Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

I. Tiểu dẫn :

1/ Tác giả: (SGK)

a) Cuộc đời:

- Xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm.

- Làm công chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định -> Vào Sài Gòn làm báo nhưng lại mắc bệnh phong-> A/h nhiều đến sáng tác.

- Năm 1940 mất tại trại phong Quy Hoà.

 Cuộc đời Hàn Mặc Tử ngắn ngủi và bất hạnh.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HÀN MẶC TỬĐÂY THÔN VĨ DẠI. Tiểu dẫn :1/ Tác giả: (SGK)a) Cuộc đời: - Xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm.- Làm công chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định -> Vào Sài Gòn làm báo nhưng lại mắc bệnh phong-> A/h nhiều đến sáng tác.- Năm 1940 mất tại trại phong Quy Hoà. Cuộc đời Hàn Mặc Tử ngắn ngủi và bất hạnh.Thi sĩ Hàn Mặc Tửb. Sự nghiệp sáng tác: 14,15 tuổi,nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn. - Có sức sáng tạo mãnh liệt nhất trong phong trào Thơ mới với trường thơ điên loạn.- Đặc điểm thơ: + Vừa quằn quại, đau đớn. + Vừa hồn nhiên, trong trẻo. HMT là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.- TP tiêu biểu: (SGK)- Nội dung: Diện mạo thơ bí ẩn phức tạp nhưng luôn hướng về cuộc đời trần thế với một tình yêu đớn đau. 2. TÁC PHẨMa. Hoàn cảnh ra đời- Khi làm ở sở Đạc điền Bình Định, HMT quen Hoàng Cúc - người con gái chủ sở, quê ở Vĩ Dạ - Huế. Về Quy Nhơn, Tử không gặp được Hoàng Cúc, vì cô đã theo cha về ở hẳn ngoài Huế.- Trong thời gian chữa bệnh ở Quy Hòa,Tử có nhận được một tấm thiếp với vài lời động viên. Tấm thiếp có in hình khung cảnh sông Hương, cô gái chèo đò,Những kỉ niệm một thời ở Huế tràn về, Tử đã viết bài thơ này. Mặt khác, đó còn là niềm khao khát cuộc sống đến cháy bỏng của Hàn Mặc Tử.b. Xuất xứ: Trích trong tập thơ “ Thơ Điên” Thư Hàn Mặc Tử gửi Hoàng Cúc kèm theo bài “Đây thôn Vĩ Dạ”:“Túc hạ! Có nhận được bức ảnh bến Vĩ Dạ lúc hừng đông (hay là một đêm trăng?) với mấy hàng túc hạ hỏi thăm. Muôn vàn cảm tạ. Túc hạ còn nhớ đến người bạn năm nao, thế là phúc hậu lắm rồi, và mong rằng một mùa xuân nào đây được gặp lại túc hạ mới phỉ tình cho. Thăm túc hạ bình an và vui vẻ. ” Hàn Mặc TửNg­êi T×NH TRONG §êi vµ TRONG TH¬ cña hµn thi nh©nC, Địa danh Vĩ Dạ: - Thôn nhỏ nằm bên bờ sông Hương. Nơi đây cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, mời gọi hồn thi nhân. - Thôn Vĩ : tiêu biểu cho phong cách sống của xứ Huế cảm xúc về thôn Vĩ cũng chính là cảm xúc về Huế. TOÀN CẢNH THÔN VĨ DẠII. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN1.Đọc diễn cảmGiọng tình cảm, lúc hân hoan, bồi hồi, lúc sâu lắng, trầm ngâm, trách móc, nghi ngờ2. Phân tích2.1. Khổ thơ 1: Câu mở đầu:+ Câu thơ đa thanh: -> Hoá thân tưởng tượng ra lời nhắn nhủ của Người thôn Vĩ + chiều sâu câu thơ là tiếng lòng HMT tự hỏi mình, khao khát và nuối tiếc về cái đẹp đã tuột khỏi tầm tay... Chưa về, lâu về: còn có thể xảy ra, có thể thực hiện được. Không về : hàm ý vĩnh viễn không thể thực hiện được.