Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng

1. Xác định mục tiêu bài học

2. Xác định trọng tâm kiến thức

3. Lựa chọn phương pháp giảng dạy và lý giải tại sao lại chọn phương pháp đó

4. Phương án giảng dạy các đơn vị kiến thức

 

ppt47 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng hạn, Địa lý nghiên cứu về khí hậu, cấu trúc địa chất, khoáng sản, diện tích, dân số, tài nguyên, môi trường, KT của vùng, miền, khu vực, quốc gia nào đó; Sinh học nghiên cứu về sự sống và phát triển của các loài sinh vật, thực vật, động vật và con người; Lịch sử nghiên cứu về sự kiện, nhận vật, quá trình lịch sử đã diễn ra của cá nhân, địa phương, bộ phận XH, dân tộc, quốc gia hoặc của cả nhân loại... Khác với các KH cụ thể đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt của TGKQ, Triết học là một KH nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới- Vai trò của Triết học* Phương án giảng dạy các đơn vị kiến thức Phương pháp giảng dạy: Phương án 1: Đàm thoại Phương án 2: Thuyết trình Phương án 1: Đàm thoạiGV nêu câu hỏi: Từ sự so sánh về đối tượng nghiên cứu của Triết học và các khoa học khác, hãy cho biết vai trò của Triết học đối với các khoa học khác và đối với hoạt động thực tiễn, nhận thức của con người?GV nêu thêm câu hỏi nâng cao: Hãy nêu ví dụ minh họa cho vai trò TGQ, PPL của Triết học đối với môn khoa học khác hoặc hoạt động của con người? (Lý giải)HS: Từ suy luận lôgic và kiến thức trong SGK có thể trả lời được câu hỏi này. GV kết luận: Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.GV kết luận: Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.Phương án 2: Thuyết trình Triết học có đối tượng nghiên cứu là những quy luật chung nhất của TGKQ, các khoa học cụ thể khác chỉ nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt, cụ thể của TGKQ do đó chúng phải dựa vào cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của Triết học. * Phương án giảng dạy các đơn vị kiến thứcb. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm	Phương pháp giảng dạy:- Phương án 1: Thuyết trình kết hợp đàm thoại- Phương án 2: Thảo luận nhóm.Phương án 1: Thuyết trình kết hợp đàm thoại GV: Mỗi chúng ta đã từng có lúc đặt câu hỏi: Thế giới của chúng ta, vạn vật xung quanh chúng ta, con người và xã hội loài người do đâu mà có? Con người có thể nhận biết được thế giới xung quanh không? Còn những bí ẩn nào của thế giới mà chúng ta chưa biết? Đó chính là những câu hỏi mang ý nghĩa Triết học, câu hỏi của Triết học. Trả lời những câu hỏi đó tức là giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học. Vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt: Mặt thứ nhất, trả lời câu hỏi – Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi – Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?	Những người cho rằng vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức là những người thuộc trường phái duy vật có thế giới quan duy vật. Còn những người cho rằng ý thức có trước vật chất, quyết định vật chất là những người thuộc trường phái duy tâm, có thế giới quan duy tâm. 	Câu hỏi: Từ sự phân tích trên em hãy cho biết căn cứ vào đâu để xác định TGQ duy vật và TGQ duy tâm? Sau khi HS trả lời GV kết luận: Dựa vào việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào) để xác định TGQ duy vật hoặc TGQ duy tâm.GV kết luận: 	- TGQDV cho rằng vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, ý thức tác động trở lại vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.	- TGQ duy tâm cho rằng ý thức là cái có trước, là cái quyết định vật chất và sản sinh ra mọi vậtCâu hỏi: Thế nào là TGQ duy vật? TGQ duy tâm?HS: dựa vào SGK trả lời Giáo viên nhận xét và kết luận: 	TGQ duy vật là khoa học, là đúng đắn và có vai trò tích cực trong việc phát triển KH và đời sống xã hội. 	TGQ duy tâm phản ánh không đúng đắn thế giới khách quan, là chỗ dựa cho các lực lượng XH lỗi thời kìm hãm sự phát triển xã hội.Câu hỏi: TGQ duy vật và TGQ duy tâm có tác động như thế nào đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người? Lấy dẫn chứng chứng minh?Học sinh trả lời: Phương án 2: Thảo luận nhóm:Câu hỏi thảo luận: 	Dựa vào cơ sở nào mà người ta chia TGQ thành duy vật và duy tâm? Thế nào là TGQ duy vật, THQ duy tâm? Nêu ví dụ minh họa cho TGQ duy vật, TGQ duy tâm? Từ đó rút ra nhận xét TGQ nào là khoa học, đúng đắn và có vai trò tích cực?	Sau khi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến, giáo viên nhận xét, kết luận và cho học sinh ghi: Cơ sở xác định TGQ duy vật, TGQ duy tâm; Bản chất của TGQDV, TGQDT và ý nghĩa của nó.Bài tập : Lựa chọn nội dung thích hợp đặt vào ô tương ứngTGQ duy vậtTGQ duy tâmVật chất có trước,ý thức có sauSống chết có mệnh, giàu sang do trờiThời tiết có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu ĐôngPhú quý sinh lễ nghĩa Tồn tại là cái được cảm giác6. Có số làm quan7. Thượng đế tạo ra vạn vật Một năm khởi đầu từ mùa Xuân 9. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn* Phương án giảng dạy các đơn vị kiến thứcc, PPL biện chứng và PPL siêu hình. * Phương pháp luận Triết học Phương pháp giảng dạy: Đàm thoạiGV: Nêu câu hỏi đàm thoại: Có phương pháp luận chung cho mọi khoa học không? Giải thích vì sao?GV nhận xét: Mỗi khoa học cụ thể có phương pháp luận riêng thích hợp với nó; Có phương pháp luận chung cho nhiều khoa học như phương pháp luận KHXH , phương pháp luận KHTN. Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực và là cơ sở phương pháp luận cho mọi khoa học khác đó là phương pháp luận Triết họcHS: phát biểu ý kiếnGV kết luận: Phương pháp luận Triết học là PPL chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, XH và tư duy* Phương án giảng dạy các đơn vị kiến thức * Hai PPL đối lập nhau: PPL biện chứng và PPL siêu hình Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình kết hợp đàm thoại có VD minh họa GV kết luận: PPL biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng trong sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác, chúng vận động và phát triển không ngừng.Ví dụ: Cây cối tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với ánh sáng, không khí, đất, nước và các chất dinh dưỡng; Cây xanh hút ôxy và nhả khí cacbonic trong quá trình quang hợp; Con người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội; Càng học càng thấy dốt...Câu hỏi: - Từ những ví dụ trên em có suy nghĩ gì khi xem xét các sự vật, hiện tượng. 	 - Câu nói “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” đúng hay sai? Tại sao? PPL biện chứngGV kết luận: PPL siêu hình xem xét SV,HT một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của SV này vào SV khác.Ví dụ: - Một lần bất tín vạn sự bất tin; Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại đẻ ra dòng liu điu; Mohammed là võ sĩ quyền Anh vĩ đại nhất của mọi thời đại...	 - Câu chuyện thầy bói xem voi..Câu hỏi: Khi xem xét một sự vật, hiện tượng nào đó mà chỉ căn cứ vào một mặt, một biểu hiện nào đó có thể phản ánh đúng sự vật, hiện tượng đó không? Tại sao?PPL siêu hình* Phương án giảng dạy các đơn vị kiến thức* ý nghĩa nghiên cứu:Phương pháp giảng dạy: đàm thoạiGV kết luận: PPLBC là cơ sở cho nhận thức KH, có vai trò tích cực đối với hoạt động thực tiễn của con người; PPLSH không thể đáp ứng được những yêu cầu mới của nhận thức KH và hoạt động thực tiễn.Câu hỏi: - Muốn đạt được mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu và hành động, chúng ta phải có PPL như thế nào?	 - Từ kinh nghiệm của bản thân hoặc từ các kênh thông tin hãy nêu một ví dụ về sự thành công hay thất bại mà kết quả ấy bắt nguồn từ phương pháp luận. GV: nhận xét và sử dụng phương pháp thuyết trình kể chuyện: khỉ nhân đạo, cá vô ơn; chuyện sói nuôi người;... Khuyến khích học sinh kể một câu chuyện liên quan đến phương pháp luận2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ duy vật và PPL biện chứng* Phương án giảng dạy các đơn vị kiến thứcPhương pháp giảng dạy: Thuyết trình kết hợp đàm thoạiGV thuyết trình: Lý luận về TGQ và PPL đã cho chúng ta thấy muốn nhận thức đúng đắn về thế giới và đạt được mục tiêu nhận thức, thực tiễn cần phải có thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.Câu hỏi: Nếu chỉ có quan điểm của TGQ duy vật hoặc chỉ theo PPL biện chứng thì chúng ta đã có được nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng đắn chưa? Vì sao?HS trả lời:GV thuyết trình giải thích: Các nhà triết học trước Mác đã có được TGQDV và PPLBC nhưng không đạt đến sư thống nhất giữa chúng. Vì vậy, Triết học trước Mác có giới hạn nhất định: Triết học Phoi-ơ-bắc là duy vật siêu hình (tức là TGQ là duy vật nhưng PPL lại siêu hình); Triết học Hêghen là biện chứng duy tâm (tức là PPL biện chứng nhưng TGQ lại duy tâm).GV kết luận: Triết học trước Mác chưa có sự thống nhất hữu cơ giữa thế TGQDV và PPLBC Triết học Mác: TGQDV và PPLBC thống nhất với nhau – trở thành cơ sở khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới theo hướng tiến bộ.Câu hỏi: Trong quá trình hoạt động thực tiễn để có nhận thức và hành động đúng đắn cần phải có sự kết hợp giữa thế giới quan và phương pháp luận nào? GVkết luận: 	Để có nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng đắn cần phải có sự kết hợp giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. 	Khi nghiên cứu, nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng phải dựa trên quan điểm của CNDVBC.Bài tập củng cốBài 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là:	a, Những vấn đề cụ thể.	b, Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.	c, Sự vận động, phát triển của TGKQ.	d, Đối tượng khácBài 2: Câu tục ngữ nào sau đây chứa yếu tố biện chứng:	a, Rút dây động rừng	b, Nước chảy đá mòn.	c,Qua cầu rút ván.Bài tập củng cốBài 3: Tìm yếu tố duy vật, duy tâm trong truyện thần thoại “ Thần Trụ trời”.Bài 4: Phân tích yếu tố siêu hình trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”Bài 5: Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn có hàm chứa nội dung Triết họcGV kết luận và củng cố kiến thứcBài học đã cung cấp cho các em hiểu và nắm được thế nào là TGQ, PPL; Vai trò TGQ, PPL của Triết học; TGQ duy vật và PPL biện chứng và vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn. Từ việc hiểu và nắm vững hệ thống kiến thức các em cần phải hình thành cho mình TGQ duy vật và PPL biện chứng để làm cơ sở định hướng cho hoạt động nhận thức và cuộc sống của bản thân.

File đính kèm:

  • pptgdcd10Bai 1.ppt
Bài giảng liên quan