Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tự tình (Hồ Xuân Hương)

1. Nghệ thuật: từ ngữ độc đáo,ấn tượng;sử dụng nhiều biện pháp :đảo ngữ, đối, ẩn dụ ;bút pháp trữ tình sâu lắng.

2. Nội dung :Bài thơ vừa cho thấy bi kịch của cuộc đời, vừa khẳng định sức sống mãnh liệt, vừa thể hiện khát khao hạnh phúc của Hồ Xuân Hương .

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tự tình (Hồ Xuân Hương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HỒ XUÂN HƯƠNGTự tìnhTÌM HIỂU CHUNG : 1.Tác giả: Cuộc đời : -Hồ Xuân Hương sống vào khoảng nửa cuối TK XVIII-nửa đầu TK XIX -Quê :Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu-Nghệ An. -Bà là người thông minh, đi nhiều nơi,giao du với nhiều danh sĩ nổi tiếng. -Cuộc đời ,tình duyên nhiều éo le,ngang trái. Sự nghiệp : - Thơ Nôm có khoảng 40 bài. - Tập “Lưu hương kí” gồm cả thơ Nôm và Hán. -Nội dung : + Thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối cuộc đời, số phận người phụ nữ. + Thơ HXH khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. 2. Bài thơ “Tự tình”(II): -Nhan đề : “Tự tình” là tự bày tỏ tình cảm và khát vọng của lòng mình. -Đây là bài thứ II trong số ba bài thơ “Tự tình” của HXH. -Thể thơ :Thất ngôn bát cú Đường luật . II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : 1.Đề :Giới thiệu bối cảnh và tâm trạng tác giả : - “Đêm khuya văng vẳng” thời gian,không gian yên tĩnh, vắng lặng. -Tiếng trống canh dồn dập báo hiệu thời gian trôi đi nhanh. con người đang thao thức, nghĩ về thân phận mình. - Cách ngắt nhịp 1/3/3. -Nghệ thuật đảo ngữ :từ “trơ” đặt ở đầu câu (“trơ”:trơ trọi, đơn độc ;trơ lì). - Nghệ thuật đối : “Cái hồng nhan” > < “Nước non” (cá nhân nhỏ bé) (TN,xã hội, cuộc đời) nhấn mạnh, tô đậm sự cô đơn, trơ trọi, có phần hẩm hiu của số phận hồng nhan Tình cảnh cô đơn,tâm trạng bẽ bàng, xót xa cho thân phận hồng nhan. 2.Thực :Cụ thể hơn hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ : -Mượn chén rượu để giải sầu, nhưng “say lại tỉnh” _nỗi buồn không thể nguôi ngoai -hình ảnh thiên nhiên: “vầng trăng bóng xế”(trăng sắp tàn, đã muộn),mà vẫn “khuyết chưa tròn”(chưa trọn vẹn). Hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng đến cảnh ngộ của cuộc đời Xuân Hương: tuổi xuân đã qua đi mà tình duyên,hạnh phúc vẫn chưa trọn vẹn. 3.Luận :Cảnh thiên nhiên: -NT đảo ngữ: các động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” được đặt ở đầu câu-mạnh mẽ, gợi hình,khẳng định sức sống mãnh liệt của thiên nhiên(rêu, đá-những sự vật nhỏ bé,vô tri) Sức sống mãnh liệt của tâm hồn Xuân Hương(ngay cả trong những lúc buồn đau nhất) 4.Kết : nhà thơ trực tiếp bộc lộ tâm trạng - “Ngán”:chán ngán,chán chường. - “Xuân đi, xuân lại lại”:sự trở lại của mùa xuân thiên nhiên. - “Mảnh tình”:không trọn vẹn,ít ỏi bị “san sẻ”,chỉ còn “tí con con”(gợi thân phận làm lẽ của nhà thơ ) Tâm trạng buồn chán, chua xót khi mùa xuân của thiên nhiên đến(vì đồng nghĩa với tuổi xuân lại ra đi), mà tình yêu ,hạnh phúc quá ít ỏi. III. TỔNG KẾT : 1. Nghệ thuật: từ ngữ độc đáo,ấn tượng;sử dụng nhiều biện pháp :đảo ngữ, đối, ẩn dụ ;bút pháp trữ tình sâu lắng. 2. Nội dung :Bài thơ vừa cho thấy bi kịch của cuộc đời, vừa khẳng định sức sống mãnh liệt, vừa thể hiện khát khao hạnh phúc của Hồ Xuân Hương . IV. CỦNG CỐ_DẶN DÒ : -Bản lĩnh của HXH qua bài thơ. -HS học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung,nghệ thuật bài thơ. -Soạn bài “Câu cá mùa thu”(NK).

File đính kèm:

  • pptTu_tinh.ppt