Bài giảng Ngữ văn 7 Tiết 126: Văn bản Báo cáo

Văn bản 1 :

 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

 --------------

 Bắc Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2003.

 Báo cáo

 Về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 – 11

 Kính gửi : Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Quốc Toản.

 Để thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, hưởng ứng đợt phát động thi đua làm nhiều việc tốt của Ban Giám hiệu nhà trường, trong tháng 11 vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là :

 

ppt23 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 7 Tiết 126: Văn bản Báo cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 126 : Văn bản báo cáoTiết 126 : Văn bản báo cáoI. Đặc điểm của văn bản báo cáo: Đọc cỏc văn bản sau SGK/133,134.Văn bản 1 : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. -------------- Bắc Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2003. Báo cáo Về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 – 11	Kính gửi : Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Quốc Toản.	Để thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, hưởng ứng đợt phát động thi đua làm nhiều việc tốt của Ban Giám hiệu nhà trường, trong tháng 11 vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là :	1. Về học tập : Cả lớp đã có 86 tiết học được xếp loại tốt. Cả lớp được 16 điểm 10, 25 điểm 9, trong đó bạn Lê Văn là người đạt nhiều điểm 9 và 10 nhất. Trong số 45 bạn chỉ còn 2 bạn bị điểm dưới trung bình.	2. Về kỉ luật : Cả lớp không bạn nào đi học muộn, không bạn nào bị thầy, cô giáo nhắc nhở trong giờ học, không xảy ra điều gì ảnh hưởng tới việc học tập của lớp. 3. Về lao động : Lớp đã tham gia lao động tập thể 3 buổi theo lịch của nhà trường : Dọn vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ cây. Kết quả các buổi lao động đều tốt, 4 bạn nghỉ có lí do.	4. Các hoạt động khác : Lớp đã tham gia 2 tiết mục trong buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường; làm được một tờ báo tường với chủ đề chào mừng ngày 20 – 11. Thay mặt lớp 7B Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên)Văn bản 2cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. ------------- Nam Định, ngày 08 tháng 09 năm 2003.báo cáoVề kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.	Kính gửi : Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.	Hưởng ứng phong trào quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra, lớp 7C đã tiến hành quyên góp được một số quà gửi các bạn học sinh vùng lũ lụt như sau :	1) Quần áo : 6 bộ.	2) Sách vở : 12 bộ sách giáo khoa cũ (lớp 6 ) và 30 quyển vở học sinh. 3)Tiền: 100.000 đồng.	Tất cả các bạn đều đóng góp, ủng hộ. Trong đó bạn Hoàng Hà là người ủng hộ nhiều nhất : 1 bộ quần áo và 20.000 đồng. Thay mặt lớp 7C Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên)Tiết 126. Văn bản báo cáoI. Đặc điểm của văn bản báo cáo: Đọc các văn bản: SGK/133,134 Văn bản 1:- Mục đích: Báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 – 11.Văn bản 2: - Mục đích:Báo cáo kết quả ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.* Nội dung :- Ngắn gọn, rõ ràng. - Nêu rõ : Ai viết? Ai nhận? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ra sao ?* Hình thức :- Trang trọng, sáng sủa.