Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 108: Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ Chính luận - Lê Trọng Thuận

Phân biệt khái niệm “nghị luận” và “chính luận”:

Nghị luận: là phương pháp tư duy và trình bày những ý kiến, lí lẽ và lập luận về một vấn đề nào đó, theo tiêu chí nội dung người ta phân biệt: nghị luận văn chương, nghị luận xã hội

Chính luận, ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ chính luận: dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó.

ppt10 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 108: Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ Chính luận - Lê Trọng Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨNêu tên các văn bản chính luận mà em đã đọc, học? Cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi Hịch Tướng Sĩ – Trần Quốc TuấnTiết 108: TIẾNG VIỆTPHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬNI. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN	Ví dụ 1: “ Tuyên ngôn độc lập”- Hồ Chí Minh Hỡi đồng bào cả nước,“ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi ”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. []1. Tìm hiểu về văn bản chính luận: Ví dụ 2: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”- Hồ Chí Minh+Thể loại ?Tuyên ngôn+Mục đích ?Tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam với đồng bào cả nước và nhân dân trên thế giới.+Thái độ ? Khéo léo, cương quyết Hỡi đồng bào toàn quốc !Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa !Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. [] Bản thảo: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Ví dụ 3: 	Bình luận thời sự, Xã luận (Sgk)+Thể loại ?Lời kêu gọi+Mục đích ? Kêu gọi, khích lệ, thể hiện quyết tâm của mọi người trong kháng chiến chống thực dân Pháp.+Quan điểm?Đứng trên lập trường của nhân dân để nêu cao quyết tâm đánh giặc đến cùng.2. Nhận xét về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:	 Dù phương tiện biểu đạt có khác nhau thì ngôn ngữ chính luận luôn nhằm một mục đích là trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định. - Văn bản chính luận hiện đại gồm: Các cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, xã luận(dạng văn bản); những lời phát biểu ở hội nghị hoặc các cuộc thảo luận, tranh luậnmang tính chính trị.(dạng nói)- Phân biệt khái niệm “nghị luận” và “chính luận”: + Chính luận, ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ chính luận: dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó.+ Nghị luận: là phương pháp tư duy và trình bày những ý kiến, lí lẽ và lập luận về một vấn đề nào đó, theo tiêu chí nội dung người ta phân biệt: nghị luận văn chương, nghị luận xã hộiGHI NHỚ Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởngtheo một quan điểm chính trị nhất định.

File đính kèm:

  • pptPHONG_CACH_NGON_NGU_CHINH_LUAN.ppt
Bài giảng liên quan