Bài giảng Thanh tra kiểm tra giáo dục - Chương IV: Xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức

Các trường hợp bị xử lý kỷ luật

-Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của CB, CC trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ

-Vi phạm những việc CB,CC không được làm

-Vi phạm pháp luật bị Tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật

 

ppt20 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thanh tra kiểm tra giáo dục - Chương IV: Xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ,VIÊN CHỨCCơ sở pháp lýNghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 35/2005/NĐ-CPCác trường hợp bị xử lý kỷ luật Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của CB, CC trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụVi phạm những việc CB,CC không được làmVi phạm pháp luật bị Tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luậtCác trường hợp bị xử lý kỷ luật (TT)Cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp phápTrong thời gian được cử đi học tập, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ vi phạm quy chế đào tạo hoặc tự ý bỏ họcVi phạm các quy định của Nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma tuýNhững trường hợp chưa xem xét KL Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cho phépĐang điều trị tại các bệnh việnĐang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm pháp luậtCB,CC nữ nghỉ thai sảnTạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, CBCC có thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý ra quyết định tạm đình chