Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Phí Mạnh Cường

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

 Gió theo lối gió mây đường mây

 Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

 Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

 Có chở trăng về kịp tối nay?

 Mơ khách đường xa, khách đường xa

 Áo em trắng quá nhìn không ra

 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

 Ai biết tình ai có đậm đà?

ppt32 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Phí Mạnh Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Chào mừng Các Thầy giáo, Cô giáo về dự giờ Ngữ văn lớp 11A10Trường trung học phổ thông ngọc lặcGiáo viên thực hiện: Phí Mạnh Cườngđọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ	 Hàn Mặc TửSao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền	Gió theo lối gió mây đường mây	Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay	Thuyền ai đậu bến sông trăng đó	Có chở trăng về kịp tối nay?	Mơ khách đường xa, khách đường xa	áo em trắng quá nhìn không ra	ở đây sương khói mờ nhân ảnh	Ai biết tình ai có đậm đà?vài nét về huế và sông hươngvài nét về huế và sông hươngvài nét về huế và sông hươngvài nét về huế và sông hươngBến vân lâuLăng thiệu trịSông hương trầm mặcvĩ dạ- buổi sớm maiChiều sông hươngđêm sông hươngNữ sinh đồng khánhvài nét về huế và sông hươngvài nét về huế và sông hươngDáng dấp Người con gái huếDáng dấp Người con gái huếVài nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử.Cuộc đời- con người.Tên thật: Nguyễn Trọng Trí, quê ở Đồng Hới- Quảng Bình, sinh năm 1912, mất năm 1940.Trước khi mắc bệnh phong (1936), từng làm tại sở đạc điền Quy Nhơn, sau đó làm báo ở Sài Gòn. Mất tại trại phong Quy Hoà, Quy Nhơn sau khoảng 4 năm điều trị , xa lánh bạn bè, người thân. 2. Sự nghiệp văn học.- Các tập thơ: Gái quê, Thơ điên, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên. Hai vở kịch: Duyên kì ngộ và Quần tiên hội Hồn thơ mãnh liệt, quằn quại đau đớn như có cuộc vật lộn giữa linh hồn và thể xác.Thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái, thực ra vẫn gắn với đời thực. Hai hình tượng nổi bật trong thơ HMT là HồN và TRĂNG Thơ điên mà thực ra là tỉnh táo, là thứ điên dại của ngôn từ diễn tả cường độ đau thương trong cõi giam cầm bệnh tật, cùng đường tuyệt vọng của một hồn thơ tràn đầy niềm ham sống. Thơ HMT là thơ lãng mạn- đến mức siêu thực: Vừa mới lên trăng đã thẹn thò/ Thơm như tình ái của ni cô. Thơ HMT giàu cảm giác tới mức hoá thành ảo giác: Da thịt trời ơi trắng rợn mình/ Chết rồi xiêm áo trắng như tinh... Thơ HMT là lối thơ giao tiếp với hư vô, “khạc hồn” ra khỏi xác, đi tìm một cõi miền sáng láng thơm tho của số phận...Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ 1. Hoàn cảnh ra đời. Viết (1938), rút từ tập Thơ điênĐịa danh Vĩ Dạ: - Làng kề sát thành Huế, bên bờ sông Hương - Nổi tiếng với những ngôi nhà xinh xắn, vườn tược mướt xanh, bến sông thơ mộng...b. Câu chuyện Hoàng Cúc. Xem mục tiểu dẫn và lưu ý:- Mối tình đơn phương, tấm bưu ảnh nhận được và một tâm thế sáng tác mãnh liệt của một con người tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu sự sống trong một cảnh ngộ bất hạnh, hiểm nghèo.- Cần kết hợp giữa mối tình đơn phương của thi sĩ với sự thăng hoa cảm súc để cảm nhận bài thơ. 2. Đọc văn bản và cảm nhận chung.2. Đọc bài thơ và quan sát bài thơ được diễn xuất	Sao anh không về chơi thôn Vĩ?	Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên	Vườn ai mướt quá xanh như ngọc	Lá trúc che ngang mặt chữ điền	Gió theo lối gió mây đường mây	Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay	Thuyền ai đậu bến sông trăng đó	Có chở trăng về kịp tối nay?	Mơ khách đường xa, khách đường xa	áo em trắng quá nhìn không ra	ở đây sương khói mờ nhân ảnh	Ai biết tình ai có đậm đà?Cảm hứng chung: Lòng thương mến trong hoài niệm đối với cảnh đẹp và con người phúc hậu nơi thôn Vĩ. Một nỗi niềm cô đơn, man mác buồn của thi sĩ trước mối tình đẹp, đơn phương chia biệt.3. Phân tích.Khổ1:	Sao anh không về chơi thôn Vĩ?	Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên	Vườn ai mướt quá xanh như ngọc	Lá trúc che ngang mặt chữ điền ? Hãy đặt tên cho đoạn 1 ?Thôn Vĩ- một sớm tinh khôi Câu thơ mở đầu là câu hỏi tu từ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? được anh (chị) cảm nhận như thế nào ?Giọng thơ đằm thắm, tình tứ, dịu ngọt như một lời chào mời, lại như vui mừng hội ngộ, vừa trách móc nhẹ nhàng người thương với biết bao đợi chờ. Câu thơ mở lối cho kỉ niệm sống dậy, nhớ về cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế mộng mơ. Hãy đọc 3 câu tiếp và cho biết, cảnh ban mai thôn Vĩ hiện lên bằng các hình ảnh nào ? Vẻ đẹp gợi cảm của nó?Nắng mới lên, hàng cau, màu xanh ngọc nơi vườn ai, hình bóng giai nhân phúc hậu duyên dáng.