Bài giảng Sinh lý động thực vật - Chương II. Sự tuần hoàn máu và bạch huyết

1. Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống:

Cấu tạo: gồm quả tim và hệ thống mạch máu.

Chức năng:

 - Tuần hoàn máu, đưa chất dinh dưỡng và ôxi phân phối khắp cơ thể và nhận các sản phẩm của quá trình trao đổi chất cần thải bỏ đến cơ quan bài xuất tống ra ngoài.

 - Vận chuyển: Một số sản phẩm của các tuyến nội tiết được chuyển tới các cơ quan theo hệ thống mạch máu.

 - Điều hòa và bảo vệ cơ thể.

Con đường vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan rồi vòng trở lại về tim gọi là vòng tuần hoàn trong cơ thể.

Ngoài vòng tuần hoàn máu, còn có sự tuần hoàn bạch huyết do hệ bạch huyết đảm nhận.

 

ppt55 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh lý động thực vật - Chương II. Sự tuần hoàn máu và bạch huyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
khác trong máu sẽ đi qua thành mao mạch, vào dịch kẽ, rồi vào tế bào. Tế bào thải các chất theo hướng ngược lại. Sự qua lại này được thực hiện theo 3 con đường: khuếch tán, vận chuyển theo lối ẩm bào và sự lọc.4. Điều hòa hoạt động tim mạch4.1. Điều hoà hoạt động của tim: Hoạt động của tim được thay đổi phù hợp với yêu cầu của cơ thể. Sự thay đổi này gọi là điều hoà hoạt động tim. Hoạt động của tim được điều hoà bởi cơ chế thần kinh, thể dịch và tim còn có khả năng tự điều hoà.- Cơ chế thần kinh + Hệ thần kinh thực vật: kích thích TK giao cảm mạnh làm tăng nhịp tim. Kích thích phó giao cảm chỉ làm giảm nhịp tim. + Các phản xạ điều hòa hoạt động tim: • Phản xạ giảm áp. • Phản xạ tim-tim- Cơ chế thể dịch + Hormon: hormon tủy thượng thận (adrenalin) và hormon giáp (thyroxin) làm tim đập nhanh. + Ảnh hưởng của khí hô hấp trong máu: PCO2 tăng và PO2 giảm làm tim đập nhanh, ngược lại thì tim đập chậm. + Ảnh hưởng của các ion: nồng độ Ca++ cao trong máu làm tăng trương lực tim, sự thiếu hụt Ca++ có tác dụng ngược lại. Nồng độ K+ máu cao làm giảm trương lực tim, tăng cao hơn gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất. 4.2. Ðiều hòa tuần hoàn động mạchTuần hoàn động mạch được điều hoà bằng 2 cơ chế thần kinh và thể dịch Ðiều hòa tuần hoàn bởi hệ thần kinh - Trung tâm vận mạch: Gồm một nhóm dây thần kinh trong hành não có chức năng điều hòa huyết áp. Ở trạng thái bình thường, luôn có những tín hiệu giao cảm từ trung tâm vận mạch xuống, làm mạch hơi co lại tạo trương lực mạch. Khi những tín hiệu giao cảm tăng, gây co mạch và tăng huyết áp, tăng lưu lượng tim. Ngược lại, nếu giảm các tín hiệu này đến mạch thì mạch giãn, huyết áp hạ, tăng dự trữ máu ở hệ tĩnh mạch. - Những chất cảm thụ áp suất: Là những chất cảm thụ với sức căng, có nhiều ở thành tim và mạch máu lớn. Các chất cảm thụ ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ đóng vai trò chính trong điều hòa tuần hoàn động mạch. Những chất cảm thụ hóa học: Là những chất cảm thụ nhạy cảm với sự thay đổi PO2, PCO2 và pH máu, khu trú ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Hệ thần kinh thực vật: Hệ giao cảm đóng vai trò quan trọng trong điều hòa tuần hoàn của hệ thần kinh thực vật. Trong khi đó, hệ phó giao cảm thì quan trọng cho chức năng tim.4.2. Ðiều hòa tuần hoàn động mạchÐiều hòa tuần hoàn bởi các yếu tố thể dịch - Các chất gây co mạch: Norepinephrin, Epinephrin, Angiotensin II, Vasopressin.- Các chất gây giãn mạch: Nhóm Kinin, Histamin,Prostaglandin, ANPCác chất khác: 	+ Ion canxi gây co mạch; ion kali gây giãn mạch; ion magie gây giãn mạch. 	