Bài giảng Lịch sử 9 - Bài 13: Sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu

. Kiến thức:

 - Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.

 - Nắm được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội.

 - Quá trình phong kiến hóa vương quốc Phơ-răng, cũng như sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu.

 2. Về tư tưởng: Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của quần chúng nhân dân.

 3. Kĩ năng:

 - Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu, sự ra đời của các quốc gia phong kiến Tây Âu.

 - Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử 9 - Bài 13: Sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
LỊCH SỬ LỚP 10 NÂNGCAOTiết chương trình: 19Bài 13: SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂUNgười thực hiện: Trần Kim Thịnh I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:	- Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.	- Nắm được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội.	- Quá trình phong kiến hóa vương quốc Phơ-răng, cũng như sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu. 2. Về tư tưởng: Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của quần chúng nhân dân. 3. Kĩ năng:	- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu, sự ra đời của các quốc gia phong kiến Tây Âu.	- Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: Trước tiên, giáo viên chiếu lên màn hình Bản đồ Đế quốc Rôma vào thế kỷ IV và Lược đồ cuộc di cư của người Giéc-man và giới thiệu để học sinh nắm khái quát quá trình di cư của một số bộc tộc người Giéc-man vào lãnh thổ của đế quốc Rôma sinh sống vào cuối thế kỷ II. Đến giữa thế kỷ IV người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rôma. ĐẾ QUỐC RÔMA VÀO THẾ KỶ IV CUỘC DI CƯ CỦA NGƯỜI GIÉC-MAN1. Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man:Hoạt động1 (cá nhân): - GV trình bày và phân tích:Người Giéc- man là bộ tộc lớn ở Đông bắc của đế quốc Rô-ma, vào đầu thế kỷ công nguyên, chế độ công xã nguyên thủy. Do sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh, một số bộ tộc người Giéc-man đã di cư vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma sinh sống (cuối thế kỷ II). Đến giữa thế kỷ IV, người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma.Nguyên nhân: - Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh yêu cầu cần có đất đai để sinh sống.GV hỏi: Tại sao người Giéc-man lại ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma? Vì sao đế quốc Rô-ma lại thất bại? - Do người Hung Nô tấn công vào khu vực Đông và Nam- Âu; đế quốc Rô-ma khủng hoảng về kinh tế và chính trị, khởi nghĩa của nô lệ, nông dân nghèo liên tiếp nổ ra.GV hỏi tiếp: Hậu quả của việc người Giéc-man xâm lược đế quốc Rô-ma? - Đế quốc Rô-ma không còn đủ sức ngăn cản và chống đỡ những cuộc xâm lược của người Giéc-man và họ đã lập nên những vương quốc riêng của mình.Hoạt động 2 (theo nhóm): Khi tràn vào lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã có những việc làm gì? - Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới như vương quốc Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt... - Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, thành lập công xã nông thôn “ mác-cơ”.2. Quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng: Hoạt động 3 (cả lớp và cá nhân):GV trình bày: Trong các vương quốc của người Giéc-man, vương quốc Phơ-răng thể hiện rõ nhất quá trình phong kiến hóa.( sự hình thành vương quốc Phơ-răng với thủ lĩnh Clô-vít). CLOVIS VƯƠNG QUỐC PHƠ-RĂNGGV hỏi: Quá trình hình thành các giai cấp trong xã hội Phơ-răng diễn ra như thế nào? - Trong quá trình xâm lược Clô-vít đã chiếm ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma, mang tặng cho các quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân binh và những người thân hình thành những lãnh chúa phong kiến. - Clô-vít từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và ban đất cho nhà thờ. - Đa số nông dân tự do cũng bị lãnh chúa cướp ruộng đất, phải nhận ruộng cấy rẽ và nộp tô thuế, một số khác phải hiến dâng đất cho lãnh chúa để nhận sự bảo hộ. - Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng. Họ làm nghề võ sĩ bảo vệ và phục vụ lãnh chúa trong các cuộc chiến tranh.GV hỏi: Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh dưới thời nào? Những biểu hiện phát triển? -Dưới thờiCharlemagne,hình thành đqCharlemagner rg.lớnLỄ RỬA TỘI CỦA CLOVIS LÂU ĐÀI CỦA LÃNH CHÚACHARLEMAGNEĐẾ QUỐC CHARLEMAGNE3. Sự tan rã của đế quốc Saclơ-ma nhơ và thành lập các quốc gia phong kiến Pháp, Đức, Italia:Hoạt động 4 (cả lớp và cá nhân): Nêu nguyên nhân ra đời của các vương quốc phong kiến ở châu Âu? - Lãnh thổ của vương quốc Phơ-răng mang nhiều yếu tố phân tán. - Các lãnh chúa ngày càng mạnh, không chịu nghe mệnh lệnh của nhà vua. - Quá trình thành lập: Sau khi Saclơ-ma nhơ chết, đế quốc của ông phân chia thành ba vương quốc phong kiến là Pháp, Đức và Italia. - Các lãnh chúa địa phương nắm toàn bộ ruộng đất, nhà vua phải thừa nhận quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính. ( Thực chất đó là sự hình thành chế độ phong kiến tản quyền. Mỗi lãnh địa trở thành một vương quốc riêng, còn lãnh chúa trở thành vua của lãnh địa đó). III. SƠ KẾT BÀI HỌC: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học: - Quá trình hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu? - Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội? - Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu?IV. DẶN DÒ, RA BÀI TẬP: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài mới.

File đính kèm:

  • pptBai 13 Su hinh thanh cac quoc gia phong kien Tay Au.ppt