.- Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền DC XHCN, bảo đảm DC được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực.- Dân chủ phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người...Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.- Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.2. Nhà nước.- Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.+ Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh gữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do ĐCS Việt Nam lãnh đạo.+ Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.+ Nhà nước ban hành luật; tổ chức, quản lý XH bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN.+ Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền làm chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương XH, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.a) Vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đàng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; - Thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; - Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; - Giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.b) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.- Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận.- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.c) Các đoàn thể nhân dân.- Tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, vân động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.- Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi mặt hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể.- Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để MT và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.4. Đảng Cộng sản Việt Nam.- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.- Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.- Đảng CSVN là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.+ Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn;+ Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên;+ Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị;+ Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.- Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.- Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. CÂU HỎI THẢO LUẬN.1. Phân tích và nêu rõ những đặc điểm (thuận lợi, khó khăn) của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.2. Phân tích những đặc trưng cơ bản của mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng.3. Nêu rõ những phương hướng cơ bản đi lên chủ nghĩa xã hội và những mối quan hệ cần nắm vững, xử lý tốt để đạt được các mục tiêu đề ra.4. Trình bày hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng.

File đính kèm:

  • pptBai giang danh cho lop doi tuong ket nap Dang 2012(1).ppt
Bài giảng liên quan