- Cân đối, đúng mẫu Khi cần viết báo cáo : Khi cần phải sơ kết, tổng kết một phong trào thi đua hoặc một đợt hoạt động, công tác nào đó.Ví dụ: Trong các tình huống sau đây,tình huống nào phải viết báo cáo?Sắp tới nhà trường sẽ tổ chức đi thăm quan một di tích lịch sử nổi tiếng theo tinh thần tự nguyện tất cả các bạn trong lớp đều muốn tham gia.Gần cuối năm học, Ban Giám hiệu cần biết tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong hai tháng cuối năm.c) Do bố mẹ thay đổi nơi công tác, em phải chuyển đến học một trường tại chỗ ở mới. Tình huống b :- Vì Ban giám hiệu cần biết tình hình học tập, sinh hoạt của lớp trong hai tháng cuối năm. - Tập thể lớp phải tập hợp các kết quả phấn đấu về ba mặt trên thành văn bản để Ban Giám hiệu biết.Tình huống a:Viết văn bản đề nghịTình huống c :Viết đơn xin nhập học.II. Cách làm văn bản báo cáo. 1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo Giống nhau : + Đều cú những mục: quốc hiệu và tiờu ngữ; địa điểm, thời gian viết bỏo cỏo. + Đều cú cỏc mục: Bỏo cỏo của ai? Bỏo cỏo với ai? Bỏo cỏo việc gỡ? Kết quả như thế nào? - Khác nhau : Về nội dung cụ thể của từng văn bản.Cách làm một văn bản báo cáo - Hình thức : Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.- Nội dung : Không nhất thiết phải trình bày tất cả nhưng chú ý các mục sau : Báo cáo của ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào ?2. Dàn mục một văn bản báo cáo a. Quốc hiệu và tiêu ngữ : Cộng hoà .. b. Địa điểm và ngày tháng làm báo cáo. c. Tên văn bản : Báo cáo tổng kết .. Phụ đề : Về việc  d. Nơi nhận báo cáo. e. Người (tổ chức) báo cáo g. Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được h. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo3. Lưu ý: Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to. Trình bày văn bản báo cáo cần sáng sủa, cân đối : Các phần Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung báo cáo, mỗi phần cách nhau 2 – 3 dòng; không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn. Tên người (tổ chức) báo cáo, nơi nhận báo cáo và nội dung báo cáo là những mục cần chú ý trong loại văn bản này. Các kết quả bao giờ cũng được nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung.Ghi nhớ:SGK/136. Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể. Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau : Báo cáo của ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả như thế nào ?III.Luyện tập : Bài tập 1: Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết văn bản báo cáo và tình huống nào cần viết văn bản đề Nghị? a) Nêu nguyện vọng của tập thể lớp muốn đi tham quan b) Trình bày về kết quả của một hoạt động do nhà trường đề ra. c) Thay mặt tập thể lớp trình bày về việc cánh cửa của lớp bị hỏng và đề nghị nhà trường sửa.chữa. d) Trình bày về một nội dung công tác được phân công với thầy giáo ( cô giáo ) chủ nhiệm lớp.? Trong các tình huống sau, tình huống nào phải viết báo cáo a) Bạn ngồi bên cạnh em mượn sách của em nhưng lâu nhưng không trả. Em muốn nhờ cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.b) Bài kiểm tra của em bị điểm kém, nhưng cho rằng có sự nhầm lẫn trong khi thầy giáo chấm bài. Em muốn thầy xem lại bài của em.c) Sắp tới, có đợt kết nạp đoàn viên. Em muốn được vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.d) Em là Chi đội trưởng. Cuối năm học, thầy Tổng phụ trách cần biết tình hình hoạt động của Chi đội em.? Trong các tình huống sau, tình huống nào không cần viết báo cáo ?a) Giám đốc một xí nghiệp muốn biết tình hình sản xuất của phân xưởng A trong quý IV năm 2002.b) Cô giáo chủ nhiệm muốn biết kết quả chuyến đi thăm Bảo tàng Dân tộc học của lớp em vào cuối tuần trước.c) Em muốn tham gia Câu lạc bộ Tiếng Anh của nhà trường.d) Cô Tổng phụ trách muốn biết kết quả đợt quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ của các Chi đội.Bài tập 2: SGK/136Các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo:Một số mục thống kờ thiếu:Quốc hiệu, tiờu ngữĐịa điểm: ngày, thỏng, năm.Nơi nhận bỏo cỏo.Người nhận bỏo cỏo.Lớ do, sự việc, kết quả.Kớ tờn.Cõu hỏi, bài tập củng cố? Bỏo cỏo là gỡ?? Bản bỏo cỏo được trỡnh bày như thế nào?? Hóy nờu một trường hợp cần bỏo cỏo? Hướng dẫn HS tự học: Viết hoàn chỉnh một văn bản báo cáo.- Học thuộc lòng ghi nhớ.- Chuẩn bị: Luyện tập về văn bản đề nghị và báo cáo.

File đính kèm:

  • pptTiet 124 Van ban bao cao.ppt
Bài giảng liên quan