+ Nồng độ oxy ở mô giảm, nồng độ carbonic tăng, gây giãn mạch và ngược lại. Ðiều hòa tuần hoàn tại chỗ Ðộng mạch có một hệ thần kinh nội tại là một hệ thống tự điều hòa không liên quan với hệ thần kinh bên ngoài, có khả năng gây co giãn mạch. 4.3. Ðiều hòa tuần hoàn tĩnh mạchCác tĩnh mạch có thể co, giãn như động mạch nhưng có nhiều khả năng giãn hơn co do thành tĩnh mạch có ít sợi cơ trơn. Tuy nhiên, sự co tĩnh mạch có thể được gây ra bởi hoạt động của thần kinh giao cảm trên tĩnh mạch. Những yếu tố sau ảnh hưởng đến tuần hoàn tĩnh mạch :- Nhiệt độ: khi trời rét, nhiệt độ giảm làm co tĩnh mạch, nhiệt độ cao khiến tĩnh mạch giãn ra. - Các chất khí: carbonic tăng gây giãn tĩnh mạch ngoại biên, oxy giảm gây co tĩnh mạch nội tạng và giãn tĩnh mạch ngoại biên. - Adrenalin gây co mạch, histamin co tĩnh mạch gan, phổi, lách, giãn tĩnh mạch ngoại biên. - Một số thuốc như nicotin, pilocapin làm co tĩnh mạch; cocain, cafein gây giãn tĩnh mạch. 4.4. Ðiều hòa tuần hoàn mao mạchSự thay đổi lưu lượng vi tuần hoàn phụ thuộc vào hai yếu tố sau: - Hệ thần kinh thực vật kiểm soát sức cản ngoại biên bằng cách tác dụng lên cơ trơn của thành tiểu động mạch. - Những chất chuyển hóa tại chỗ hiện diện trong tổ chức làm co giãn cơ thắt tiền mao mạch: Nồng độ oxy dịch kẽ, nồng độ khí carbonic, các homon - Ngoài ra vi tuần hoàn còn thay đổi do ảnh hưởng nhiệt độ.5. Máu và chức năng của máu:5.1. Đại cương - Máu được tim bơm vào hệ thống mạch máu và đi khắp cơ thể. Máu được cấu tạo bởi huyết tương và thành phần hữu hình. - Huyết tương là thành phần dịch chiếm 55-60%. Huyết tương gồm nước và các chất hoà tan, trong đó chủ yếu là các loại protein, ngoài ra còn có các chất điện giải, chất dinh dưỡng, enzym, hormon, khí và các chất thải. - Thành phần hữu hình chiếm 40-45%, gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Máu có độ pH khoảng 7,35-7,4, tùy thuộc vào lượng CO2 trong máu. Về khối lượng, máu chiếm khoảng 8% so với toàn cơ thể. 5. 2. Chức năng của máu:Chức năng vận chuyển - Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài. - Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến cơ quan đào thải. - Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích. - Vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra môi trường. Chức năng cân bằng nước và muối khoáng - Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó. - Ðiều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu. 5. 2. Chức năng của máu:Chức năng điều hòa nhiệt: Máu còn tham gia điều nhiệt nhờ sự vận chuyển nhiệt và khả năng làm nguội của lượng nước trong máu. Chức năng bảo vệ - Máu có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch TB.- Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu. Chức năng thống nhất cơ thể và điều hòa hoạt động cơ thể - Máu mang các hormon, các loại khí O2 và CO2, các chất điện gíải khác Ca++, K+, Na+... để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm bảo đảm sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể. - Bằng sự điều hòa hằng tính nội môi, máu đã tham gia vào điều hòa toàn bộ các chức phận cơ thể bằng cơ chế thần kinh và thần kinh-thể dịch.5.3. Huyết tươngHuyết tương là phần lỏng của máu, dịch trong, hơi vàng, sau khi ăn có màu sữa, vị hơi mặn và có mùi đặc biệt của các acid béo. Trong thành phần huyết tương nước chiếm 90 - 92%, chất khô 8 - 10%. Trong chất khô của huyết tương gồm có protein, lipid, glucid, muối khoáng, các hợp chất hữu cơ có chứa N không phải protein (đạm cặn), các enzym, hormon, vitamin. Protein huyết tương có các chức năng chính sau: - tạo áp suất keo của máu. - Vận chuyển - Bảo vệ - Cầm máu - Cung cấp protein cho toàn bộ cơ thể