Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 59: Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Trường THPT Dương Xá

A- Giới thiệu chung
 I. Xuất xứ và nhan đề tác phẩm

Nhan đề của tác phẩm được thay đổi như thế nào? mỗi nhan đề đó gợi cho em suy nghĩ gì?

 - Cuối 1940 tác phẩm được đặt là Cái lò gạch cũ: => ý tưởng: phản ánh số phận quẩn quanh, bế tắc của người nông dân.

Năm 1941, in lần đầu, nhà xuất bản Đời mới tự ý đổi là Đôi lứa xứng đôi: đánh vào thị hiếu của bạn đọc => Nhấn mạnh vào câu chuyện tình yêu của hai kẻ khốn cùng.

 - Năm 1946, in trong tập Luống cày, tác giả đặt lại là Chí Phèo => ý nghĩa khái quát: tình trạng con người bị tha hóa .

 

ppt25 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 59: Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Trường THPT Dương Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tổ ngữ văn trường thPT Dương xágiáo án đọc vănĐề tài người trí thứcĐề tài nông dânĐiền những tên tác phẩm dưới đây vào ô trống cho đúng: 	- Một đám cưới- Đời thừa. - Giăng sáng- Sống mòn- Chí PhèoNam Cao và tác phẩm- Lão HạcChí phèo - Nam Cao – Tiết 50: đọc văn: A- Giới thiệu chung I. Xuất xứ và nhan đề tác phẩmTiết 50: đọc văn: Chí phèo - Nam Cao – - Cuối 1940 tác phẩm được đặt là Cái lò gạch cũ: => ý tưởng: phản ánh số phận quẩn quanh, bế tắc của người nông dân. - Năm 1941, in lần đầu, nhà xuất bản Đời mới tự ý đổi là Đôi lứa xứng đôi: đánh vào thị hiếu của bạn đọc => Nhấn mạnh vào câu chuyện tình yêu của hai kẻ khốn cùng. - Năm 1946, in trong tập Luống cày, tác giả đặt lại là Chí Phèo => ý nghĩa khái quát: tình trạng con người bị tha hóa . Nhan đề của tác phẩm được thay đổi như thế nào? mỗi nhan đề đó gợi cho em suy nghĩ gì? II- tóm tắt tác phẩm chí phèoChí Phèo nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi được người ta nhặt về nuôi, lớn lên đi ở, làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Lí Kiến ghen, bị bắt, phải đi tù. Sau 7,8 hắn trở về với bộ dạng khác hẳn ngày trước, say khướt, đến nhà Bá Kiến chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến xử nhũn với hắn. Chí Phèo hả hê ra về, hết tiền lại đến nhà Bá Kiến xin đi ở tù. Bá Kiến sai đến nhà Đội Tảo đòi nợ, đòi được nợ Bá Kiến cho tiền, đất. Chí Phèo vênh vang, tự đắc- từ đó trở thành “chỗ đày tớ tay chân” của hắn để “khi cần đến, chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào”. Chí Phèo trở thành “Con quỉ dữ của làng Vũ Đại”. Một đêm trăng, trong một cơn say, Chí Phèo gặp Thị Nở - người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, bị mọi người hắt hủi. Họ ân ái với nhau, nửa đêm, Chí Phèo đau bụng rồi nôn mửa. Sáng hôm sau tỉnh dậy, hắn bâng khuâng buồn, thấm thía nhận ra tình cảnh trơ trọi của mình. Thị Nở đến và bưng cho hắn một bát cháo hành. Hắn cảm động, hắn bỗng thấy thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người. “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Nhưng bà cô thị từ chối. Chí Phèo lại uống rượu và ôm mặt khóc rưng rức, rồi xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi. Cuối cùng Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, đòi làm người lương thiện. Và hắn nhận ra “Tao không thể làm người lương thiện nữa”. Hắn rút dao dâm chết Bá Kiến sau đó tự sát. III- Chủ đề tư tưởng: Tác phẩm phản ánh thực trạng đời sống nông thôn Việt Nam đương thời: mâu thuẫn giai cấp gay gắt, tình trạng con người bị tha