Bài giảng Giáo dục quốc

Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên là một trong những nội dung của chiến lược đào tạo con người , nhằm đào tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ trình độ năng lực để thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược : xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắsc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đã được xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như chỉ thị số 62-CT/Tw ngày 12/2 năm 2001 và gần đây nhất Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03-5-2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, Chính phủ cũng có Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10-7-2007 về Giáo dục quốc phòng - an ninh.

 Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bộ Quốc phòng, bộ Công an và bộ GD&ĐT, về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh để nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện, Bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh đã nghiên cứu, biên soạn cuốn bài giảng Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên của Học viện Nội dung cuốn sách đã cập nhật được những vấn đề mới, phù hợp với chương trình mới ban hành, theo Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24-12-2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

doc199 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 5034 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ịnh rõ hậu quả tác hại từng loại tệ nạn xã hội, nguyên nhân và con đường lây lan; phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo chỉ đạo các các tổ chức Đoàn, Hội phụ nữ… trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội; phối kết hợp với lực lượng Công an cơ sở, chính quyền địa phương và gia đình quản lý chặt chẽ sinh viên ngoại trú để chủ động phát hiện các hành vi hoạt động ma túy, mại dâm, cờ bạc, đồng bóng bói toán…có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nắm chắc tình hình sinh viên có hành vi hoạt động các tệ nạn xã hội, cung cấp cho lực lượng bảo vệ, cơ quan Công an những tụ điểm, tổ chức, đường dây hoạt động tệ nạn xã hội, phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật. Phối hợp cùng chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ văn hoá làm trong sạch địa bàn trong trường và khu vực xung quanh.
Giúp cho sinh viên hiểu rõ các âm mưu của các thế lực phản động trong việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá cách mạng Việt Nam. Phát hiện các trường hợp rủ rê lôi kéo sinh viên tham gia vào các tà đạo, các hoạt động tệ nạn xã hội.
Tổ chức cho sinh viên các lớp ký cam kết không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội; xây dựng các nội quy, quy chế quản lý ký túc xá, xây dựng các tổ tự quản trong học tập, rèn luyện, vui chơi. Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu luật, pháp lệnh, các văn bản của Đảng, Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc đang có dấu hiệu tăng nhanh trong giới trẻ. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thu hút học sinh tham gia.
- Đối với sinh viên:
Nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội, con đường dẫn đến tội phạm; không tham gia các tệ nạn xã hội dưới bất kỳ hình thức nào; không bị lôi kéo cám dỗ bởi những khoái cảm, những lối sống trụy lạc, coi trọng đồng tiền, chà đạp lên đạo đức, pháp luật, bán rẻ sự nghiệp của bản thân.
Có trách nhiệm phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn xã hội, các con đường dẫn đến tệ nạn, đường dây hoạt động ma túy, mại dâm, cờ bạc…báo cáo kịp thời cho Học viện hoặc lực lượng Công an cơ sở.
Không có các hành vi mê tín dị đoan hoặc tham gia vào các hủ tục lạc hậu khác. Bằng kiến thức đã được học phân biệt được các trường hợp tự do tín ngưỡng, các trường hợp tham quan di tích văn hoá với việc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan. Cảnh giác trước các hành vi của các đối tượng "buôn thần bán thánh" và âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực phản động; phát hiện các hình thức biểu hiện mới của tệ nạn mê tín, của các loại tà đạo nảy sinh trong lớp, trong Học viện báo cáo với Học viện, chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Chủ động phát hiện các trường hợp sinh viên trong lớp có những dấu hiệu khác thường, những hoàn cảnh éo le, gặp trắc trở trong học tập, trong tình yêu để có biện pháp động viên, giúp đỡ không để họ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội, tin vào cầu cúng, bói toán; đam mê, khoái cảm…gặp gỡ, động viên những sinh viên lầm lỗi, cảm hoá, giáo dục họ tiến bộ trở thành người có ích.
Ký cam kết không tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. .. Có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các tổ tự quản, thanh niên xung kích tuần tra kiểm soát bảo vệ ký túc xá, bảo vệ Học viện.
III - CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những nội dung của công tác phòng ngừa tội phạm, mối quan hệ giữa các nội dung của hoạt động phòng ngừa tội phạm.
2. Nêu và phân tích mối quan hệ giữa các chủ thể trong tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm, liên hệ với thực tế môi trường học tập, công tác.
3. Vai trò của học sinh, sinh viên trong công tác phòng chống tội phạm, liên hệ với môi trường học tập của bản thân.
4- Nêu và phân tích các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội, công tác phòng chống tệ nạn xã hội đạt hiệu quả cần chú ý gì về lĩnh vực pháp luật.
5- Nội dung, phương pháp phòng chống tệ nạn xã hội, để làm tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung cần có những giải pháp nào (về pháp luật, về tổ chức thực hiện, về xây dựng môi trường sống…).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
2- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X; Nghị quyết Trung ương 8/Khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia.
3- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật Quốc phòng, 2005; Luật Biên giới Quốc gia, 2003; Luật Giáo dục 2005 ; Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1994, 2005).
4- Pháp lệnh động viên công nghiệp quốc phòng, 2003; Nghị định 219/CP ngày 28/12/1961 của Hội đồng Chính phủ (nay là CP); Nghị định Giáo dục quốc phòng - an ninh số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007.
5- Các văn bản hiện hành về giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên, NXB QĐND, 2005.
6- Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức - Lý luận dạy học đại học, NXBĐHQG Hà Nội, 2005.
7- Bộ Quốc phòng, Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, 1990.
8- Giáo trình Lịch sử quân sự, NXB QĐND, Hà Nội, 1997.
9- Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB QĐND, H, 2004.
10- Một số vấn đề “Diễn biến hoà bình” và chống “Diễn biến hoà bình” ở nước ta, NXB CTQG, H, 1994.
11- Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội, NXB CTQG, H, 1994.
12- Phạm Quang Định “Diễn biến hoà bình” và cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” ở Việt Nam, NXB QĐND, H, 2005.
13- Hỏi và đáp “Diễn biến hoà bình và đấu tranh chống diễn biến hoà bình”, NXB QĐND, H, 2005.
14- Bộ Tổng tham mưu, Từ điển Thuật ngữ quân sự, NXB QĐND, H, 2007.
15- Tạp chí QPTD, Công nghệ quân sự thế kỷ 20 và xu hướng phát triển đầu thế kỷ 21, 9/2000.
16- Tạp chí Khoa học quân sự, Phòng thủ dân sự trong phòng chống vũ khí công nghệ cao, 7/2003.
17- Tạp chí Khoa học quân sự, Một số biện pháp phòng chống tiến công đường không bằng vũ khí công nghệ cao, 4/2004.
18- Học viện Quốc phòng, Khoa Chiến lược, Tài liệu nghiên cứu, tham khảo về phòng tránh, đánh trả.
19- Một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện pháp lệnh động viên công nghiệp, BTTM 2006.
20- Hướng dẫn một số nội dung về công tác động viên Quân đội và động viên công nghiệp, BTTM 2005, 2006.
21- Bộ Tổng tham mưu, Công tác ĐVQĐ, NXB QĐND, H,N 2001.
22- Bộ Tổng tham mưu, Một số văn bản Quy phạm pháp luật hiện hành về luật NVQS, pháp lệnh về lực lượng DBĐV, NXB QĐND, H, 2003.
23- Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXBST, H, 1991.
24- Lênin, Toàn tập, tập 17, về Thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979.
25- Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (đồng chủ biên), Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB CTQG, H, 2006.
26- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc phòng Việt Nam (Sách trắng Quốc phòng Việt Nam), NXBTG, H, 2004.
	27- Bộ Luật Hình sự,, 1999; Luật về An ninh quốc gia, 2004; Luật Công an nhân dân, 2005; Bộ Luật tố tụng hình sự, , 2003; Luật phòng chống ma tuý, 2003 ; Luật phòng chống mại dâm, 2003 ; Luật Thanh niên, 2001.
28- Giáo trình Những vấn đề cơ bản trong phòng, chống tội phạm về ma tuý, Học viện CSND, 2005.
29- Giáo trình Tổ chức phòng, chống nghiện ma tuý, Học viện CSND, 2002.
30- Các loại ma tuý thường gặp, NXB CAND, 2001.
31- Giáo trình Quản lí nhà nước về ANTT, 2007, Học viện CSND.
32- Những vấn đề cơ bản trong công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội - Học viện CSND, năm 2006. 
33- Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận. 
34- Giáo trình tội phạm học - Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, 1995.
35- Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại - GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cùng tập thể tác giả - NXB CAND, 2003.
36- Nghị quyết 05; 06 của chính phủ về đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm và tệ nạn ma tuý, 1993.
37- Nghị quyết 87/CP năm 1995 về đấu tranh phòng chống một số loại tệ nạn xã hội nguy hiểm.
38- Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về Tăng cường công tác đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định 138 của Chính phủ về Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
PHỤ LỤC
HỌC PHẦN I: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ	4
BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC	4
BÀI 2: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XHCN	7
BÀI 3: XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VỮNG MẠNH BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VN-XHCN	20
BÀI 4: CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA	27
BÀI 5: XÂY DỰNG LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VỮNG MẠNH ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA	34
BÀI 6: KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG - AN NINH	44
BÀI 7: NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM	63
 HỌC PHẦN II: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH	83
Bài 8: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “ DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA	83
BÀI 9: PHÒNG CHỐNG ĐỊCH TIẾN CÔNG HOẢ LỰC BẰNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO .........................	95
BÀI 10: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG	105
BÀI 11: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA	118
BÀI 12: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM	129
BÀI 13: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI	143
BÀI 14: XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC	164
BÀI 15: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI .........................................................................	184
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 201
PHỤ LỤC................................................................................................................... 203

File đính kèm:

  • docbai_giang_giao_duc_quoc_phong.doc