Bài Giảng Giống cây trồng

Câu hỏi bài cũ:

- Khái niệm về nguồn gen thực vật trong chọn giống cây trồng?

- Trình bày học thuyết về biến dị của R. Darwin?

 

ppt33 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Giảng Giống cây trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 - NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜBài Giảng Giống cây trồng  Giáo viên: NGUYỄN MINH HẢI Sỹ số: 19Vắng: 0Câu hỏi bài cũ: - Khái niệm về nguồn gen thực vật trong chọn giống cây trồng?- Trình bày học thuyết về biến dị của R. Darwin?- Khái niệm về nguồn gen thực vật trong chọn giống: Là những cây dại hay cây trồng được nhà chọn giống sử dụng để tạo ra giống mới bằng các phương pháp chọn giống thích hợp.Cây dại: Tập hợp các loại hình hoang dại như 2 loài khoai tây dại thu thập được ở Bắc Mỹ:Solanum demissumSolanum phurejaCây trồng có thể là:Các giống địa phươngGiống được tạo ra do kết quả của một quá trình tạo giống phức tạp.Phương pháp chọn giống: Lai tạoChọn lọcTự phốiGây đột biến nhân tạo và gây đa bội thể nhân tạo.Công nghệ sinh học: (Dung hợp TB trần, chuyển gen, nuôi cấy TB)Học thuyết về biến dị của R.Darwin:	Theo Darwin thì biến dị là thuộc tính của tất cả các loài sinh vật, trong đó biến dị di truyền là động lực của tiến hoá. Nhờ có biến dị di truyền mà:	- Các loài mới, các dạng mới được hình thành, thành phần của một loài ngày càng đa dạng, phong phú. 	- Cây dại qua một quá trình chọn lọc đã trở thành cây trồng.Cơ thể và môi trường luôn là một thể thống nhất, môi trường hết sức đa dạng nên cũng tồn tại những biến dị đa dạng tương ứng. Trong quá trình chọn nguồn gen, giống càng thu thập ở càng nhiều vùng sinh thái càng tốt Bài học mới: Chương IV: LAI GIỐNG Khái niệm và ý nghĩa Khái niệm chung:Lai giống là sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ có tính di truyền khác nhau để tạo ra biến dị tổ hợp.- Các dạng thực vật do giao phối tự nhiên hay nhân tạo đã kết hợp được các tính trạng di truyền của bố mẹ, và tạo ra cây (con) lai. Trong khi lai ký hiệu các thành phần như sau:♀: Dạng mẹ (Cây nhận phấn)♂: Dạng bố (Cây cho phấn)x: Phép laiF1: Thế hệ đầu tiên của con laiF1: tự phối → F2 ; F2: tự phối → F3; .v.v....Người ta phân biệt lai gần và lai xa vì nó liên quan đến bản chất di truyền của cây lai.Lai gần: Là sự giao phối giữa các cá thể thuộc cùng loài.VD: Lai các dạng của lúa trồng VN10 x CR203VN10 và CR203 là 2 giống lúa trong cùng loài Oryza sativa.Lai xa: là sự giao phối giữa các cá thể của 2 loài trở lên.VD: Lai giữa 2 loài khoai tây trồng Solanum tuberosum L. Và loài khoai tây dại Solanum demissum. Lai giữa 2 chi (genus) với nhau Như trường hợp lai giữa lúa mì và mạch đen để tạo ra cây Triticale:Triticum (genus1) x Secale (Genus2) (lúa mì) (Mạch đen) Triticale2.2. Ý nghĩa của lai giống:Là biện pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp phục vụ cho chọn lọc.Nhờ lai giống mà có thể phối hợp được các đặc tính và tính trạng có lợi của các dạng bố mẹ vào con lai. Tuy nhiên bố mẹ truyền cho con cái bộ gen của chúng và kết quả của quá trình tái tổ hợp