hoá, đấy vào con đường lưu manh, bị tước đoạt quyền làm người phổ biến; đồng thời tác giả thể hiện niềm tin đối với bản chất lương thiện ở con người. Qua phần tóm tắt, em thấy tác phẩm phản ánh điều gì? B- Đọc hiểu tác phẩm I. Nhân vật Chí Phèo 1. Chí Phèo bị đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi. - Nguồn gốc lai lịch: + Đứa con hoang tội nghiệp. + Bản tính: hiền lành, lương thiện(nhục, run khi bị bà ba gọi bóp chân).. -- Mới ra tù: đầu trọc lốc, răng trắng hớn, mặt câng câng, mắt gườm gườm, quần áo  Kẻ lưu manh, côn đồ. Sau khi ra tù ngoại hình của Chí Phèo như thế nào? Em có nhận xét gì về bộ dạng của Chí Phèo và nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật của nhà văn?- Đến nhà bá Kiến: + Hành động: uống rượu say, chửi, rạch mặt, ăn vạ: liều lĩnh, côn đồ, manh động. + Mục đích: trả thù + Kết cục: bị Bá Kiến xoa dịu, nhận họ hàng, thu phục.  Quên ý định trả thù, bị lợi dụng làm tay sai. Em có suy nghĩ gì về việc Chí Phèo đến nhà Bá Kiến ngay sau khi ở tù về (mục đích, hành động và kết quả ra sao?- Hình ảnh “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”:+ Không ý thức về tuổi tác, thời gian. + Ngoại hình: con vật lạ.+ Không có tên trong sổ đinh của làng.+ Hành động: say vô tận, đốt nhà, giết người, phá hạnh phúc.  Bị tước đoạt cả nhân hình lẫn nhân tính. + Tiếng chửi: trời, đời, cả làng, đứa nào không chửi với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn- phạm vi thu hẹp dần. + Phản ứng của mọi người: không lên tiếng.  Bị tước đoạt quyền làm người. Em có suy nghĩ gì về tiếng chửi của Chí Phèo ngay đoạn mở đầu câu chuyện? (cách chửi, thái độ của mọi người, giọng kể của nhà văn).“Hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” mở đầu thiên truyện độc đáo đến mức quái gở, thật sinh động, đầy ám ảnh, để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nỗi cô đơn tuyệt vọng của một con người bị xã hội dứt khoát, lạnh lùng cự tuyệt, gạt bỏ ra ngoài đồng loại. Trong con mắt của dân làng Vũ Đại, Chí Phèo là “thằng không cha”, “chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. “Tất cả làng đều sợ và tránh mặt mỗi lần hắn qua”. Cả làng Vũ Đại khinh bỉ Chí Phèo đến nỗi không còn có ai muốn dây với hắn, họ coi như là không có hắn tồn tại trên đời này nữa.  (Trần Đăng Suyền- Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao)*Nhận xét: - Quá trình lưu manh hóa của Chí Phèo là một hiện tượng phổ biến: con người bị đẩy vào con đường, tội lỗi, bị tước đoạt quyền làm người.- Nam Cao lên án mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến tàn bạo.Việc xây dựng nhân vật Binh Chức, Năm Thọ bên cạnh nhân vật Chí Phèo và hình ảnh cái lò gạch cũ mở đầu và kết thúc có ý nghĩa gì? A- Giới thiệu chung B- Phân tích I. Nhân vật Chí Phèo 1. Chí Phèo bị đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi. 2. Con đường hoàn lương của Chí Phèo.Tiết 53: đọc văn: Chí phèo - Nam Cao – Bước ngoặt cuộc đời Chí Phèo:+ Gặp thị Nở: thay đổi về tâm lí.+ Trận ốm: thay đổi về sinh lí.  