- Cảnh sắc gợi vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết. Tình người ấm áp, đôn hậu “ lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Hai câu 3,4 tả vườn xuân, tả trúc và thiếu nữ với gam màu như thế nào?Gam màu nhẹ thoáng, ẩn hiện, mơ hồ. Đặc sắc nghệ thuật của 2 câu thơ này?Các từ diễn tả: mướt quá, xanh.Hai hình ảnh so sánh và ẩn dụ (xanh như ngọc... Mặt chữ điền)Cảnh và người Vĩ Dạ thật hồn hậu, thân thuộc, đáng yêu. Cảnh đẹp ban mai nao lòng vẫy gọi, tình người thôn Vĩ lôi cuốn vậy mà “sao anh không về chơi”	Sự xuất hiện của con người thật kín đáo mang đúng bản tính của người Huế càng làm cho cảnh vật thêm sinh động. Như vậy bức tranh thôn Vĩ buổi sớm cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.b. Cảnh đêm trăng vừa thực vừa mộng ảo Hai câu đầu khổ thơ tả gió, mây, dòng sông và hoa bắp. + Hình ảnh sông Hương với hai nét tiêu biểu cho xứ Huế là êm đềm và thơ mộng đồng thời ẩn sâu trong đó là biết bao cảm súc, suy tư của thi sĩ. + Cảnh đẹp nhưng buồn. Nghệ thuật đối tạo ra bức tranh tâm cảnh: tình chia li cách trở, lòng bâng khuâng man mác...Khổ 2: 	Gió theo lối gió mây đường mây 	Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay 	Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 	Có chở trăng về kịp tối nay ? Cho biết cảm nhận của anh chị về hai câu sau? Câu hỏi tu từ. Từ “ ai” phiếm chỉ. Một bút pháp ảo hoá: thực thành mộng đã tạo ra một không gian nghệ thuật chỉ có riêng ở Hàn Mặc Tử. > Sông Hương biến thành sông trăng. Xa vắng, mênh mang, mỏi mòn, khát khao đợi chờ hạnh phúc. Nỗi cô đơn trần thế khủng khiếp. Khát mơ trăng của thi sĩ như sự cứu rỗi linh hồn đầy bất hạnh trong cõi trần thế. Câu thơ thật đắm đuối ghê người nhưng huyền ảo, đây cũng chính là sự sáng tạo của Thơ mới.=> Hai câu thơ sau cho thấy tâm hồn nhà thơ có buồn và cô đơn nhưng vẫn chan chứa tình yêu với con người và thiên nhiên xứ Huế. Thi sĩ đã tìm đến trăng để chia sẻ lòng mình.Khổ kết: Mơ khách đường xa khách đường xa áo em trắng quá nhìn không ra ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ?c. Mơ về bóng hình giai nhân Vĩ Dạ. Cách hiểu của em về khổ thơ này?Mơ một bóng hình giai nhân trinh trắng, một khách đường xa nơi miền sương khói. Nhìn không ra vì đã mờnhân ảnh. Buồn, cô đơn trong mối tình đơn phương, vô vọng. Chỉ còn biết tự hỏi mình “ai biết tình ai có đậm đà”=> Khổ thơ cuối nói về vẻ đẹp của cô gái Huế. Tả cảnh đẹp xứ Huế, thi sĩ đắm say đến mức hòa nhập vào cảnh, nói đến vẻ đep cô gái Huế nhà thơ lại lùi ra xa, giữa thi sĩ và cô gái Huế là một khoảng cách mịt mờ sương khói. Câu thơ cuối mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời.Em có nhận xét gì về tứ thơ và bút pháp của bài thơ Tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó mà khơi gợi lên liên tưởng thực- ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm súc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu. Bút pháp của tác giả có sự hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực làm đậm thêm chất trữ tình.Thay lời kết: 	Ta biết HMT từng có một mối tình với người con gái Huế mang tên một loài hoa, phải chăng câu thơ thấp thoáng mối tình đơn phương huyền ảo này. Đây thôn Vĩ Dạ- thi phẩm đã thăng hoa từ một câu chuyện tình yêu của chàng trai đa tình mà bất hạnh.Thôn Vĩ ban mai quyến rũ, đêm trăng lãng du trên dòng Hương thơ mộng và cô gái Huế ấy cứ chập chờn, bâng khuâng. Thực và mơ để thơ ảo hoá nhạt nhoà, thi tứ vụt hiện.Bài thơ có rất nhiều cách cảm nhận. Đó là sự mãnh liệt của thơ ca. Cầu mong đừng ai phát hiện thêm về Hoàng Cúc, để ĐTVD mãi là vầng sáng ảo huyền sương khói, nguyện cầu, lượn bay và hát ca cho một kiếp đời.Ghi nhớ: (sgk)Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng, bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.Kiểm tra đánh giá:- Theo anh (chị), trong 3 khổ thơ, khổ nào là hay nhất? Vì sao?- Anh (chị), có ấn tượng sâu sắc nhất với câu thơ nào trong bào thơ? Vì sao?Củng cố, dặn dò:- Làm bài tập phần Luyện tập (sgk, tr 40)- Chuẩn bị bài “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)Trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo và các em Học sinh đã theo dõi, lắng nghe

File đính kèm:

  • pptDay thon vi da_1.ppt