Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Trần Thị Mai

1.1. Tiểu dẫn

- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở

làng Mọc nay là Nhân Chính,

Thanh Xuân, Hà Nội.

- Trước CMT8, là cây bút tiêu biểu cho

văn xuôi lãng mạn thời kì phát triển

cuối cùng.

- Sau CMT8, cống hiến sức mình cho cách mạng, đảm

nhiệm cức vụ Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

- Nguyễn Tuân có biệt tài về thể kí, đặc biệt là tùy bút.

Năm 1996, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí

Minh về văn học nghệ thuật.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Trần Thị Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ách lần đầu tiên năm 1940.?7 Tác phẩm Vang bóng một thời nói về điều gì? Vang bóng một thời khi in lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân, là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ”.  Vang bóng một thời viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng.?81.2. Văn bản Theo em, truyện ngắn chia làm mấy phần? Nội dung, ý nghĩa của từng phần?  Truyện ngắn được chia làm 3 phần:- Phần 1: “Nhận được phiến trát xem sao rồi sẽ liệu”: nhân cách tài hoa của Huấn Cao trong suy nghĩ, lời nói của viên quản ngục và thầy thơ lại.- Phần 2: “Sớm hôm sau thì ân hận suốt đời mất”: tâm trạng của viên quản ngục và thái độ của Huấn Cao trong chốn lao tù khi biết dụng ý của viên quản ngục.- Phần 3: còn lại: cảnh cho chữ tại nhà lao – một cảnh xưa nay chưa từng có.  Phần 1, 2 giới thiệu các nhân vật tham gia vào câu chuyện, là phần dẫn để vào phần 3 – cảnh cho chữ.?9Theo em, giọng đọc như thế nào là phù hợp với từng phần? - Phần 1: giọng đọc trăn trở, diễn tả được tâm trạng vừa mừng, vừa lo của viên quản ngục.- Phần 2: giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật- Phần 3: đọc thật diễn cảm, nhập tâm.?10Theo em, nội dung chính của truyện nói về điều gì? Thông qua nội dung này, tác giả muốn gửi gắm điều gì? - Khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao - Bộc lộ sự bất hòa với thực tại, lòng yêu nước thầm kín - Khẳng định sự trường tồn của cái đẹp, của linh hồn dân tộc.?112. Đọc – hiểu văn bản Tác giả để Huấn Cao xuất hiện như thế nào? Dụng ý của tác giả? - Xuất hiện gián tiếp qua suy nghĩ, lời nói và hành động của viên quản ngục và thầy thơ lại. - Dụng ý: ca ngợi tài viết chữ, tài “bẻ khóa vượt ngục” của Huấn Cao. 2.1. Nhân vật Huấn Cao?12Những chi tiết nào nói lên tài viết chữ của Huấn Cao? - Chữ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm; - Những nét chữ vuông tươi tắn nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người; - Có được chữ của Huấn Cao màtreo là có một vật báu trên đời.  Huấn Cao là một nho sỹ tài hoa.?13Chi tiết nào miêu tả vẻ đẹp hiên ngang của Huấn cao?Chống lại triều đình;Rỗ gông diệt rệp;Thản nhiên nhận rượu thịt;Khinh bạt, thách thức cai tù. Những chi tiết ấy nói lên điều gì? Huấn Cao là một con người hiên ngang, bất khuất, là hiện thân của người anh hùng nghĩa sỹ.??14 Chứng minh Huấn Cao là người có cái tâm cao cả, có thiên lương trong sáng. - Ngẩng đầu kiêu hãnh: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.” - Cảm kích quản ngục có sở thích cao quý, có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.  