Vì sao có thể nói việc gặp Thị Nở và trận ốm là bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo?Truyện ngắn Chí Phèo được dựng thành phim- Diễn biến tâm trạng Chí Phèo: + Khi tỉnh dậy: buồn, sợ rượu, cảm nhận âm thanh của cuộc sống, nhớ lại ước mơ, sợ cô độc + Khi nhìn bát cháo: cảm động, mắt ươn ướt, nghĩ, thèm lương thiện. + Những ngày sống cùng Thị Nở: tỉnh táo, hạnh phúc. Bản tính người, tình yêu, lòng hướng thiện ở Chí Phèo được đánh thức. Đọc trang 149,150,151,152. Sau khi tỉnh rượu tâm trạng của Chí Phèo diễn ra như thế nào? Nhà văn miêu tả khách quan từ cái nhìn bên ngoài. B. Nhân vật tự bộc lộ tâm trạng, nhà văn nhập vai vào Chí Phèo, trao ngòi bút cho nhân vật tự kể. C. Tâm trạng Chí Phèo được miêu tả qua cái nhìn của Thị Nở. Nam Cao diễn tả tâm trạng nhân vật bằng cách nào? “trong đáy sâu tâm hồn đen tối của một kẻ cục súc, u mê như Chí Phèo- một kẻ đã bị cuộc đời tàn phá, hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính- nhà văn vẫn nhìn thấy những rung động thực sự của tình yêu, của niềm khao khát muốn trở lại làm người lương thiện. Trong quan niệm của Nam Cao, con người có thể bị tiêu diệt nhưng nhân tính, bản chất lương thiện của con người là bất diệtchính việc phát hiện ra cái phần còn sót lại trong một kẻ lưu manh, trân trọng những khao khát nhân bản và miêu tả những rung động trong sáng của những tâm hồn tưởng chừng đã bị cuộc đời làm cho cằn cỗi, u mê đã làm cho Nam Cao trở thành một trong số những nhà văn nhân đạo lớn nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam”  (Trần Đăng Suyền- Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao)- Đến nhà bá Kiến + Hoàn cảnh: bị Thị Nở từ chối, bị khước từ quyền làm người, không còn lối thoát.+ Tâm trạng: đau khổ, tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần cuối trong hoàn cảnh nào? Em có suy nghĩ gì về chi tiết Chí Phèo “ôm mặt khóc rưng rức”“Chí Phèo lâm vào bi kịch của một kẻ bị cự tuyệt quyền làm người “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Thật bất ngờ vì xưa nay người ta chỉ quen gặp thằng Chí Phèo rạch mặt ăn vạ, cướp giật, đâm chém người không ghê tay. Đâu ngờ có lúc lại nhìn thấy hình hài thằng Chí Phèo sụp xuống trong cái dáng vẻ cô đơn đầy tuyệt vọngBi kịch của Chí Phèo đến đây đã đạt tới cung bậc tột cùng bi thảm”  (Trần Đăng Suyền- Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao)+ Lời nói: dõng dạc đòi lương thiện và nhận ra sự thật “Tao không thể là người lương thiện nữa”.+ Hành động: giết chết kẻ thù, tự sát- cái chết khủng khiếp, kết cục bi thảm. Lần này Chí Phèo đến nhà Bá Kiến có gì khác so với những lần trước?- Cái chết của Chí Phèo:+ Tuyệt vọng, cùng đường bị chặn đứng trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời lương thiện.+ Không chấp nhận sống tiếp kiếp quỉ dữ, khao khát hoàn lương. + Thức tỉnh những kiếp người tội lỗi nhận rõ bộ mặt của kẻ thù.ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc và bảo vệ đến cùng nhân phẩm của con người. Cái chết của Chí Phèo để lại trong em những suy nghĩ gì? * Nhận xét về nhân vật: + Nhân vật được xây dựng đạt đến độ cá tính cao: ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ+ Nhân vật Chí Phèo thể hiện bút pháp hiện thực nghiêm ngặt và khả năng phân tích tâm lí sắc sảo của Nam Cao. + Chí Phèo là một điển hình cho tình trạng con người bị tha hoá, đấy vào con đường lưu manh, bị tước đoạt quyền làm người phổ biến. + Qua nhân vật, tác giả khẳng định và bảo vệ đến cùng bản chất lương thiện ở con người.  Chí Phèo là một điển hình bất hủ bởi kết tinh cả giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả. Nhân vật Chí Phèo là một điển hình bất hủ trong văn học Việt Nam, theo em, điều gì đã khiến nhân vật có vị trí ấy.Các thầy giáo, cô giáo!Xin chân thành cảm ơn

File đính kèm:

  • pptChi_Pheo_Nam_Cao.ppt