Bài giảng môn Ngữ văn 6 Tiết 109: Văn bản Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

Bố cục chia làm 4 đoạn:

 - “Từ đầu.như người”: Giới thiệu phẩm chất và vị trí của cây tre Việt Nam.

 - “Tiếp theo.chung thủy” Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và lao động.

 - “ Tiếp.chiến đấu”: Tre gắn bó với người trong chiến đấu.

 - Phần còn lại: Tre là người bạn của con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 6 Tiết 109: Văn bản Cây tre Việt Nam (Thép Mới), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chào mừng thầy cô giáo và các em học sinh tới dự tiết học ngày hôm nayKIỂM TRA BÀI CŨ1. Nêu vài nét về nghệ thuật và ý nghĩa trong văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân. 2. Trắc nghiệm: Cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân là một bức tranh như thế nào?A: Duyên dáng và mềm mại.B: Rực rỡ và tráng lệ.C: Dịu dàng và bình lặng.D: Hùng vĩ và lẫm liệt.- Nghệ thuật: Khắc họa hình tượng tinh tế,độc đáo, chính xác. Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.- Ý nghĩa: Bài văn cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trên vùng đảo. Đồng thời thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với quê hương Tiết 109: Văn bản  CÂY TRE VIỆT NAM(Thép Mới)A/ Tìm hiểu chung: Xem tranh, dựa vào chú thích, nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?Em hãy đọc văn bản , chú thích dấu “*” và số “4,11”I/ Tác giả, tác phẩm:- Tên khai sinh là Hà Văn Lộc (1928-1991) ở Hà Nội. Ông viết báo, bút ký, thuyết minh phim.Tác phẩm là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Thể loại: Bút ký Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, biểu cảm.III/ Bố cục:Thép MớiTiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”II/ Đọc và tìm hiểu từ khó:Bố cục chia làm 4 đoạn: - “Từ đầu...như người”: Giới thiệu phẩm chất và vị trí của cây tre Việt Nam. - “Tiếp theo...chung thủy” Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và lao động. - “ Tiếp...chiến đấu”: Tre gắn bó với người trong chiến đấu. - Phần còn lại: Tre là người bạn của con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai.(Xem sách giáo khoa)Hãy nêu bố cục văn bản?A/ Tìm hiểu chung: B Tìm hiểu chi tiết: I- Nội dung:1/Giới thiệu cây tre Việt Nam:Xem hình và nêu nội dung đoạn 1? Tác giả giới thiệu cây tre qua những chi tiết nào? Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM” Thép MớiI/ Tác giả, tác phẩm:II/ Đọc và tìm hiểu từ khó:III/ Bố cục:Măng mọc thẳng, dáng mộc mạc, màu tươi nhũn nhặnVào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. thanh cao, giản dị, chí khí như ngườiTiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”Em nhận xét cách dùng từ của tác giả? Qua đó cho em hiểu được gì về hình ảnh cây tre và ý nghĩa tượng trưng của nó?A Tìm hiểu chung: I/ Tác giả, tác phẩm: III/ Bố cục: II/ Đọc và tìm hiểu từ khó:B/ Tìm hiểu chi tiết: I/ Nội dung: 1. Giới thiệu về cây tre Việt Nam:Gợi tả vẻ đẹp đơn sơ, sức sống mãnh liệt khỏe khoắn của tre cũng chính là của con người Việt Nam.Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”Em hãy nhắc lại nội dung đoạn 2 và 3.2. Mối quan hệ giữa tre với người:Trong sinh hoạt và lao động:Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”Chi tiết nào thể hiện sự gắn bó giữa tre với người trong lao động và đời sống hằng ngày?Cối xay treĐiếu càyTre làm giàn bầuBóng tre trùm âu yếmGiường treNôi treQue chuyềnTre nứaDựng nhà-Đời sống: + “Bóng tre trùm lên âu yếm làng. Dưới bóng tre...người dân cày dựng nhà, dựng cửa... Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. chơi que chuyền,hút điếu cày tre...nằm trong chiếc nôi tre, giường tre.Tre với người sống có nhau, chết có nhau chung thủy. - Trong lao động: + Tre là cánh tay của người nông dân. + Tre vẫn còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay.. . Tre là người nhà Giang chẻ lạt buộc mềm như ... Lạt này gói bánh chưng xanh...” Chú ý phần gạch chân: Hãy cho biết câu nào quan trọng nhất? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi diễn tả mối quan hệ giữa tre với người trong sinh hoạt và lao động?Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”Nêu tác dụng của phép nhân hóa và cách viết của tác giả? Em có thể đọc câu ca dao nói về công dụng của tre mà em biết?* Tre là phương tiện lao động, là người bạn của nhân dân Việt Nam2/ Mối quan hệ giữa tre với người:a/ Trong lao động và đời sống hằng ngày:Để thuyết minh cho sự gắn bó của tre với con trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, tác giả đã dùng những hình ảnh nào?b/ Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc:Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc...Buổi đầu... tre là vũ khí, ngọn tầm vông dựng Thành đồng tổ quốc, cái chông tre sông Hồng...Gậy tre chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!Em có nhận xét gì về cách sử dụng nghệ thuật thể hiện phẩm chất của tre? Qua đó em hiểu được Cây tre Việt Nam như thế nào trong chiến đấu?Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”2/ Mối quan hệ giữa tre với người:a/ Trong lao động và đời sống hằng ngày: * Tre rất gần gũi, thân thuộc.b/ Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc:* Tre là đồng chí, đồng đội của ta. Tre sát cánh và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc .Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”Đố các em: Trong những truyền thuyết đã học, truyền thuyết nào đã sử dụng tre để đánh giặc?Quan sát tranh, em hãy cho biết ngoài mối quan hệ với người về lao động, đời sống hằng ngày, chiến đấu, tre còn gắn bó với con người ở phương diện nào?c/ Trong đời sống tinh thần:Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”Diều treCọc treỐng sáoEm đã quan sát hình ảnh minh họa, hãy cho biết trong đời sống tinh thần của con người tre có vai trò gì?Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê....khóm tre làng man mác, khúc nhạc đồng quê...gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều. Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...Liên hệ mở rộng: Ống tiêu, khèn... - Câu ngắn, cấu trúc như thơ, âm thanh rung lên man mác - Là âm nhạc của làng quê => Là cái phần lãng mạn của sự sống con người ở làng quê Việt NamTiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”2/ Mối quan hệ giữa tre với người: a/ Trong lao động và đời sống hằng ngày: b/ Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc: c/ Trong đời sống tinh thần:* Nhạc của tre là phần lãng mạn của cuộc sống con người ở làng quê Việt Nam.Tuổi thơ em có những kỉ niệm nào bên lũy tre làng, hãy kể lại kỉ niệm ấn tượng cho các bạn cùng nghe.Thép MớiQua phần 2 em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa tre với người?=> Cây tre luôn sát cánh với con người trong mọi thời gian và hoàn cảnh3. Cây tre trên con đường đi tới tương lai:Đọc thầm đoạn cuối, thảo luận: Trong xã hội ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại thì liệu cây tre có còn gắn bó mật thiết với người dân Việt Nam nữa không? Vì sao?Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”Thảo luận:Thời gian:1 phút Cây treHiện tại:Tre là bạn thân của nông dân, của nhân dân... =>Gắn bó mật thiết với ngườiTương lai: Cây tre mang đức tính của người hiền => Bạn đồng hành, tượng trưng cho dân tộcXem hình em suy nghĩ gì về câu thành ngữ: “Tre già măng mọc”?Sử dụng phép ẩn dụ, câu thành ngữ “Tre già măng mọc” có ý nghĩa là: Lớp trước già đi, có lớp sau kế tục thay thế. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước mai sau.Em cảm nhận được gì về tre và cảm xúc của tác giả?Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM” 2. Mối quan hệ giữa tre với người:A Tìm hiểu chung: I/ Tác giả, tác phẩm: III/ Bố cục: II/ Đọc và tìm hiểu từ khó: B/ Tìm hiểu chi tiết: I Nội dung: 1. Giới thiệu về cây tre Việt Nam:Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”3. Cây tre trên con đường đi tới tương lai:* Cây tre là bạn đồng hành, là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.II/ Nghệ thuật:Nêu nét nghệ thuật cơ bản của văn bản? Kết hợp chính luận và trữ tình. Xây dựng hình ảnh phong phú, tượng trưng. Lời văn giàu nhạc điệu, biểu cảm cao. So sánh, nhân hóa, điệp ngữ.Với những nét nghệ thuật đó, giúp em cảm nhận được những gì về cây tre và tác giả qua văn bản này?III/ Ý nghĩa văn bản:Văn bản cho thấy vẻ đẹp, sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Tác giả có hiểu biết, có tình cảm sâu nặng, niềm tin, tự hào về cây tre.Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”C/ Luyện tập:Tìm ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về tre? I/ BT1: - Tre già măng mọc. - Ngó lên nuộc lạt mái nhàBao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu. - Truyện cổ tích: Cây tre trăm đốt.Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”Ở địa phương hay ở trường em, sử dụng tre để sinh hoạt khi nào?II/ BT2:* Cắm trại, trung thuTiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM” Tại sao tác giả lấy nhan đề là “Cây tre Việt Nam” mà không lấy nhan đề là “ Cây tre”?Củng cố:Hướng dẫn tự học: - Đọc thêm bài: “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy trang 100 SGK Ngữ văn lớp 6/T1.Bài: “Cây tre Việt Nam” của Nguyễn Tuân( tuyển tập)-Tư liệu Ngữ Văn 6 trang194. - Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc. - Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. - Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre Việt Nam. - Chuẩn bị bài mới: “Câu trần thuật đơn”.Tiết 109: Văn bản “CÂY TRE VIỆT NAM”Tiết 109: Văn bản:  CÂY TRE VIỆT NAM Thép MớiA/ Tìm hiểu chung: I/Tác giả, tác phẩm( xemsgk) II/Đọc và tìm hiểu từ khó: III/ Bố cục: B/ Tìm hiểu chi tiết: i. Nội dung: 1. Giới thiệu vẻ đẹp của cây tre Việt Nam: *Gợi tả vẻ đẹpđơn sơ,sức sống mãnh liệt khỏe khoắn của cây tre cũng chính là của con người Việt Nam. 2. Mối quan hệ giữa tre với người: * Thơ xen vào văn cho thấy cây tre luôn sát cánh với con người trong mọi thời gian và hoàn cảnh 3. Ý nghĩa của cây tre: * Cây tre là bạn đồng hành, là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.II. Nghệ thuật: - Kết hợp chính luận và trữ tình. - Xây dựng hình ảnh phong phú, tượng trưng. - Lời văn giàu nhạc điệu, biểu cảm cao. - So sánh, nhân hóa, điệp ngữ.III. Ý nghĩa văn bản: - Văn bản cho thấy vẻ đẹp, sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. - Tác giả có hiểu biết, có tình cảm sâu nặng, niềm tin, tự hào về cây tre. ( ghi nhớ sgkC/ Luyện tập: - Tre già măng mọc. - Ngó lên nuộc lạt mái nhàBao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu. - Truyện cổ tích: Cây tre trăm đốt.KÍNH CHÀO TẠM BIỆT THẦY CÔ VÀ CÁC EM!

File đính kèm:

  • pptTiet 109 Cay tre Viet Nam(1).ppt
Bài giảng liên quan