ân hận chân thành: “thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. - Khuyên quản ngục nên về quê ở để giữ thiên lương.  Là người sáng tạo ra cái đẹp, giữ gìn cái đẹp, trân trọng những người biết chiêm ngưỡng cái đẹp, hiểu được giá trị của cái đẹp.?15 Em hiểu nghĩa của từ “thiên lương” như thế nào? Tâm theo quan niệm của Nguyễn Tuân là thiên lương, là bản tính tốt của con người, được trời phú. Nguyễn Tuân nhấn mạnh tố chất thiên lương trong nhân cách của Huấn Cao, khẳng định bản chất tốt đẹp của con người.  giá trị nhân văn, trân trọng con người.?16Tiểu kết Huấn Cao là một hình tượng nghệ thuật tuyệt mỹ. Nhân vật này là sự kết hợp hài hòa giữa cái đẹp tài hoa và cái đẹp nhân cách, giữa cái tâm và cái tài, giữa cái đẹp và cái thiên lương. Chính vì thế, Huấn Cao là mẫu người lí tưởng mà Nguyễn Tuân và người đời ngưỡng mộ, tôn thờ.172.2. Nhân vật viên quản ngục Viên quản ngục được miêu tả như thế nào về ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh sống và sở thích? - Ngoại hình: tuổi chớm già, mang vẻ việc;- Tính cách: dịu dàng, biết trọng người ngay;- Hoàn cách sống: sống trong cảnh đề lao;- Sở thích: chơi chữ.?18Từ việc miêu tả như vậy, em có nhận xét gì?Mặc dù sống trong cảnh đề lao nhưng:- Quản ngục có nhân cách và sở thích thanh cao - Đó là một con người khác thường trong chốn nhà lao tầm thường.?19Vì sao tình huống viên quản ngục gặpHuấn Cao là một tình huống mang tính kịch? Vì viên quản ngục phải đưa ra lựa chọn có tính xung đột:- Làm tròn bổn phận của một quản ngục thì phải chà đạp lên tấc lòng tri kỉ  chiến thắng thuộc về sự tầm thường, đê tiện.- Tròn đạo tri kỉ thì phải phản lại bổn phận và chức vụ của một quan coi ngục  cái đẹp chiến thắng.?20 Từ khi gặp Huấn Cao, viên quản ngục có diễn biến tâm lí như thế nào? Ông đã xử lí thế nào? + Khi nghe tin Huấn Cao bị giải đến: hỏi thăm về Huấn Cao, trằn trọc không ngủ, muốn biệt đãi; tâm trạng: lo lắng, xót thương, nuối tiếc;+ Khi tiếp nhận Huấn Cao: nhìn Huấn Cao hiền từ, kính nể, biệt nhỡn.  trân trọng Huấn Cao;+ Trong quá trình Huấn Cao ở lại tù: dâng rượu thịt hàng ngày, nói năng cung kính, lễ độ, nhẫn nhục. Kính nể, biệt đãi Huấn Cao.?21 Từ diễn biến tâm lí của viên quản ngục, theo em, viên quản ngục là người như thế nào? - Là người biết quý trọng nhân tài, quý trọng cái đẹp; - Có một tấm lòng trong trẻo, một tâm hồn cao quý:“là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.?22Tiểu kết Tâm sự về nghề nghiệp, nhà văn Nguyễn Tuân nói: “Có hai lối viết, tôi gọi là lối nóng và lối lạnh. Cũng như tạng người, có tạng hàn, tạng nhiệt. Tôi thích viết lạnh.” Trong truyện ngắn này, viên quản ngục thuộc tạng hàn được dựng bằng nét bút lạnh.Viên quản ngục với những vẻ đẹp riêng góp phần làm rõ quan niệm của Nguyễn Tuân về thiên lương. 232.3. Cảnh cho chữ Chuyện xảy ra lúc nào? Ở đâu? Thời gian và không gian này có gì đặc biệt? - Thời gian: đêm khuya - Không gian:trong nhà tù - Đó là nơi ngự trị của bóng tối, cái ác – những thứ thù địch với cái đẹp. ? Tại sao cảnh cho chữ được gọi là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? 