Ngoài ra trong huyết tương còn có những chất có hàm lượng rất thấp nhưng có vai trò quan trọng đối với các chức phận cơ thể như: các chất trung gian hóa học, các chất trung gian chuyển hóa, các hormon, các vitamin và các enzyme. Các thành phần vô cơ: Các chất vô cơ thường ở dạng ion: anion và cation. Các chất vô cơ giữ vai trò chủ yếu trong điều hòa áp suất thẩm thấu, điều hòa pH máu và tham gia vào các chức năng của tế bào. 5.4. Hồng cầuCấu tạo: Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Ở động vật như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, hồng cầu hình bầu dục có nhân; ở đa số thú khác hồng cầu dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân như hồng cầu của người. Hình dạng này nhằm:+ Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu. + Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẻo, có thể đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu. Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy. 5.5. Hemoglobin (Hb) Hemoglobin còn gọi huyết sắc tố, đó là chromoprotein gồm hai thành phần là nhân heme và globin (hình 2.8). Hình 2.7: Hình dạng và kích thước của hồng cầuHình 2.8 : Cấu trúc hemoglobin5.5. Hemoglobin (Hb) Một phân tử hemoglobin có bốn nhân heme. Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một ion Fe++ chính giữa. Nếu heme kết hợp với globin thì tạo thành hemoglobin. Chức năng của hemoglobin - Chức năng vận chuyển khí + Vận chuyển khí oxy: Hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức nhờ phản ứng sau : Hb + O2  HbO2 (oxyhemoglobin)+ Vận chuyển khí carbonic:Hồng cầu vận chuyển CO2 từ tổ chức về phổi theo phản ứng sau: Hb + CO2  HbCO2 (carbaminohemoglobin)- Hemoglobin có tính chất đệm. 5.6. Bạch cầu và tiểu cầu 5.6.1. Bạch cầu: Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Dựa vào hình dáng, cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm, người ta chia hai nhóm: bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt. Chức năng của bạch cầu Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhờ có các đặc tính: - Xuyên mạch - Vận động - Hoá ứng động - Thực bào. Tuy nhiên không phải loại bạch cầu nào cũng có đầy đủ các đặc tính trên. Bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào thể hiện đầy đủ và mạnh mẽ các đặc tính này nhất. 5.6. Bạch cầu và tiểu cầu 5.6.2. Tiểu cầu Tiểu cầu thực chất là một mảnh tế bào được vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ. Sau khi được phóng thích từ tuỷ xương, chỉ có 60-75% tiểu cầu lưu thông trong máu, phần còn lại được giữ ở lách. Tiểu cầu tăng khi thức ăn giàu đạm, khi chảy máu và bị dị ứng. Tiểu cầu giảm khi bị thiếu máu ác tính, bị nhiễm phóng xạ... Ðời sống tiểu cầu thay đổi từ vài ngày đến 2 tuần. Tiểu cầu có kích thước 2-4μm, thể tích 7-8μm3, không có nhân nhưng bào tương có nhiều hạt. Nếu thương tổn ở mạch máu là nhỏ thì bản thân nút tiểu cầu có thể làm ngừng chảy máu, nhưng nếu thương tổn lớn hơn thì phải nhờ thêm sự hình thành cục máu đông. Sự hình thành nút tiểu cầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bít kín các thương tổn nhỏ ở các mạch máu nhỏ xảy ra hàng trăm lần mỗi ngày. 5.7 Sự đông máu Đông máu là phản ứng để bảo vệ cơ thể không bị mất máu khi mạch máu bị tổn thương.Nguyên nhân của quá trình đông máu: Khi bị thương, máu chảy qua vết thương fibrinogen hòa tan và chuyển thành các sợi fibrin không hòa tan (sợi huyết), tạo thành mạng lưới bao vây lấy hồng cầu, tiểu cầu làm máu co rút thành một khối và máu đóng thành cục, lấp vết thương.

File đính kèm:

  • pptHe tuan hoan.ppt
Bài giảng liên quan