Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Hải Yến - Bài 14 – Tiết 1: Công Dân Với Sự Nghiệp Xây Dựng Và Bảo Vệ Tổ Quốc

Kiểm tra bài cũ

1. Em hiểu thế nào là hoà nhập? Vai trò của hoà nhập trong đối với cuộc sống con người?

2. Em hiểu thế nào là hợp tác? Vai trò của hợp tác? Cho ví dụ cụ thể?

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Hải Yến - Bài 14 – Tiết 1: Công Dân Với Sự Nghiệp Xây Dựng Và Bảo Vệ Tổ Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kiểm tra bài cũ1. Em hiểu thế nào là hoà nhập? Vai trò của hoà nhập trong đối với cuộc sống con người?2. Em hiểu thế nào là hợp tác? Vai trò của hợp tác? Cho ví dụ cụ thể?Bài 14 – Tiết 1 CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐCMục tiêu bài họcHọc sinh hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.Yêu quý tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.Thấy được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Biết tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương phù hợp với khả năng.Có ý thức học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.Các nội dung trọng tâm1. Lòng yêu nướcLòng yêu nước là gì?Nguồn gốc của lòng yêu nước.Truyền thống yêu nước của dân tộc ta.2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc.3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.Việt Nam – Quê hương chúng taViệt Nam – Quê hương chúng taEm có nhận xét gì về nội dung bài hát đó?Tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào?Suy nghĩ và cảm xúc của bản thân em?1. LÒNG YÊU NƯỚCa. Lòng yêu nước là gì?b. Nguồn gốc của lòng yêu nước.c. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta.a. Lòng yêu nước là gì? Tổ quốc là những từ gọi đất nước một cách thiêng liêng trìu mến (gồm vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán). Là công dân của một đất nước có bề dầy văn hiến, em hiểu về đất nước và thể hiện lòng yêu nước của mình như thế nào?.Học sinh thảo luận lớp và trả lời các câu hỏi sau:Thế nào là lòng yêu nước?Tìm hiểu những áng thơ văn thể hiện lòng yêu nước?Yêu nước biểu hiện như thế nào? Yêu nước là một tình cảm tự nhiên có từ lâu đời, là phẩm chất đạo đức quan trọng của người dân Việt Nam. Tình cảm đó được thể hiện trong các áng văn, áng thơ ví dụ như: Hịch tướng sỹ – Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi, Sông núi nước Nam – Lý Thường KiệtVậy: => Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước và tinh thần đem hết khả năng của mình phục vụ cho lợi ích tổ quốc.b. Nguồn gốc của lòng yêu nước b. Nguồn gốc của lòng yêu nước Những hình ảnh của làng quê Việt Nam .Cây đa, giếng nước, sân đìnhCánh diều, luỹ tre, con đò.Tuổi thơ, người mẹ, người thiếu nữNhững hình ảnh rất đỗi quen thuộc, thân thươngLòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?- Bắt đầu từ tình yêu đối với gia đình, người thân, giống nòi, kỉ niệm, tuổi thơ.Tình cảm gắn với quê hương, làng xómTự hào dân tộc+ quá khứ hào hùng của dân tộc, những trang sử vẻ vang.+ vị trí địa lý: danh lam thắng cảnh+ phong tục tập quán mang bản sắc riêngc. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt NamHọc sinh thảo luận nhóm: 4 nhómNhóm 1 + 2: Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy chứng minh yêu nước là một truyền thống của dân tộc Việt Nam?Nhóm 3 + 4: Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay có yêu nước không? Biểu hiện như thế nào?c. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Namc. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt NamKết luậnYêu nước là một truyền thống của dân tộc Việt Nam, chi phối mọi chuẩn mực hành vi đạo đức của người dân Việt Nam.Truyền thống yêu nước đã trở thành lẽ sống còn của ngưòi dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử và được vun đúc từ những cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ, kiên cuờng chống giặc ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nuớc.Yêu nước là cội nguồn của các giá trị truyền thống, là sản phẩm của tự nhiên và lịch sử, là truyền thống thiêng liêng cao quý của dân tộc Việt Nam.Luyện tậpTình huống 1: Nhà trường đã quy định học sinh tới trường phải mặc đồng phục và không được nhuộm tóc. Quy định này đã làm cho một nhóm bạn gái lớp 10A cảm thấy không hài lòng chút nào. H có tiếng là “sành điệu” chỉ chấp nhận mặc áo màu trắng đúng màu đồng phục nhưng bạn ấy lại may riêng cho mình “mốt” chẳng giống ai. Vì theo H, chuyện đầu tóc quần áo không ảnh hưởng gì đến truyền thống của dân tộc (tác phong, lối sống).Hỏi: - Nếu là bạn học cùng lớp với H, em sẽ ứng xử việc này ra sao? - Thái độ của em đối với các hoạt động của đoàn trường trong việc giáo dục lối sống của thanh niên như thế nào?Tình huống 2: Huy và Nam là học sinh lớp 10, sau một buổi học tập quân sự Nam nói với Huy: “ chúng mình mới là học sinh lớp 10 mà đã phải học quân sự rồi, chiếm mất bao nhiêu thời giờ học các môn trên lớp. Hôm nào tập quân sự về là mình không muốn học bài nữa vì mệt”. Huy nghe bạn nói vậy, đã động viên bạn: “chúng mình là thanh niên rồi, phải rèn luyện thường xuyên mới có cơ thể khoẻ mạnh để tham gia bảo vệ tổ quốc. Cậu nên thu xếp thời khoá biểu học tập ở nhà vào những hôm có giờ quân sự để được nghỉ ngơi cho hợp lý và hiệu quả”.Hỏi:- Em có nhận xét gì về ý kiến của hai bạn Nam và Huy?- Theo em, học sinh phải có trách nhiệm gì để xứng đáng với truyền thống yêu nước của ông cha?d. Bài họcHiểu biết, tôn trọng và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.Biết tôn trọng những giá trị đạo đức cao quý của dân tộc.Thể hiện trong học tập, lao động và cuộc sống: tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh chống tiêu cực xã hội, lối sống lai căng thực dụngCủng cố Học sinh chơi trò chơi: thi hát, đọc thơ, kể chuyệnvề tình yêu đất nước ( hình thức hái hoa dân chủ). Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu về lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc?Hướng dẫn học tập ở nhàSưu tầm thơ ca về quê hương đất nước.Liên hệ thực tế: trách nhiệm của học sinh đối với đất nước.Trả lời câu hỏi 1, 2 SGKĐọc trước phần tiếp theoChân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các thầy cô giáo và các em

File đính kèm:

  • pptLong yeu nuoc.ppt