Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh) - Phạm Thị Thúy Nhài

. Tìm hi?u chung

. Hoàn cảnh sáng tác

 Tháng 8- 1942, Hồ Chí Minh qua Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.

Chiều tối ( Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập thơ Nhật kí trong tù. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao từ Tinh Tây đến Thiên Bảo vào mùa thu năm 1942.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh) - Phạm Thị Thúy Nhài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHIỀU TỐI Hồ Chí Minh Người soạn: Phạm Thị Thúy NhàiPhạm Thị Thúy Nhài1Hồ Chí Minh (1890-1969)Phạm Thị Thúy Nhài2 I. Tìm hiểu chung1. Hoàn cảnh sáng tác Tháng 8- 1942, Hồ Chí Minh qua Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. 1 trang trong tập thơ Nhật Kí trong tù của Bác Hồ, bản tiếng Thái, in tại Thái Lan Hãy nêu hồn cảnh ra đời của bài thơ? Em cĩ hiểu biết gì về tập thơ Nhật Kí Trong Tù?Phạm Thị Thúy Nhài3Chiều tối ( Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập thơ Nhật kí trong tù. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào mùa thu năm 1942.Phạm Thị Thúy Nhài4 2. Chủ đề Niềm cảm xúc trước cảnh thiên nhiên và tinh thần lạc quan tin yêu cuộc sống cuả ngươì tù cách mạng.Đọc bài thơ, nêu cảm nhận của em về bức tranh thơ và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ??Phạm Thị Thúy Nhài5II. Đọc- hiểu văn bản 1. Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không Dịch thơ:Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;Phạm Thị Thúy Nhài6 Điểm nhìn là bầu trời: Một cánh chim nhỏ, mệt mỏi bay về rừng. Một chòm mây cô đơn chậm chậm trôi giữa tầng không.  Lấy sự chuyển động của cánh chim, của chòm mây, để diễn tả sự ngưng nghỉ, sự tĩnh lặng của vạn vật. Dùng điểm vẽ diện, từ một cánh chim, một chòm mây gợi ra cả bầu trời cao xanh khóang đạt. Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ, thật gợi cảm được miêu tả bằng một tình yêu thiên nhiên sâu sắc.Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ chọn điểm nhìn hướng về đâu? Sử dụng bút pháp gì để tả cảnh thiên nhiên?Phạm Thị Thúy Nhài7 Tả ngoại cảnh chính là tả tâm cảnh. Hình ảnh mang nặng tâm trạng. Mang phong cách thơ ca cổ điển: tả cảnh ngụ tình Sự đồng điệu giữa thiên nhiên và tâm trạng cho thấy sự cảm thơng giữa cảnh và người mà nguồn gốc sự cảm thơng ấy chính là tình yêu thương rộng lớn của Bác với mọi biểu hiện của sự sống..Qua bức tranh cảnh chiều tà, em cảm nhận tâm trạng nhân vật trữ tình như thế nào, những tình cảm nào của nhà thơ?Phạm Thị Thúy Nhài8Hai câu thơ thấm thía nỗi buồn vì cảnh buồn, người buồn. Bút pháp cổ điển đã tạo ra bức tranh thiên nhiên sinh động.Phạm Thị Thúy Nhài9 2. Hai câu thơ sau: Bức tranh đời sống con người Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.Dịch thơ: Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. ->Lời thơ có sự chuyển mạch đột ngột: Chuyển thời gian,chuyển cảnh, chuyển tình.Ở hai câu thơ sau cĩ sư chuyển biến gì về mặt thời gian, khơng gian, ngơn ngữ, hình ảnh thơ?Phạm Thị Thúy Nhài10 a/ Chuyển thời gian Từ khoảnh khắc buổi chiều tối, với hình ảnh lò than rực hồng. -> Nghệ thuật tương phản: lấy sáng để chỉ tối.Bút pháp miêu tả cĩ gì đặc sắc, giàu sức gợi?Phạm Thị Thúy Nhài11 b/Chuyển cảnh  Từ cảnh trời mây hoang vắng, chuyển sang cảnh sinh hoạt ấm cúng. Lời thơ như bước chân của người tù ngày một gần hơn theo từng chi tiết cảnh vật. Đặc biệt con người trở thành trung tâm điểm của bức tranh, với nét vẻ đậm khoẻ, trong tư thế lao động, gợi cảm xúc tươi vui, giàu sức sống.  Điểm nhìn của nhà thơ bây giờ là mặt đất: miêu tả cụ thể đời sống hằng ngày.Điểm nhìn của hai câu sau cĩ gì khác so với hai câu đầu? Từ đĩ em thử nhận xét sự vận động của hình ảnh trong thơ Bác.Phạm Thị Thúy Nhài12c/ Chuyển tình  Nếu hai câu thơ trên là nỗi niềm riêng của Bác trong cảnh tù đày nơi núi rừng vắng vẻ, thì hai câu này là tình thương của Bác đối với những người lao động nghèo khổ, được thể hiện một cách gián tiếp.  Âm điệu khắc khổ của câu thơ được thể hiện qua hiện tượng “láy âm vắt dòng” (ma bao túc- bao túc ma hoàn) gợi hình ảnh vòng quay của cối xay ngô bước chuyển của thời gian.Hai câu thơ sau thể hiện tình cảm nào của người tù CM? Tác giả dùng bút pháp nghệ thuật gì để tả việc xay ngơ đồng thời gợi điều gì về bước chuyển thời gian?Phạm Thị Thúy Nhài13 Hình ảnh lò than rực hồng tạo âm hưởng lạc quan về cảnh sum họp đầm ấm-> Đã làm sáng bừng cả bài thơ.  Hai câu thơ là niềm rung động thấm thía trước hạnh phúc bình dị của con người. Bác đã quên nỗi đau của bản thân, để chia sẻ những khó nhọc của kiếp người cần lao, để vui với niềm vui của con người lao động.Theo em, “nhãn tự” của bài thơ là ở đâu? Phân tích cái hay của “nhãn tự” đĩ?Phạm Thị Thúy Nhài14 d/ Chuyển ngôn ngữ Nếu hai câu thơ trên mang màu sắc cổ điển thì hai câu này mang tính hiện đại: miêu tả con người như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên, mạch thơ vận động hướng về sự sống và ánh sáng.Em cĩ nhận xét gì về chất cổ điển và chất hiện đại trong bài thơ, thể hiện như thế nào trong ngơn ngữ hai câu đầu và hai câu sau?Phạm Thị Thúy Nhài15III. Tổng kếtBài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn vĩ đại Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài thơ??Phạm Thị Thúy Nhài16

File đính kèm:

  • pptChieu_toi_Ho_Chi_Minh.ppt