Bài giảng Lịch sử 9 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Về kiến thức:

- Sự hình thành trật tự hai cực Ianta.

- Những quan hệ của trật tự hai cực Ianta.

- Sự ra đời của LHQ.

- Chiến tranh lạnh giữa TBCN- XHCN.

- Xu thế phát triển của thế giới.

 2. Về tư tưởng:

- Thế giới nửa sau thế kỷ XX với nhiều chuyển biến phức tạp.

- Cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ

3. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tổng hợp, phân tích, nhận định, những vấn đề lịch sử.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử 9 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 13: Ngày soạn:3/11/2012 
Tiết 13: Ngày dạy: ..
BÀI 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 1. Về kiến thức: 	
- Sự hình thành trật tự hai cực Ianta.
- Những quan hệ của trật tự hai cực Ianta.
- Sự ra đời của LHQ.
- Chiến tranh lạnh giữa TBCN- XHCN.
- Xu thế phát triển của thế giới.
 2. Về tư tưởng: 	
- Thế giới nửa sau thế kỷ XX với nhiều chuyển biến phức tạp.
- Cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
3. Về kỹ năng:	
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tổng hợp, phân tích, nhận định, những vấn đề lịch sử.
II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	+ Thầy: sách giáo khoa, giáo án, bản đồ thế giới, tài liệu.
	+ Trò: Học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Vào bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
? Hoàn cảnh triệu tập hội nghị Ianta?
GV giới thiệu hình 22 sách giáo khoa.
? Trình bày nội dung chủ yếu của hội nghị Ianta?
? Cho biết hệ quả của hội nghị Ianta?
GV chuyển ý.
? Liên hiệp quốc ra đời trong hòan cảnh nào? Nhiệm vụ chủ yếu của nó là gì?
GV giới thiệu về Liên hiệp quốc và liên hệ đến Việt Nam.
GV chuyển ý.
? Vì sao có chiến tranh lạnh?
? Chiến tranh lạnh thể hiện qua những việc gì?
GV giải thích.
? Hậu quả của chiến tranh lạnh?
GV chuyển ý.
? Xu thế của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
GV giải thích, chốt lại.
- Vào giai đoạn cuối của W2II, hội nghị Ianta được triệu tập gồm 3 nguyên thủ quốc gia: LX, Mỹ, Anh.
- Phân chia khu vực ảnh hưởng của LX và Mỹ.
- Những qui định trên trở thành khuôn khổ trật tự thế giới mới: Trật tự 2 cực Ianta.
- HN Ianta quyết định thành lập LHQ. Nhiệm vụ là duy trì hòa bình, anh ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
- LX – Mỹ đối đầu nhau.
- Chạy đua vũ trang, đầu tư quân sự, thành lập các khối quân sự, bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị và họat động phá hoại LX và các nước XHCN.
- Tình hình thế giới căng thẳng.
- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu quốc tế.
- Xu thế thế giới đa cực, còn Mỹ muốn đơn cực.
- Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
- Tham gia các liên minh khu vực.
- Nhiều khu vực nội chiến, xung đột.
* Tuy nhiên, xu thế chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các quốc gia.
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
- Vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ của 3 cường quốc là LX, Mĩ và Anh đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á giữa hai cường quốc LX và Mĩ.
- Những thỏa thuận trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
II. Sự thành lập Liên hiệp quốc:
- Liên Hợp quốc được chính thức thành lập vào tháng 10/1945, nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về KT, văn hóa, XH.
- Trong hơn nửa tk qua, LHQ đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hào bình, an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển KT, XH.
- Việt Nam gia nhập LHQ từ 9/1977 và là thành viên thứ 49.
III. Chiến tranh lạnh:
- Sau chiến tranh tgt2 đã diễn ra sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường MĨ và LX và hai phe TBCN và XHCN, mà đỉnh điểm là tình trạng chiến tranh lạnh.
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với LX và các nước XHCN.
- Mỹ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ.
- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả nặng nề như: Sự căn thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, cực kì tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh:
- Xu thế hòa hõan, hòa dịu quốc tế.
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
- Dưới tác động của cm KH- CN, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.
- Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
4. Củng cố:
Nội dung hội nghị Ianta.
Nhiệm vụ của LHQ.
Xu thế của thế giới.
Về nhà học bài, làm bài tập, đọc trước bài mới
5 .Hướng dẫn:
 Học bài ,soạn bài 12
IV. RUT KINH NGHIỆM: .........................................................................................................................................
 KÝ DUYỆT: 12/11/2012
 Phạm Văn Ngọ
Tuần 14: Ngày soạn: 15/11/2012
Tiết 14 : Ngày dạy:..
Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 	
- Nguồn gốc, thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng KHKT lần hai của loài người.
- Bộ mặt thế giới thay đổi.
 	2. Tư tưởng: 
Ý chí vươn lên không ngừng, sự phát triển không giới hạn của con người. Chăm chỉ học tập.
 	 3. Kỹ năng: 
Rèn luyện phương pháp tư duy, tổng hợp, phân tích, so sánh, liên hệ những kiến thức đã học với thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 + Thầy: SGK, SGV, giáo án, tranh ảnh
 + Trò: Học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nội dung bài mới:: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- GV cho HS thảo luận về những thành tựu chủ yếu của CMKHKT.
- GV cho HS trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV chốt lại, chuyển ý.
? Nêu ý nghĩa của cách mạng KHKT lần 2.
GV chốt lại, chuyển ý
? Cách mạng KHKT lần 2 đem đến những hậu quả gì?
GV chốt lại.
- Khoa học cơ bản: Có nhiều thành tựu trong toán, lý, hóa, sinh học.
- Công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động.
- Năng lượng mới: gió, mặt trời, nguyên tử.
- Vật liệu mới: Polime.
- Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
- GTVT và TTLL: máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, vệ tinh nhân tạo.
- Chinh phục vũ trụ: bay vào vũ trụ, thám hiểm mặt trăng.
- Đánh dấu sự tiến bộ của nhân loại.
- Làm thay đổi cuộc sống con người, tăng năng xuất lao động.
- Mức sống được nâng cao.
- Cơ cấu dân cư thay đổi.
- Chế tạo vũ khí hủy diệt.
- Ô nhiễm môi trường.
- Nhiều bệnh lạ xuất hiện.
1. Những thành tựu KHKT:
 - Khoa học cơ bản:Cừu Đô Li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người.
 - Công cụ sản xuất mới:Máy tính điện tử,máy tự động và hệ thống máy tự động.
 - Năng lượng mới: gió, mặt trời, nguyên tử.
 - Vật liệu mới: Polime.
 - Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
 - GTVT và TTLL.
 - Chinh phục vũ trụ.
2. Ý nghĩa và tác động của cách mạng KHKT:
 a. Ý nghĩa: 
 - Đánh dấu sự tiến hóa của văn minh nhân loại.
 - Thay đổi cuộc sống con người, tăng năng suất lao động.
 - Mức sống, chất lượng cuộc sống được nâng cao, cơ cấu dân cư thay đổi.
 b. Hậu quả:
 - Chế tạo vũ khí hủy diệt. - Ô nhiễm môi trường.
- Nhiều bệnh lạ xuất hiện.
4. Củng cố: 
 - Những thành tựu của cách mạng KHKT lần 2.
 - Ý nghĩa và hậu quả của cách mạng KHKT lần 2.
5. Dặn dò: 
 - Học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
IV .RUT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................
 HT ký duyệt:19/11/2011
 Phạm Văn Ngọ

File đính kèm:

  • docGA sư 9 tuan13-14.doc
Bài giảng liên quan