+ Câu hỏi tu từ đa sắc thái:-> Hỏi han, hờn trách, nhắc nhở, gọi mời tha thiết, khao khát mãnh liệt ( về chơi -> thân mật). -> Tự phân thân, tự giãi bày tâm trạng thấm thía nuối tiếc, nhớ mong vời vợi, day dứt, vọng lên trong lòng nhà thơ đầy mặc cảm bệnh tật hiểm nghèo. Cảnh và người thôn Vĩ dưới ánh bình minh trong hoài niệm: - Hình ảnh hàng cau trong nắng mới:+ Điệp từ “nắng” : -> Cảnh vật và câu thơ bừng sáng, đầy sức sống trong hồi tưởng của nhà thơ.+ “Nắng mới lên” trên hàng cau: -> Đó là những tia nắng sớm ấm áp, tỏa sáng lấp lánh tinh khôi, vàng rực rỡ thanh khiết, đẹp trong trẻo lạ thường trên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm.- Vườn:+ “ai” -> cảm giác mơ hồ, bất định, gợi cái ám ảnh thương nhớ xa xôi.+ “mướt quá” (không phải mượt): Gợi vẻ tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây Vĩ Dạ, cái sạch sẽ, láng bóng, non tơ, mềm mại của từng chiếc lá dưới ánh mặt trời = giọng trữ tình say mê.+ “xanh như ngọc” -> (so sánh): Gợi hình ảnh cây lá xanh mướt trong nắng sớm có màu xanh trong suốt và ánh lên như ngọc.. H/ả con người: Lá trúc che ngang mặt chữ điềnMềm mại, thanh taoKín đáo, e ấpPhúc hậu, đầy đặn=> Cái mảnh mai của lá trúc được đặt bên vẻ đẹp phúc hậu dịu dàng của “mặt chữ điền”.=> Sự hài hoà giữa người và cảnh: một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng rất Huế TIỂU KẾT- Những hình ảnh miêu tả đầy ấn tượng về khu vườn thôn Vỹ lúc hừng đông: Có màu sắc, ánh sáng, vẻ trẻ trung, tinh khôi, quyến rũ, e ấp tình quê, hồn quê.Con người thôn Vĩ thánh thiện trong cái nhìn của 1 người yêu thôn Vĩ.- Cảnh và người phảng phất sự mông lung, xa vời khó bề gặp gỡ.2.2) Khổ thơ 2:Gió theo lối gió / mây đường mâyDòng nước buồn thiu,/ hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay? Hai câu đầu: Đối lập: gió > phi hiện thực, ngang trái.Nhịp thơ ¾ ( thay vì 2/2/3) khiến câu cắt đôi tựa sự chia phôi, xa cách của cảnh vật Nhân hoá: Dòng Hương giang lặng lờ trôi buồn bã. Hình ảnh: hoa bắp “lay” rất nhẹ, rất khẽ -> gợi buồn, tăng thêm khung cảnh đìu hiu, lay động lòng người. Cảnh vật rời rạc, đơn độc, hiu hắt thấm đượm dự cảm u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự thờ ơ, xa cách của cuộc đời đối với mình.Dường như nỗi nhớ Huế, nỗi nhớ thôn Vĩ, nỗi nhớ người con gái ngày xưa của nhà thơ hòa nhập vào bức tranh . Hai câu sau: - Hình ảnh: Con thuyền, bến sông trăng -> Thi liệu rất quen thuộc trong thơ cổ Trăng: Vĩnh hằng, ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử- Hình ảnh tượng trưng cho tình yêu và sự hạnh phúc. Con thuyền chở trăng- Hình ảnh hư ảo- Hình ảnh của tưởng tượng mơ ước.+ Thuyền ai: ->Phiếm chỉ, không rõ ràng+ Sông trăng: ->Mờ ảo, lung linhCó chở trăng về kịp tối nay?