Bài giảng Kỹ thuật chạy cự ly ngắn – chạy tiếp sức

I. Lịch sử phát triển chạy cự ly ngắn

II. Ý nghĩa tác dụng của chạy cự ly ngắn

III. Đặc điểm kỹ thuật chạy cự ly ngắn

IV. Nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly ngắn

V. Phân tích kỹ thuật chạy cự ly ngắn

VI. Bài tập bổ trợ

VII. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự ly ngắn

 

ppt36 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 7532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật chạy cự ly ngắn – chạy tiếp sức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN – CHẠY TIẾP SỨC GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: HỒ HẢI LY NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. Lịch sử phát triển chạy cự ly ngắn II. Ý nghĩa tác dụng của chạy cự ly ngắn III. Đặc điểm kỹ thuật chạy cự ly ngắn IV. Nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly ngắn V. Phân tích kỹ thuật chạy cự ly ngắn VI. Bài tập bổ trợ VII. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự ly ngắn I . LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHẠY CỰ LY NGẮN. Năm 1851 lần đầu tiên các nội dung chạy tốc độ được tổ chức thi đấu tại các trường Đại học ở nước Anh . Từ năm 1880 - 1890 các nội dung chạy cự ly ngắn phát triển mạnh và lan rộng ra khắp các nước trên thế giới. Năm 1896 Đại hội Olympic hiện đại đầu tiên tổ chức tại Hy lạp, chạy cự ly ngắn là một trong những môn thi đấu chính tại Đại hội và là những môn thi tạo ra sức hấp dẫn, có sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều VĐV, thu hút được nhiều khán giả quan tâm nhất. Kỷ lục Olympic đầu tiên của chạy cự ly ngắn là Vận động viên Tom Burke người Mỹ với thành tích 11’8 vào ngày 06/04/1896. I . LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHẠY CỰ LY NGẮN. Kỷ lục chạy cự ly 100m đầu tiên của Thế giới được công nhận vào ngày 06/07/1912 với thành tích 10’6 của vận động viên Don Lippincott (Mỹ) thành tích bằng bấm tay tại Thụy điển. Kỷ lục đồng hồ điện tử đầu tiên được công nhận là 10’6 của VĐV Bob Hayes (Mỹ) vào ngày 15/10/1964 tại Nhật bản. Kỷ lục chạy cự ly 200m đầu tiên của Thế giới được công nhận vào năm 1951 với thành tích 20’6. Kỷ lục chạy cự ly 400m đầu tiên của Thế giới được công nhận vào năm 1864 với thành tích 56’’0 do VĐV Đerbisi người Anh sác lập. Tuy nhiên đây là thành tích chỉ tính bằng 440 Yat (402,25m). Đến năm 1950 kỷ lục chạy 400m được lập là 45’’8 do VĐV Đ.Rôđen (Jammaika). Kỹ thuật chạy cự ly ngắn bao gồm từ cự ly 20m đến 400m, trong đó các cự ly 100m, 200m, 400m và các cự ly tiếp sức 4 x 100m, 4 x 400m ( nam, nữ ) là những cự ly thi đấu chính thức tai các Đại hội thể thao Olympíc. I . LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHẠY CỰ LY NGẮN. Phụ nữ được thi đấu 100m tại Đại hội Olympíc là khá muộn năm 1928. Nữ VĐV về nhất đầu tiên là VĐV E.Rôbinsơn ( Mỹ ) với thành tích 12’’2. Hai mươi năm sau mới thêm chạy cự ly 200m. Còn cự ly 400m đến năm 1964 mới được tổ chức cho phụ nữ. Đến năm 1968 thành tích chạy 100m nữ tính bằng đồng hồ điện tử, và kỷ lục đầu tiên được tính cho VĐV V.Taiec ( Mỹ ) ở Đại hội Olympíc tại Mêhicô. - Kỷ lục chạy 100m nam thế giới hiện nay là 9’’58 của VĐV Usain Bolt (Jammaika) năm 2009, 100m nữ 10’’49 PhG. Joyner ( Mỹ ) từ năm 1988 đến nay. - Kỷ lục chạy 200m nam thế giới hiện nay là 19’’19 của VĐV Usain Bolt (Jammaika) năm 2009, 200m nữ 21’’34 PhG. Joyner ( Mỹ ) từ năm 1988 đến nay. - Kỷ lục chạy 400m nam thế giới hiện nay là 43’’18 của VĐV M. Jonhson(Mỹ) năm 1999, 400m nữ 21’’34 của VĐV Mrita Kốc ( Cộng hòa dân chủ Đức ) từ năm 1985 đến nay. - Kỷ lục chạy 100m nam Việt Nam hiện nay là: 10’’47 của