Bài giảng Giáo dục kĩ năng sống cho hs phổ thông

Học xong khóa tập huấn này, HV có khả năng:

Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS và GD KNS cho HS phổ thông.

Hiểu được ND, PP GD KNS cho HS qua HĐGD NGLL.

Có kĩ năng thiết kế hoạt động và thực hiện các hoạt động GD KNS cho HS trong HĐGD NGLL.

Nghiêm túc, tự tin trong quá trình thực hiện GD KNS cho HS

 

ppt105 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục kĩ năng sống cho hs phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. • Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. • Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. • Phân loại các ý kiến. • Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng • Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận. ĐỘNG NÃO Brainstomming Kĩ thuật “ Trình bày một phút” • Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?... • HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. • Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.. Kĩ thuật “Chúng em biết 3” • GV nêu chủ đề cần thảo luận. • Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này. • HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp. • Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời” GV nêu chủ đề . GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó. HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời. HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại. Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia” • HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định. • Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công. • Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học • Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy” Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề. • Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm. • Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. • Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. • Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. Hoàn tất một nhiệm vụ GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/... mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại. HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao. HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm. GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá Kĩ thuật “Viết tích cực” • Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định. GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS QUA HĐGD NGLL I. MỤC TIÊU  Sau khi được tập huấn HV có khả năng: Trình bày được mục tiêu và khả năng giáo dục KNS trong HĐGD NGLL . Phân tích được nội dung và địa chỉ giáo dục KNS trong HĐGD NGLL, từ đó nắm được một cách khái quát các KNS có thể giáo dục cho HS và các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để thực hiện giáo dục KNS ở từng lớp trong chương trình HĐGD NGLL. Có ý thức giáo dục KNS cho học sinh khi thực hiện các HĐGD NGLL. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khả năng giáo dục KNS trong HĐGD NGLL ở THPT Thảo luận nhóm HĐGD NGLL có khả năng giáo dục KNS không ? Tại sao?. Hãy liệt kê các KNS chủ yếu được giáo dục trong HĐGD NGLL? * Kết luận: HĐGD NGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hoá ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn và đời sống xã hội. HĐGD NGLL là điều kiện thuận lợi để HS phát huy vai trò chủ thể , nâng cao tính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo trong hoạt động và tiếp cận đời sống xã hội. Với vị trí và vai trò tiếp cận xã hội và giáo dục đạo đức nhân cách rất đặc trưng của HĐGD NGLL. Như vậy, HĐGD NGLL thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục KNS cho học sinh. Khả năng giáo dục KNS cho học sinh thông qua việc chuyển tải các nội dung của HĐGD NGLL bằng các hình thức, phương pháp dạy học tích cực theo định hướng tiếp cận và giáo dục KNS sẽ rất có hiệu quả trong thực tiễn giáo dục ở nhà trường. CÁC KNS CHỦ YẾU ĐƯỢC GD TRONG HĐGD NGLL Tự nhận thức Giao tiếp Suy nghĩ sáng tạo Ra quyết định Làm chủ bản thân Hoạt động 2: Tìm hiểu về mục tiêu giáo dục KNS trong HĐGD NGLL Thảo luận nhóm: “Hãy trình bày mục tiêu GD KNS cho học sinh qua HDGD NGLL” * Kết luận: Mục tiêu giáo dục KNS cho HS trong HĐGD NGLL là : - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, nội dung, lợi ích của việc học tập và rèn luyện KNS trong HĐGD NGLL. - Biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của trường. Biết thực hành và vận dụng các KNS trong giao tiếp/ứng xử ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐGD NGLL một cách chủ động, tự giác. Có ý thức rèn luyện các KNS trong các hoạt động cụ thể của HĐGD NGLL. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nội dung và địa chỉ giáo dục KNS trong HĐGD NGLL ở THCS Yêu cầu: Liệt kê những KNS và các PP/KTDHTC có thể GD cho học sinh qua HDGD NGLL . Thảo luận nhóm “Trình bày nội dung và địa chỉ giáo dục KNS qua HDGD NGLL” Các nhóm thảo luận theo nhiệm vụ phân công như sau: + Nhóm 1,5 : lớp 6 + Nhóm 2 : lớp 7 + Nhóm 3 : lớp 8 + Nhóm 4 : lớp 9 NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GD KNS TRONG HĐGD NGLL Lớp : ……… * Kết luận: 	Có thể nói, theo cách giáo dục tiếp cận KNS, chủ đề nào, hoạt động nào của chương trình HDGD NGLL cũng có thể giáo dục KNS cho học sinh. Điều cần chú ý là làm sao lựa chọn được những nội dung giáo dục KNS phù hợp với nội dung của các chủ đề HDGD NGLL và cách thức chuyển tải những nội dung ấy cũng phải thật tự nhiên, thoải mái, tránh gượng ép, máy móc. BÀI 5 THỰC HÀNH GD KNS CHO HS QUA HĐGD NGLL I. MỤC TIÊU  Sau khi được tập huấn bài/nội dung này HV có khả năng: Thiết kế được các bài soạn, hoạt động có vận dụng cách tiếp cận giáo dục KNS Thực hành các thiết kế bài soạn và điều chỉnh các thiết kế đó cho hoàn thiện hơn Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm giáo dục KNS cho học sinh trong HĐGD NGLL Tự tin và có trách nhiệm trong việc đưa nội dung giáo dục về KNS cho học sinh thông qua hoạt động GD NGLL Hoạt động 1: Thực hành thiết kế hoạt động Yêu cầu Mỗi nhóm cử một đại diện lên bốc thăm chủ đề sẽ thiết kế và thực hành. Hoạt động 1: Thực hành thiết kế hoạt động Yêu cầu - Các nhóm tiến hành thiết kế hoạt động - Chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng cần thiết cho việc thực hành. Cấu trúc thiết kế hoạt động Tên hoạt động:…… (Số tiết) I/ Mục tiêu 1.Về kiến thức 2. Về kĩ năng 3. Về thái độ (nếu có) II/ Các KNS có liên quan III/ Các PP/KTDH tích cực được sử dụng IV/ Phương tiện (Chỉ ghi tên phương tiện, ND cụ thể sẽ được trình bày cụ thể trong phần Tư liệu cuối bài soạn. VD:Hai trường hợp điển hình (để sử dụng trong HĐ 2) Phiếu giao việc cho các nhóm (để sử dụng trong HĐ 3) Cấu trúc thiết kế hoạt động (tiếp) V/ Tiến trình (4 giai đoạn) 	1.Khám phá (Mở đầu) 	2.Kết nối (Phát triển) 	HĐ 1: …. 	HĐ 2:… 	…. 	3.Thực hành/luyện tập (Luyện tập/củng cố) 	HĐ 3:… 	HĐ 4 :… 	4. Vận dụng (Hoạt động tiếp nối) 	(Chú ý: Ghi rõ tên bốn giai đoạn, 	Mỗi giai đoạn, có thể gồm nhiều hơn một hoạt động và nên đánh số HĐ nối tiếp nhau giữa các giai đoạn) VI/ Tư liệu (Ghi rõ ND các phiếu bài tập cá nhân, phiếu giao việc cho các nhóm, các tình huống, các trường hợp điển hình,…) Hoạt động 2: Thực hành tổ chức HĐ và rút kinh nghiệm Yêu cầu Đại diện các nhóm lên bốc thăm về thứ tự thực hành tổ chức hoạt động Hoạt động 2: Thực hành tổ chức HĐ và rút kinh nghiệm Tiến trình thực hành - Các nhóm (theo thứ tự vừa bốc thăm) lên thực hành hoạt động đã được thiết kế. Các nhóm khác đóng vai học sinh tham gia hoạt động - Rút kinh nghiệm sau phần thực hành của mỗi nhóm: BÀI TỔNG KẾT I. MỤC TIÊU  Sau khi được tập huấn bài/nội dung này HV có khả năng: Hệ thống được các nội dung, phương pháp, hoạt động đã thực hiện trong khóa tập huấn So sánh, đối chiếu với mục tiêu, mong đợi của khoá tập huấn đã đặt ra. Đánh giá toàn khoá tập huấn. Đưa ra các ý kiến nhận xét, thắc mắc (nếu có) Có thái độ tích cực tham gia và vận dụng sáng tạo vào thực tế. Hoạt động 1: 	Hệ thống lại những nội dung, phương pháp, hoạt động đã học về giáo dục KNS qua HDGD NGLL Yêu cầu: 	- Cả lớp đứng thành một vòng tròn và mỗi người hãy nhớ lại những nội dung, phương pháp đã học trong toàn bộ khoá tập huấn. 	- Mỗi người có quyền ném bóng cho một người bất kì, người nhận được bóng phải kể tên một nội dung hoặc phương pháp đã được học trong khoá tập huấn 	(Lưu ý: Không được nêu ý kiến trùng với ý kiến của những người nói trước ) * Kết luận: 	Hoạt động vừa rồi đã giúp chúng ta nhớ lại toàn bộ nội dung, phương pháp của khoá tập huấn. Đây là một hoạt động cần thiết để hệ thống lại những nội dung, phương pháp đã học đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta khi thực hiện các nội dung, phương pháp này tại địa phương. Hoạt động 2: Đánh giá khoá tập huấn 1. Đánh giá tập thể Yêu cầu 	HV so sánh, đối chiếu với mục tiêu, mong đợi của khoá tập huấn xem những gì đã đạt được và những gì chưa đạt được. Phân tích tại sao chưa đạt được. 2. Đánh giá cá nhân 	 Yêu cầu 	Mỗi HV viết câu trả lời vào phiếu đánh giá cá nhân về khoá tập huấn trong thời gian 3 phút * Kết luận: 	Qua việc tự đánh giá khoá tập huấn vừa rồi chúng ta đã cùng nhìn nhận lại toàn bộ nội dung khoá học cũng như nhũng gì đã thu nhận được sau đợt tập huấn. Việc đánh giá khoá tập huấn sẽ giúp chúng ta phát huy những điểm mạnh, điểm thành công và thay đổi những điểm còn hạn chế cần điều chỉnh trong những lần tập huấn tiếp theo. Hoạt động 3: Bế mạc khoá tập huấn 

File đính kèm:

  • pptkii nang song.ppt
Bài giảng liên quan