mà nhiều kiểu gen mới đã được tạo ra, sau khi tương tác với môi trường đã tạo ra các kiểu hình mới rất có ích cho chọn giống. Một hiệu ứng đặc biệt nhận được trong lai giống là hiệu ứng ưu thế lai biểu hiện ở đời F1. Nhờ hiệu ứng này mà nhiều giống cây trồng năng suất siêu cao đã được tạo ra ở Ngô, lúa, củ cải đường, hành tây ... II. Lai gần.II.1. Các nguyên tắc chọn cặp bố mẹ: a- Nguyên tắc khác nhau về kiểu sinh thái địa lý:Do: - Kiểu hình của một dạng thực vật là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.- Các giống và các dạng thực vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên hay chọn lọc nhân tạo được hình thành, thích nghi với một điều kiện khí hậu, đất đai nhất định.- Bất cứ cây trồng nào trên trái đất cũng có nhiều giống và dạng được hình thành trong các điều kiện sinh thái, địa lý khác nhau.VD 1: Vùng ôn đới đã xuất hiện và phổ biến các dạng lúa thuộc loài phụ Japonica chịu lạnh.Vùng Đông Nam Châu á nhiệt đới lại là các loại hình Indica nhiệt đới chịu nóng. Cùng loài phụ Indica do được hình thành trong các điều kiện sinh thái địa lý khác nhau mà đã xuất hiện nhiều dạng khác nhau: Tại vùng Đồng Tháp Mười có lúa thơm cao cây.Tại Tây Nguyên có lúa cạn chịu hạn - Khi chọn giống có tính chống chịu với điều kiện khắc nghiệt thì chú ý đến kiểu sinh thái: ĐK sinh thái càng phức tạp, càng khắc nghiệt khi sử dụng các giống địa phương làm mẹ sẽ dễ dàng tạo ra các giống có tính thích ứng cao. - Nguyên tắc khác nhau về các yếu tố cấu thành năng suất:Nếu xét năng suất của một cây trồng thì năng suất trên một đơn vị diện tích do năng suất từng cá thể và số cá thể trên đơn vị diện tích đó quyết định. Năng suất cá thể cao và trồng được nhiều cá thể trên đơn vị diện tích là mục tiêu phấn đấu của các nhà chọn giống. Năng suất cá thể được tạo nên bởi các yếu tố cấu thành năng suất. Ví dụ: Ở cây ngô là số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt. - Khi chọn bố mẹ nhằm nâng cao năng suất ở các thế hệ lai thì bố và mẹ phải có sự khác nhau về các yếu tố cấu thành năng suất. Sự khác nhau trên cần có khả năng bổ sung lẫn nhau, phối hợp với nhau để tạo ra giống mới hoàn chỉnh hơn.VD: Nghiên cứu về lúa trong tổ hợpVN10 x CR203. Khi cấy bằng một hạt thóc, 2 giống có các yếu tố cấu thành năng suất như sau: VN10 CR203 Số nhánh hữu hiệu/khóm 4 6 Số hạt chắc/bông 120 80 Khối lượng 1000 hạt(gam) 25 25 Năng suất cá thể (gam/khóm) 12 12Khi lai VN10 với CR203 thì xẩy ra tổ hợp như sau:Nhánh hữu hiệu Số hạt/bông Khối lượng 1000 hạt (gam)Năng suất cá thể (gam/khóm) Do nhu cầu của sản xuất mà đòi hỏi phải tạo ra các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau từ ngắn, trung bình đến dài. Để tăng vụ, tránh các điều kiên thời tiết bất lợi gây thiệt hại cho mùa màng, cần có các giống ngắn đến cực ngắn, song năng suất cần đạt yêu cầu. Để phát huy tối đa tự do tổ hợp của các kiểu gen quyết định các pha sinh trưởng của cây trồng nhằm tạo ra giống mới có thời gian sinh trưởng theo ý muốn thì bố và mẹ dùng trong phép lai cần có cấu trúc, thời gian các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.Khi nghiên cứu VLKĐ của nguồn gen cần có các quan sát tỉ mỉ về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng. Tương tự như nguyên tắc khác nhau về các yếu tố cấu thành năng suất, người ta có thể tạo ra các giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn từ hai dạng bố mẹ có cùng thời gian sinh trưởng nếu các giai đoáninh trưởng làm nên thời gian sinh trưởng của bố mẹ khác nhau.