24Thời gian và không gian này có tác dụng nói lên điều gì? Nguyễn Tuân muốn khẳng định rằng cái đẹp ra đời mọi lúc, mọi nơi, không gì ngăn cản được. ?25 Bằng thủ pháp tương phản, Nguyễn Tuân đã vẽ nên trong không gian ấy những gì?  Sự vật: - Ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu >< viên quản ngục và thầy thơ lại. ?26Con người ở đây được thể hiện như thế nào?  Kẻ uy quyền – viên quản ngục – lúc này không còn quyền uy mà quyền uy thuộc về tử tù Huấn Cao.  Quản ngục khúm núm còn tử tù thì ung dung đường bệ. Em có nhận xét gì về vị thế của các nhân vật?  Có sự đảo lộn vị thế giữa các nhân vật??27 Theo em, điều gì đã gây nên cuộc đảo lộn vị thế giữa các nhân vật?  CÁI ĐẸP  Cái đẹp là vĩnh hằng, cái đẹp có khả năng cảm hóa con người  Thể hiện niềm tin của Nguyễn Tuân vào con người và sức chinh phục kì diệu của cái đẹp  Cái đẹp còn làm đảo lộn cả luật lệ nhà tù ?28 Huấn Cao khuyên viên quản ngục điều gì? Huấn Cao khuyên viên quản ngục thay đổi chỗ ở Ý nghĩa của lời khuyên này? Để viên quản ngục giữ thiên lương cho lành vững Cái đẹp, cái thiện có thể sản sinh ra từ cái ác, cái xấu nhưng không thể sống chung với cái xấu, cái ác.??29 Thái độ khúm núm và sự chuyển biến qua hai lần nói (xin lĩnh ý và xin bái lĩnh) nói lên điều gì ở viên quản ngục? Thái độ đó chứng tỏ tác dụng cảm hóa của lời khuyên của Huấn Cao cũng như của cái đẹp. Có phải đây là thái độ của một người có nhân cách thấp hèn không? Không. Nó thể hiện một con người có nhân cách cao đẹp, có thiên lương. “Có những cái cúi đầu làm cho con người đê tiện, có những cái cúi đầu làm cho con người cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn. Đấy là cái cúi đầu trước cái Tài, cái Đẹp, cái Thiên lương” (Nguyễn Đăng Mạnh) ??30Qua việc phân tích cảnh cho chữ, theo em cảnh này có ý nghĩa gì? Cảnh cho chữ đã khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái cao cả với cái thấp hèn, của cái đẹp với cái xấu xa, nhơ bẩn, của thiên lương với tội ác; khẳng định cái đẹp có sức sống bất diệt, có khả năng cảm hóa con người. ?312.4. Nghệ thuật Em hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật mà Nguyễn Tuân đã thể hiện trong tác phẩm?+ Xây dựng nhân vật theo lối lí tưởng hóa bằng ngòi bút lãng mạn.+ Tình huống truyện độc đáo, giàu kịch tính.+ Dựng cảnh độc đáo, mang tính hội họa, điện ảnh.+ Bút pháp tương phản, đối lập.+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.+ Sử dụng hệ thống từ Hán Việt vừa hiện đại, vừa cổ kính.?323. Tổng kết Qua truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, em có suy nghĩ gì? + Bằng nghệ thuật tương phản, cách viết truyện vừa tài hoa vừa hiện đại, kết hợp với chất tài hoa tài tử, Nguyễn Tuân đãõ để lại cho đời một tác phẩm xuất sắc.+ Truyện ngắn Chữ người tử tù có thể coi là bài ca đầy cảm hứng động viên con người cố gắng giữ tâm hồn thanh cao, trong sạch, giữ thiên lương cho lành vững, giữ gìn cái đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào. ?334. Luyện tậpEm hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù. 34 Cảm ơn thầy cô và các bạn đã theo dõi!

File đính kèm:

  • pptchu_nguoi_tu_tu.ppt
Bài giảng liên quan