VĐV Nguyễn Văn Huynh ( Quân đội), 100m nữ là 11’’34 của VĐV Vũ Thj Hương ( An Giang). - Kỷ lục chạy 200m nam Việt Nam hiện nay là 21’’27 của VĐV Nguyễn Thanh Hải (Nghệ an ), 200m nữ 23’’37 của VĐV Vũ Thị Hương ( An Giang). - Kỷ lục chạy 400m nam Việt Nam hiện nay là 47’’46 của VĐV Quách Từ Phố (Hưng Yên), 400m nữ là 51’’83 của VĐV Nguyễn Thị Tĩnh (Hà Nội) . KỶ LỤC CHẠY CỰ LY NGẮN II . Ý NGHĨA TÁC DỤNG - Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là hoạt động có chu kỳ, là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực của các môn thể thao.Chạy tốc độ được áp dụng từ thời Hy Lạp cổ đại dùng để huấn luyện binh sĩ từ năm 776 trước công nguyên. Chạy ngắn giúp cho con người phát triển sự khéo léo, khả năng phối hợp vân động, mà đặt biệt là sức mạnh tốc độ, đây là một nội dung để phát triển thể lực rất cần thiết cho các môn thể thao khác. - Tập luyện chạy ngắn giúp cho cơ thể thích nghi với các hoạt động đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo. Đặc biệt giúp cho cơ thể con người trở nên săn trắc phát triển cân đối toàn diện. III . ĐẶC ĐIỂM CHẠY CỰ LY NGẮN 1. Chạy cự ly ngắn là một môn thể thao bắt buộc VĐV phải chạy theo ô chạy riêng, và phải xuất phát thấp có bàn đạp. 2. Trong chạy cự ly ngắn đòi hỏi vận động viên phải gắng sức tối đa , đồng thời còn phải có tính linh hoạt và phối hợp rất cao của các giai đoạn kỹ thuật trong một thời gian ngắn . Vì vậy thành tích của chạy cự ly ngắn phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sức mạnh tốc độ. III . ĐẶC ĐIỂM CHẠY CỰ LY NGẮN 3. Thành tích chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào tốc độ phản xạ xuất phát, chạy lao và tăng tốc độ hợp lý và duy trì tốc độ cao cho đến hết cự ly. Muốn đạt thành tích cao trong thi đấu thì nhất thiết các VĐV phải đảm bảo phối hợp hoàn hảo các giai đoạn kỹ thuật của chạy cự ly ngắn. 4. Để tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tiếp thu kỹ thuật, chạy cự ly ngắn được chia một cách theo quy ước thành 04 giai đoạn như sau : 	- Xuất phát. 	- Chạy lao sau xuất phát. 	- Chạy giữa quãng 	- Về đích. IV. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN IV. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN Giai đoạn chống tựa Giai đoạn bay Giai đoạn chống tựa IV. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN Cũng như đi bộ , chạy là hoạt động có chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 2 bước. Nhưng chạy khác với đi bộ ở chỗ trong 01 chu kỳ chạy có 02 thời kỳ bay, và trong chạy tốc độ, biên độ hoạt động lớn hơn đi bộ. Mỗi bước chạy bao gồm 01giai đoạn chống tựa ( 01 giai đoạn chống tựa, 01 giai đoạn bay trên không) Trong giai đoạn chống tựa, cơ thể người chạy giảm tốc độ ( trước chống tựa ) sau đó tăng vận tốc (đạp sau) Để chống lại lực phản điểm tựa, kìm hãm tốc độ nằm ngang, VĐV cần đặt chân chống trước gần với điểm dọi trọng tâm cơ thể và thực hiện động tác miết bàn chân từ trước ra sau. IV. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN Trong lúc bay, người chạy không tăng được tốc độ vì cơ thể lúc này không tạo nên lực phản điểm chống. Do vậy càng rút ngắn thời gian bay trên không càng nhiều thì tốc độ chạy càng tăng. Hoạt động chéo tay giữa tay và chân khi chạy làm cho trọng tâm cơ thể đỡ bị dao động sang 02 bên, giữ thăng bằng và kéo dài bước chạy . GIAI ĐOẠN CHỐNG TỰA GIAI ĐOẠN BAY V. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT XUẤT PHÁT THẤP Vào chỗ Sẵn sàng Chạy lao Chạy giữa quãng V. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT XUẤT PHÁT THẤP V. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT XUẤT PHÁT THẤP Kỹ thuật xuất phát thấp được chia thành 04giai đoạn: Vào chỗ - sẵn sàng – rời bàn đạp (chạy định hướng) – tăng tốc độ. Tư thế vào chỗ: Người chạy đặt chân vào mặt bàn đạp (điểm tựa) để thiết lập tư thế ban đầu. Tư thế sẵn sàng: Người chạy chuyển qua tư thế tối ưu nhất. Người chạy tăng dần tốc độ và chuyển qua động tác chạy. Vị trí bàn đạp và chỉnh sửa Mục đích và cách thực hiện > Để đặt bàn đạp phù hợp với kích thước và khả năng của người chạy +Bàn đạp trước cách sau vạch xuất phát 1 - 1,5 bàn chân + Bàn đạp sau cách bàn bàn đạp trước 1 - 1,5 bàn chân + Mặt tựa bàn đạp trước nghiêng góc 45 - 50 độ + Mặt tựa bàn đạp sau nghiêng góc 60 - 80 độ Tư thế vào chỗ Mục đích và cách thực hiện Đảm bảo vị trí chuẩn bị thích hợp trước khi xuất phát Hai mũi bàn chân sát đường chạy Đầu gối chân sau quỳ trên đường chạy Hai tay chóng xuống đất thẳng, khoảng cách rộng hơn vai, các ngón tay khép lại tạo thành vòm. Gáy giữ bằng với vai, mắt nhìn thẳng xuống Tư thế sẵn sàng  Mục đích và cách thực hiện > Để chuyển qua tư thế sẵn sàng chạy và duy trì hợp lý. + 02 chân duỗi dần, đầu gối chân sau tách khỏi đường chạy + Đầu gối chân trước tạo thành một góc 90 độ + Đầu gối chân sau tạo thành một góc 120 - 140 độ + Hông cao hơn vai (10 -15 độ ), thân người đổ về trước + Hai vai đổ về trước so với mặt phẳng thẳng đứng với vạch xuất phát Giai đoạn chạy lao Mục đích và cách thực hiện > Đạp mạnh 02 chân vào bàn đạp, chuẩn bị cho bước chạy đầu tiên + Thân người duỗi thẳng và nâng lên, đồng thời 02 chân đạp mạnh vào bàn đạp + Hai tay rời khỏi mặt đất và thực hiện đánh tay liên tục + Khớp hông và gối chân sau duỗi thẳng, chủ động nâng đùi về trước tạo bước chạy đầu tiên Giai đoạn chạy lao (tăng tốc) Mục đích và cách thực hiện Để gia tăng tốc độ và tạo thuận lợi cho giai đoạn chạy giữa quãng + Thân người hơi đổ về trước khoảng 20 – 30m, sau đó thẳng dần chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng. + Tần số bước chạy nhanh dần kết hợp với đánh tay với biên độ lớn hơn bình thường + Độ dài bước gia tăng sau mỗi bước chạy VI. Bài tập bổ trợ xuất phát Bài tập 1: Xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau. Bài tập bổ trợ xuất phát Vào tư thế nghe hiệu lệnh và nhanh chóng chạy nhanh ra Có thể thực hiện từng cá nhân hoặc theo từng cặp ( 1 VĐV chạy đuổi theo VĐV khác) > Mục đích: Nâng cao khả năng tập trung và tăng tốc Bài tập 2: Xuất phát cao theo tín hiệu: Sử dụng niều tín hiệu khác nhau: Âm thanh, thị giác và xúc giác > Mục đích: Cải thiện sự tập trung và phản xạ Bài tập 3: Xuất phát cao biến đổi (1) (2) (3) + Tự đổ người về trước xuất phát không có khẩu lệnh (1) + Xuất phát cao từ tư thế đổ người về trước (2) + Xuất phát cao từ tư thế 03 điểm tựa hoặc 04 điểm tựa (3) > Mục đích: Tập luyện để nâng mình và tăng tốc độ Bước 4: Tư thế “vào chỗ” Đặt và điều chỉnh bàn đạp cho hợp lý Phân tích vị trí, tư thế đúng ban đầu Thực hiện với sự chỉnh sửa của giáo viên (HLV) hoặc người cùng tập > Mục đích: Giới thiệu tư thế “vào chỗ” chuẩn xác Bước 5: Tư thế “sẵn sàng” Phân tích và thực hiện tư thế “sẵn sàng” Thực hiện “vào chỗ” và “sẵn sàng” không có hiệu lệnh Thực hiện với sự chỉnh sửa của giáo viên (HLV) hoặc người cùng tập > Mục đích: Giời thiệu tư thế “ sẵn sàng” chuẩn xác Bước 6: Toàn bộ quá trình xuất phát Bước 6: Toàn bộ quá trình xuất phát + Xuất phát với chạy lao 15 – 30m không có hiệu lệnh và có hiệu lệnh + Sử dụng nhiều ô chạy nhác nhau, xuất phát đường thẳng và đường vòng, có và không có người cùng tập, thay đổi thời gian giữa lệnh “sẵn sàng” và chạy + Mục đích: Liên kết các giai đoạn và hoàn thiện kỹ thuật xuất phát 

File đính kèm:

  • pptTiet 27 Chay ngan.ppt
Bài giảng liên quan