Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em (Pu.Skin)

Nội dung: Bài thơ thấm đượm nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu mãnh liệt, vị tha. Nó thực sự “tôn vinh phẩm giá của con người với tư cách Con Người” (Bêlinxki). Trong tình yêu, cái làm nên sức sống và vẻ đẹp của tình yêu là yêu chứ không phải được yêu. Dù không được đáp lại, tình yêu cũng làm thanh lọc tâm hồn ta.

Hình thức: giản dị, trong sáng.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em (Pu.Skin), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiểu dẫn1.Tác giảA.Puskin (1799 – 1837) là nhà thơ, nhà văn lớn ở Nga. Ông thành công ở nhiều thể loại nhưng nổi bật nhất là thơ trữ tình. Ông được gọi là “Mặt trời của thi ca Nga”.Nội dung thơ: thể hiện tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu.Hình thức thơ: giản dị, trong sáng, mang phong cách cổ điển.2. Tác phẩmLà một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin.Hoàn cảnh ra đời: mùa hè 1829, sau khi cầu hôn A. Ôlênhina mà không được.Tôi yêu em (Puskin)Dịch thơ :“Tôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;Nhưng không để em bận lòng thêm nữa;Hay hồn em phải gợn bóng u hoài .Tôi yêu em âm thầm, không hi vọngLúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen;Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.” (Thuý Toàn) Dịch nghĩa: Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi; Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa;Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì. Tôi đã yêu em lặng thầm, không hi vọng Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông; Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó, Cầu trời cho em được người khác yêu thương cũng như thế.” Câu hỏi thảo luậnCâu 1: Tác giả bày tỏ điều gì qua hai câu thơ đầu? Điệp ngữ nào quán xuyến toàn bài? Tại sao tác giả xưng hô “tôi – em” mà không phải “anh – em”?Câu 2: Trong câu 3-4, tác giả muốn nói với ta điều gì? Nó đối lập gì với câu 1-2?Câu 3: Trong câu 5-6, tác giả thú nhận với ta điều gì? Em cảm nhận gì về tâm trạng nhân vật trữ tình ở đó? Câu 4: Tại sao nói hai câu kết đầy bất ngờ song có ý nghĩa lớn trong toàn bài thơ?“Tôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; ( “Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;” )Cụm từ “tôi yêu em” được điệp lại ba lần trở thành giọng điệu tình yêu tha thiết quán xuyến bài thơ. Ẩn dụ “ngọn lửa tình” mang lại cảm giác về tình yêu ấm nóng, rực rỡ, nồng nàn.Tác giả dùng lối xưng hô “tôi – em” tạo sắc thái vừa như muốn gần gũi, vừa như giữ khoảng cách. Tình yêu vẫn nồng nàn, mãnh liệt, không thể phai tàn trong tâm hồn tác giả.“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa; Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.” ( Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa; Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.)Từ “nhưng” xuất hiện như một đập chắn thay đổi suy nghĩ của nhân vật. Ở đó, có sự giằng co giữa cái tôi còn yêu và cái tôi quyết dứt bỏ tình yêu.Điệp từ “không” làm câu thơ trở nên mạnh mẽ, dứt khoát. Nó như sự dằn lòng của nhân vật để không làm người yêu buồn. -> Tác giả tự hứa sẽ dứt bỏ tình yêu vì “em”. Điều đó cho thấy một tâm hồn cao thượng, vị tha. => Tiểu kết phần 1: Trong tâm hồn tác giả xảy ra mối mâu thuẫn lớn giữa lí trí và tình cảm. Nó là sự đấu tranh của một tâm hồn yêu mãnh liệt song cao thượng. Tôi yêu em âm thầm, không hi vọngLúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen; ( “Tôi đã yêu em lặng thầm, không hi vọng Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;”)Hai câu thơ thể hiện nhiều ngắt cách, rối bời.Lí trí kìm nén song xúc cảm vẫn trào dâng.Tác giả đang hồi nhớ, kiểm nghiệm lại tình yêu của mình. Cấu trúc “khi bởi” tái hiện nhân vật tôi với nhiều cung bậc yêu khác nhau, cả những góc khuất. -> Hai câu thơ tái hiện những trạng thái khác nhau của một tâm hồn yêu chân thật, âm thầm song cuồng nhiệt.Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.” (“Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó, Cầu trời cho em được người khác yêu thương cũng như thế.” )Câu 7 như lời tổng kết tình yêu. Nó là sự khái quát, chiêm nghiệm lại những tấm tình được diễn tả trong sáu câu thơ trước.Câu 8 thể hiện mức độ cao nhất của tình yêu: mong người yêu được hạnh phúc, thậm chí là bên người khác. Một lần nữa, tác giả giữ lại sầu khổ cho mình để dâng tặng bạn lòng tặng vật tốt đẹp nhất của tình yêu chân thành.-> Đó là tình yêu đầy vị tha, vươn lên khỏi sự ích kỉ, tầm thường. Ở đó, còn ẩn chứa một chút nuối tiếc cho tình yêu và kiêu hãnh về bản thân mình.=> Đoạn thơ là lời khẳng định tình yêu và cũng là lời từ biệt “em”. Qua đó, ta thấy một tâm hồn yêu vô vọng song mãnh kiệt, vị tha, cao thượng. Trong tình yêu chân thực, yêu quan trọng hơn được yêuTổng kếtNội dung: Bài thơ thấm đượm nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu mãnh liệt, vị tha. Nó thực sự “tôn vinh phẩm giá của con người với tư cách Con Người” (Bêlinxki). Trong tình yêu, cái làm nên sức sống và vẻ đẹp của tình yêu là yêu chứ không phải được yêu. Dù không được đáp lại, tình yêu cũng làm thanh lọc tâm hồn ta.Hình thức: giản dị, trong sáng.Bài tập trắc nghiệmCâu 1: Điệp từ, điệp ngữ nào quán xuyến toàn đoạn thơ?“Không”“Tôi yêu em”“Khi bởi”Câu 2: Trong bài thơ, xuất hiện những mâu thuẫn nào?Yêu – không được yêu.Còn yêu - cố quên tình yêu.Ghen tuông, thất vọng - vị tha, hi vọng người yêu hạnh phúc.Cả 3 đáp án trên.Câu 3: Với tác giả điều gì quan trọng hơn?YêuĐược yêu.Cả 2.Câu 4: Câu thơ nào thể hiện sự thăng hoa cao nhất của tình yêu nhân hậu?A. Câu 2B. Câu 7C. Câu cuối. Đáp án: Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: CXin tr©n trängc¶m ¬n !

File đính kèm:

  • pptToi_yeu_em_Puskin.ppt