- Nguyên tắc khác nhau về tính chống chịu sâu bệnh:Cây trồng vốn có tính chống chịu sâu bệnh nhờ thừa hưởng nhờ tính di truyền của tổ tiên chúng, song tính chống chịu này đã yếu đi nhiều do có sự bảo vệ của con người trong quá trình canh tác. Chọn tạo ra các giống vừa có năng suất cao vừa chống chịu tốt với các loài sâu bệnh gây hại là mục tiêu của bất kì chương trình chọn tạo giống nào.Mặt khác ở mỗi vùng sinh thái đặc thù thì tuy cũng là một loại bệnh nhưng ở mỗi vùng có các nòi khác nhau. Vì thế một giống có thể hoàn toàn kháng bệnh ở vùng này nhưng khi chuyển sang vùng khác lại bị nhiễm bệnh. Một giống cây trồng có khả năng thích ứng rộng cần có phổ kháng sâu bệnh rộng, cùng lúc có thể chống được nhiều nòi sinh lý khác nhau.Khi chọn các dạng bố mẹ cần chú ý sự khác nhau về tính kháng bệnh ngang để tổ hợp được phổ kháng sâu bệnh rộng vào giống tương lai.VD: CR 203 là giống chống rầy với cả 3 Biotyp nên được trồng ở nhiều vùng khác nhau từ vĩ tuyến 17 (Vĩnh Linh – Quảng Trị) trở ra, Giống IRI 352 kháng đạo ôn tổng hợp, là một giống lúa nếp phổ biến ở vụ xuân. Các giống lúa trên đều được tạo ra nhờ phép lai các dạng bố mẹ có tính kháng rầy nâu và đạo ôn khác nhau.- Nguyên tắc bổ sung các tính trạng cần thiết:Giống cây trồng là sản phẩm của toàn thể loài người. Một giống cây trồng tốt sẽ được con người nhân rộng ra nhiều vùng địa lý khác nhau. Nhờ đặc điểm này mà một giống tốt được tạo ra không còn bó hẹp trong từng nước. Nhập nội giống cây trồng các tính trạng tốt là phương pháp nhanh đưa giống vào sản xuất. Tuy nhiên các giống cây trồng mới tạo ra khi di chuyển từ vùng sinh thái này sang vùng sinh thái khác tỏ ra còn khiếm khuyết còn thiếu một số tính trạng quan trọng nào đó như kém chịu rét, chống đổ không tốt, chất lượng chưa cao ... Trên tổng thể, các giống mới được tọ ra theo các phương pháp tạo giống hiện đại đều là các kiểu gen tốt, chúng chỉ còn thiếu một số tinh trạng mà nếu được bổ sung thì sẽ là một giống hoàn chỉnh.Trong các phép lai nguyên tắc bổ sung các tính trạng, sữa chữa khiếm khuyết luôn được áp dụng triệt để và bằng cách này các giống cây trồng ngày càng được hoàn thiện hơn. Năm học: 2009 - 2010KÝnh chµo vµ kÝnh chóc søc kháethÇy c« gi¸o!VD: Giống cà phê chè Cartimor có đặc tính NS cao, phẩm chất khá, thân thấp, chống chịu được bệnh gỉ sắt phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Được lai tạo từ: Giống cà phê Typica (phẩm chất tốt, cây thấp) x Cà phê vối (sinh trưởng khoẻ, chống chịu tốt với bệnh gỉ sắt).Giống mía: * ROC5 x F152-> ROC10* CP3479 x B45181-> My55-14

File đính kèm:

  • pptbai 4 lai giong cay trong.ppt
Bài giảng liên quan