Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 76: Đọc văn: Hầu trời (Tản Đà)

I.Tiểu dẫn:

1.Tiểu sử:

 - Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu. Quê: Ba Vì - Hà Tây.

 - Sinh ra trong buổi giao thời, Tản Đà là “con người của hai thế kỉ” (cả về học vấn, lối sống và văn chương).

 - Là một người giàu cá tính, đa tài, đa tình.

 - Cuộc sống nghèo khổ nếm đủ mùi vinh nhục nhưng trước sau vẫn giữ được cốt cách của một nhà nho, phẩm chất trong sạch.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 76: Đọc văn: Hầu trời (Tản Đà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớpTiết 76.Đọc văn: hầu trời  (Tản Đà)Tóm tắt những nét chính trong tiểu sử nhà thơ Tản Đà?Tản Đà ( 1889 – 1939)Tiết 76.Đọc văn: hầu trời  (Tản Đà)I.Tiểu dẫn:1.Tiểu sử: - Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu. Quê: Ba Vì - Hà Tây. - Sinh ra trong buổi giao thời, Tản Đà là “con người của hai thế kỉ” (cả về học vấn, lối sống và văn chương). - Là một người giàu cá tính, đa tài, đa tình. - Cuộc sống nghèo khổ nếm đủ mùi vinh nhục nhưng trước sau vẫn giữ được cốt cách của một nhà nho, phẩm chất trong sạch.Tản Đà ( 1889 – 1939)Tiết 76.Đọc văn: hầu trời  (Tản Đà)I.Tiểu dẫn:1.Tiểu sử: 2.Sự nghiệp sáng tác: Sáng tác nhiều thể loại nhưng nổi bật nhất là thơ.Có thể xem thơ văn Tản Đà như một gạch nối giữa hai thời đại của văn học dân tộc: Trung đại và hiện đại; là người đặt nền móng cho “Thơ mới”.Phong cách thơ văn: + Vừa tiếp nối ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa.+ Điệu tâm hồn mới mẻ, cái “tôi” lãng mạn, bay bổng, phóng khoáng, ngông nghênh lại vừa cảm thương ưu ái.Những đặc điểm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Tản Đà?Tiết 76.Đọc văn: hầu trời  (Tản Đà)I.Tiểu dẫn:1.Tiểu sử: 2.Sự nghiệp sáng tác3.Bài thơ Hầu Trời: - In trong tập “Còn Chơi”, xuất bản lần đầu năm 1921. Bài thơ ra đời vào thời điểm khuynh hướng lãng mạn đã bắt đầu thể hiện dấu ấn trong văn chương thời đại; xã hội TDPK bất công, đầy những ngang trái, xót xa. - Cảm hứng sáng tác: nói về Trời – một mô típ nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ Tản Đà. Nêu xuất xứ và cảm hứng bài thơ Hầu Trời?Tiết 76.Đọc văn: hầu trời  (Tản Đà)I.Tiểu dẫn:II.Đọc văn bản:1.Đọc: đọc diễn cảm, phân biệt lời thoại với lời kể nhằm lột tả được thái độ hào hứng, tinh thần phóng túng pha chút ngông nghênh của Tản Đà.2.Chú thích: tìm hiểu và nắm vững nghĩa của các từ được chú thích của văn bản trong SGK.3.Kết cấu của bài thơ:Tiết 76.Đọc văn: hầu trời  (Tản Đà)I.Tiểu dẫn:II.Đọc văn bản:1.Đọc2.Chú thích3.Kết cấu:Trình bày lại thời điểm được gọi lên để Hầu Trời.Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn thiên môn đế khuyết.Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành thiên lương ở hạ giới.Cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư tiên.Căn cứ vào mạch cảm xúc hãy xác định kết cấu của bài thơ ?Tiết 76.Đọc văn: hầu trời ( Tản Đà) I.Tiểu dẫn.II.Đọc văn bảnIII.Đọc- hiểu chi tiết văn bản1.Câu hỏi 1: Tác giả thuật lại thời điểm được lên hầu Trời như thế nào?Đêm qua chẳng biết có hay không,Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!Thật được lên tiên sướng lạ lùng Hãy tìm trong đoạn thơ những từ ngữ thể hiện đây là chuyện kể về một giấcmơ nhưng mơ mà như thật? Nhận xét về tâm trạng của tác giả khi thuật chuyện? Đêm qua chẳng biết có hay không, Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng. Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên sướng lạ lùng  Dựa vào khổ 1 và 6 khổ thơ tiếp theo, hãy nhận xét về cách tạo tình huống, sắp đặt các chi tiết để thấy được tài hư cấu của tác giả?Tạo tình huống: Tiếng ngâm thơ vang cả sông Ngân Hà+ Sắp đặt các chi tiết (nằm một mình -> nằm buồn->đun nước uống, ngâm văn->Tiên xuống nêu lí do-> đưa lên trời đọc thơ cho Trời nghe) Hư cấu cả một câu chuyện đưa vào thơ thể hiện được sựcao hứng của nhà thơ đồng thời có ý nghĩa cách tân nhất định: đưa thơ trữ tình thoát khỏi nhiệm vụ tỏ chí của thơ cũđể trực tiếp giãi bày cảm xúc của con người cá nhân.Tiết 76.Đọc văn: hầu trời ( Tản Đà) III.Đọc- hiểu chi tiết văn bản:1.Câu hỏi 12.Câu hỏi 2: Đọc hết văn vần sang văn xuôiHết văn thuyết lí lại văn chơiĐương cơn đắc ý đọc đã thíchChè trời nhấp giọng càng tốt hơi.Văn dài hơi tốt ran cung mây! * Khi kể chuyện đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe, tác giả có thái độ và tâm trạng như thế nào?* Thái độ của chư tiên và của Trời trước tài thơ của tác giả ?Tiết 76.Đọc văn: hầu trời ( Tản Đà)III.Đọc- hiểu chi tiết văn bản:1.Câu hỏi 12.Câu hỏi 2Thái độ, tâm trạng của tác giả: cao hứng, đắc ýThái độ, tâm trạng của chư tiên: xúc động, hâm mộ, tán thưởngThái độ, tâm trạng của Trời: đánh giá cao, khen ngợi nhiệt thành.Qua đoạn thuật lại chuyện đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe, anh(chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ?- Hào hứng khoe tài văn thơ của mình: tự cho mình “văn hay” đến mức Trời phải tán thưởng =>Phô bày sảng khoái tài năng của bản thân chứng tỏ ý thức cá nhân ở Tản Đà phát triển rất cao. Ông đường hoàng, dõng dạc bộc lộ cái “Tôi” của mình.Không thấy ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài trời và chư tiên, xem mình là một “trích tiên” bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông”, nhận mình là người nhà trời được sai xuống hạ giới thực hiện sứ mệnh cao cả (thực hành thiên lương) => Niềm khao khát chân thành của thi sĩ: giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ. Không tìm được tri âm tri kỉ nên phải lên tận cõi trời mới thoả nguyện. Cái “ngông” trong thơ Tản Đà chính là thái độ phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, có tâm hồn phóng khoáng không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, đơn điệu nên phá cách, tự đề cao, phóng đại cá tính của mình.Tiết 76.Đọc văn: hầu trời ( Tản Đà)III.Đọc- hiểu chi tiết văn bản:1.Câu hỏi 12.Câu hỏi 2Thái độ, tâm trạng của tác giả: Thái độ, tâm trạng của chư tiên:Thái độ, tâm trạng của Trời:Giọng kể: đa dạng, hóm hỉnh, có phần ngông nghênh tự đắc; thái độ đó được phóng đại một cách có ý thức gây ấn tượng mạnh cho người đọc.Nhận xét về giọng kể của tác giả?Củng cố, luyện tập: nắm được kết cấu bài thơ theo trình tự cảm xúc; qua tài hư cấu thấy được tâm hồn bay bổng, lãng mạn, ý thức khẳng định bản ngã của nhà thơ và những dấu hiệu cách tân về nghệ thuật.Hướng dẫn tự học ở nhà: đọc diễn cảm bài thơ, soạn tiếp tiết 2 của bài học dựa theo câu hỏi SGK (17)Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em

File đính kèm:

  • pptbtt.ppt