“ Có . kịp..?” = Sợ không kịp => Lo lắng , vội vã, khắc khoải, thảng thốt, phấp phỏngKịpHaøn Maëc TöûKhông kịpMãi mãi hạnh phúcMãi mãi tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thươngCâu thơ đẹp mà gợi cảm giác xót xa, gợi niềm thương cảm .- Thời gian NT: Biến đổi phù hợp tâm trang chống chếnh, bất an,hư ảo của thi nhân. Tiểu kết: Cảnh xứ Huế được nhìn qua tâm trạng con người: Không gian mênh mông có gió, mây, sông, nước, trăng, hoa nhưng không gợi một nét vui, dần dần mang sắc ảo → Từ niềm vui trong sáng tâm trạng tác giả đã đột ngột -> nỗi phấp phỏng, lo âu. 2.3) Khổ 3 Hai câu đầu:“Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không ra” Từ “mơ”: Trạng thái đắm mình trong mộng ảo. Điệp ngữ: “Khách đường xa”+ Nhấn mạnh hình ảnh con người cõi xa xôi, mộng tưởng.+ Điệp 2 lần tạo thanh âm khắc khoải, tăng niềm khao khát.- Hình ảnh “Áo em trắng quá nhìn không ra”-> Vẻ đẹp tinh khiết, xa xôi, nhạt nhoè, huyền ảo.- “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”:+ Từ xác định (mơ hồ): “Ở đây” + Sương khói mờ nhân ảnh. : Sắc màu, cảnh vật, con người đều nhòa đi trước mắt tạo thành ảo giác, dường như tan loãng trong khói sương xứ Huế, chỉ thấy bóng dáng huyền ảo, lung linh. Câu thơ cuối:- Điệp từ “ ai”( có thể hiểu theo 2 nghĩa)- Câu hỏi tu từ : Cực tả nỗi băn khoăn không biết tình yêu có bền chặt hay cũng mờ ảo như sương khói.-> Nhấn mạnh tâm trạng: vừa yêu thương khao khát, vừa chất chứa vô vọng, mang chút hoài nghi của một hồn thơ cô đơn. Tiểu kết:Khổ thơ cuối thể hiện tình yêu thầm kín, say đắm, khát khao giao cảm với đời nhưng huyền ảo chơi vơi, trống vắng đầy hụt hẫng trong tâm hồn nhà thơ.ĐÂY THÔN VĨ DẠKHỔ 1 KHỔ 2KHỔ 3TRONG TRẺOTƯƠI SÁNGCHIA LÌAHIU HẮTMỜ ẢONHẠT NHOÀCẢNH VẬTNGỠ NGÀNG, VUI TƯƠIHOÀI NGHI, THẤT VỌNGTÂM TRẠNGCÔ ĐƠN, TRỐNG TRẢICảnh đẹp nhưng thấm đượm nỗi sợ cô đơn và chia ly ẩn sâu trong tâm hồn HMT.III. TỔNG KẾT1. NỘI DUNG - Xuyên qua hương khói hư ảo của tình yêu mơ mộng là tình quê, tình yêu thiết tha, đằm thắm với quê hương. - Nỗi buồn của một cái tôi khát khao giao cảm với đời, yêu người, yêu cuộc sống nhưng phải chịu sự xa lánh của cuộc đời vì bệnh hiểm nghèo.Một nội dung thơ ca đẹp sáng tác trong hoàn cảnh tối tăm,tuyệt vọng của thi Sĩ Hàn- Thêm thương xót và cảm thông số phận bất hạnh của tác giả.- Thêm cảm phục một con người đầy tài năng đã vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã để lại cho đời những bản tình ca về tình đời, tình người.2. Nghệ thuật- Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế- Kết cấu theo diễn biến tâm trạng.- Giọng thơ trầm lắng, sầu buồn nhưng vẫn trong trẻo.- Dùng đại từ phiếm chỉ “ai”, hình ảnh hư - thực đan xen và câu hỏi tu từ tạo cảm giác mơ hồ, khó định, tâm sự kín đáo, khát vọng mong manh.IV. Củng cố - dặn dò: Học thuộc bài thơ, nắm được giá trị nôi dung, nghệ thuật của bài thơ. Soạn bài Chiều tối của Hồ Chí Minh. CẢM ƠN CÁC THẦY CÔVÀ CÁC EM Đà CHÚ Ý LẮNG NGHE!

File đính kèm:

  • pptDay_thon_Vi_DA.ppt
Bài giảng liên quan