Bài giảng Ngữ văn 9: Ôn tập: Tập làm văn

7/ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 với các lớp 6.7.8:

a/ Giống nhau :

 *Có nhân vật chính và nhân vật phụ .

 * Có cốt truyện : sự việc chính và sự việc phụ

 

ppt12 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 9: Ôn tập: Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TIẾT 82 :ÔN TẬP :
TẬP LÀM VĂN 7/ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 với các lớp 6.7.8:a/ Giống nhau : *Có nhân vật chính và nhân vật phụ . * Có cốt truyện : sự việc chính và sự việc phụ 2/ Khác nhau :lớp 9 có thêm yêu cầu:a/ Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm .Ví dụ 1: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước lần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh=>Tự sự :kể việc chị em Kiều du xuân trở về Miêu tả : Cảnh chiều xuânBiểu cảm: buồn man mác,luyến tiếc Ví dụ 2 : “Mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau,ép cho nướcmắt chảy ra .Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như connít.” (lão Hạc-Nam Cao)Tự sự :Ông giáo kể việc lão Hạc kể chuyện bán con Vàng .Miêu tả nội tâm : tâm trạng đau đớn,day dứt ,ân hận vì đã lừa dối con vàng .b/ Sự kết hợp giữa tự sự với nghị luận :Ví dụ : Đối với những người ở quanh ta,nếuta không cố mà hiểu họ ,thì ta chỉ thấy họ gàndở ngu ngốc ,bần tiện,xấu xa và bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ;không bao giờ ta thấy họ đáng thương ;không bao giờ tathương .Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá ”=>Những suy nghĩ nội tâm của ông giáo mang yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự c/Đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự : Ví dụ1: ”-Này ,thày nó ạ . Ông Hai nằm rũ ở trên giường không nói gì . -Thày nó ngủ rồi à? -Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích . -Tôi thấy người ta đồn  Ông lão gắt lên : - Biết rồi !Cuộc đối thoại của vợ chồng ông Hai .Nhân vật bà Hai có ba lượt lời .Nhân vật ông Hai có hai lượt lời Ví dụ 2:”Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ?”=>Là câu độc thoại vì mình nói cho mình nghe,không có đối tượng tiếp nhận .Ví dụ 3:”Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...=>Là những câu độc thoại nội tâm vì không phát thành tiếng mà chỉ trong suy nghĩ . d/Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện :*Người kể chuyện :ngoài kể ngôi thứ nhất còn-Ngôi thứ ba: người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản biết mọi việc ,mọihành động tâm tư tình cảm của nhân vật .*Vai trò:giới thiệu nhân vật,tình huống,tả người ,tả cảnh vật ,đưa ra nhận định ,đánh giá về những điều được kể. 8/Nhận diện văn bản :a/ Khi gọi tên một văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó .Ví dụ:*Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan :văn bản miêu tả .*Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện :văn bản tự sự *phương thức lập luận :Văn bản nghị luận *Phương thức cung cấp tri thức về đối tượng:văn bản thuyết minh.b/Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả,biểu cảm,nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là kể lại hiện thực bằng con người và sự việc ( Tự sự ) 9/ Khả năng kết hợp của các loại văn bản :*Tự sự +Miêu tả+Nghị luận+Biểu cảm+Thuyết minh*Miêu tả +Tự sự+Biểu cảm+Thuyết minh*Nghị luận +Miêu tả+Biểu cảm+Thuyết minh*Biểu cảm +tự sự+Miêu tả+Nghị luận Hướng dẫn học : -Vận dụng trong ôn tập -Tiếp tục ôn phần còn lại cho tiết sau.

File đính kèm:

  • ppttiet 82 On tap Tap lam van.ppt
Bài giảng liên quan