Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Người trong bao (A.P.Sê-Khốp)

1. Chân dung Bê-li-cốp :

Ngoại hình:

 + Đi giày cao su,

 + cầm ô

 + Mặc áo bành tô ấm cốt bông

 + Giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên.

 + Đeo kính râm.

 + Lỗ tai nhét bông.

Tính cách:

 + Ngồi xe ngựa bao giờ cũng kéo mui lên.

 + Ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì. đều để trong bao.

 ? con người Bê-li-cốp gắn liền với các đồ vật lỉnh kỉnh ? mang đầy tính biếm họa.

 + Ý kiến riêng cũng giấu vào trong bao (chẳng nói chẳng rằng, ngồi im như phỗng)

 + Nhà đóng cửa, cài then, buồng ngủ chật như một cái hộp, khi ngủ thì kéo chăn trùm kín mít, buồng nóng bức, ngột ngạt vì cửa sổ đóng chặt

 

ppt19 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Người trong bao (A.P.Sê-Khốp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Người trong baoA. P. SHEKHOVI. GIỚI THIỆU:1. Tác giả:An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904), là nhà văn kiệt xuất của Nga, quê ở thị trấn Ta-gan-rốc.1884, tốt nghiệp khoa Y, Shekhov vừa làm bác sị nông thôn, vừa viết báo, viết văn.1887, được nhận giải thưởng Puskin..1900, được bầu là Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.Tác phẩm: 500 truyện ngắn và truyện vừa: Anh béo và anh gầy, Con kỳ nhông, Phòng số 6, Đồng cỏ; kịch nói: Vườn anh đàoĐược coi là đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực NgaI. GIỚI THIỆU:2. Tác phẩm:Phản ánh thực trạng xã hội Nga thời Nga hoàng và có giá trị triết lý sâu sắc. Nhân vật có tính điển hình cao. II. ĐỌC HIỂU:1. Chân dung Bê-li-cốp :- Ngoại hình: + Đi giày cao su, + cầm ô + Mặc áo bành tô ấm cốt bông + Giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên. + Đeo kính râm. + Lỗ tai nhét bông.bao kín người đến mức quái dị.II. ĐỌC HIỂU:1. Chân dung Bê-li-cốp :- Tính cách: + Ngồi xe ngựa bao giờ cũng kéo mui lên. + Ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì... đều để trong bao.  con người Bê-li-cốp gắn liền với các đồ vật lỉnh kỉnh  mang đầy tính biếm họa. + Ý kiến riêng cũng giấu vào trong bao (chẳng nói chẳng rằng, ngồi im như phỗng) + Nhà đóng cửa, cài then, buồng ngủ chật như một cái hộp, khi ngủ thì kéo chăn trùm kín mít, buồng nóng bức, ngột ngạt vì cửa sổ đóng chặt II. ĐỌC HIỂU:1. Chân dung Bê-li-cốp : Khát vọng mãnh liệt – kì dị của Bê-li-cốp: thu mình vào một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng, tác động của cuộc sống bên ngoài.II. ĐỌC HIỂU:1. Chân dung Bê-li-cốp : + Khó chịu, sợ hãi, thường xuyên lo âu, nhút nhát ghê tởm đối với hiện tại, ngợi ca, tôn sùng quá khứ. + Thích sống theo thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như một cái máy vô hồn, sợ hãi thầy hiệu trưởng, thanh tra  hèn nhát trước quyền lực. + Lời nói cửa miệng: sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gìII. ĐỌC HIỂU:1. Chân dung Bê-li-cốp : Bê-li-cốp luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu – lối sống trong bao, mà vẫn tự tin lầm tưởng mình là người có trách nhiệm, thận trọng, mẫn cán, nề nếp; mà không biết mình đang bị lạc lõng giữa xã hội, cộng đồng. Tính cách Bê-li-cốp: hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó. II. ĐỌC HIỂU:2. Ảnh hưởng của Bê-li-cốp :- Đến nhà bạn đồng nghiệp, im như phỗng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm vật gì  bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn, cả thầy hiệu trưởng cũng sợ hắn.Cả thành phố cũng sợ: Các bà các cô không dám diễn kịch tại nhà, tu sĩ không dám ăn thịt, đánh bài  dân chúng thành phố đâm ra sợ tất cả: sợ nói to, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ dạy học chữ, sợ giúp người nghèo  mọi người sợ hãi ghê tởm, tránh xa, khinh bỉ hắn: Bê-li-cốp bị loại ra khỏi cộng đồng.II. ĐỌC HIỂU:2. Ảnh hưởng của Bê-li-cốp : Có người gán ghép Bê-li-cốp với Va-ren-ca:  tò mò muốn thử thay đổi hắn.- Bê-li-cốp phê bình chị em Va-ren-ca đạp xe đạp, mặc áo thêu, cầm sách ra đường là buông thả  Cô-va-len-cô mặt đỏ gay, mắng thẳng vào mặt và đuổi Bê-li-cốp:  khinh ghét ra mặt, phẫn nộ trước sự cứng nhắc, xoi mói của Bê-li-cốp.II. ĐỌC HIỂU:2. Ảnh hưởng của Bê-li-cốp : Tuy mọi người khinh ghét, bất bình tính cách, lối sống Bê-li-cốp, nhưng lại bị tính cách, lối sống ấy ám ảnh, đầu độc tinh thần mọi người suốt bao năm trời, cho đến tận khi Bê-li-cốp chết họ vẫn không thoát ra được. Vì Bê-li-cốp không chỉ là một tác nhân kì quái cổ hủ nhất, tầm thường, dung tục nhất, mà y đại diện, điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng đã và đang tồn tại trong một bộ phận trí thức Nga. Bê-li-cốp là con đẻ, là hậu quả của chế độ chuyên chế trên con đường tư bản hóa. II. ĐỌC HIỂU:3. Cái chết của Bê-li-cốp :- Bê-li-cốp luôn sợ hãi, vậy mà bị chế giễu nặng nề, bị cư xử khinh bỉ, thô bạo – bệnh đến chết.- Khi nằm trong quan tài, vẻ mặt Bê-li-cốp hoàn toàn mãn nguyện – quan tài là cái bao tốt nhất, bền vững nhất đối với hắn. xét về măt logic, đây là một cái chết tất yếu.- Là dụng ý nghệ thuật của tác giả: đẩy tính cách nhân vật đến đỉnh cao nhất.- Thái độ, tình cảm của mọi người: cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, như thoát khỏi gánh nặng.II. ĐỌC HIỂU:3. Cái chết của Bê-li-cốp :- Nhưng chưa được bao lâu, cuộc sống lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng tác động dai dẳng, nặng nề của lối sống trong bao, ám ảnh, đầu độc sự lành mạnh, phát triển, đạo đức, tiến bộ của nước Nga. hiện tượng xã hội có tính quy luật, phổ biến rộng rãi  có tính điển hình, biểu tượng, triết học. II. ĐỌC HIỂU:4. Biểu tượng cái bao:Được nhắc đi nhắc lại 12 lần- Nghĩa đen: vật dùng để gói, đựng, bao bọc- Nghĩa bóng: lối sống, tính cách của Bê-li-cốp.- Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống trói buộc, cứng nhắc, tù hãm, vây bủa ngăn chặn tự do của con người. II. ĐỌC HIỂU:4. Biểu tượng cái bao: Chủ đề tư tưởng:- Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.- Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đôi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỷ, vô vị và hủ lậu mãi như thế. II. ĐỌC HIỂU:5. Nghệ thuật:- Chọn ngôi kể: Có 2 lời kể: lời kể của tác giả ở ngôi thứ 3, lời kể của nhân vật Bu-rơ-kin ở ngôi thứ nhất  vừa đảm đảm được tính khách quan, vừa thể hiện được tính chủ quan, gây cảm giác gần gũi, chân thật.- Cấu trúc cốt truyện lồng: truyện của Bu-rơ-kin kể về Bê-li-cốp lồng trong truyện tác giả kể về hai người đi săn về muộn.- Giọng kể: mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ, sâu sắc.II. ĐỌC HIỂU:5. Nghệ thuật:- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình với tính cách kì quái mà vẫn chân thực, có ý nghĩa tiêu biểu. Qua chân dung ngoại hình, lời nói, cử chỉ mà hình thành tính cách, lối sống.- Thủ pháp đối lập (Bê-li-cốp và mọi người, Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca).- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng (cái bao) vừa cụ thể, vừa tượng trưng.- Kết thúc truyện bằng câu cảm thán (không thể sống mãi như thế được!) gây ấn tượng mạnh. II. ĐỌC HIỂU:6. Ý nghĩa thời sự:- Người trong bao có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với đương thời ở nước Nga, hơn nữa biến thể, dị bản của nó có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài đến tận ngày nay. - Khi xã hội hoàn toàn trong sạch, lành mạnh và tự do, mỗi cá nhân ý thức được mục đích, lối sống của mình thống nhất với cộng đồng thì lối sống trong bao, người trong bao mới không tồn tại. III. GHI NHỚ Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, châm biếm, mỉa mai vừa u buồn qua hình tượng nhân vật người trong bao Bêlicốp, Shekhov phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỷ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được!” 

File đính kèm:

  • pptNguoi_trong_bao.ppt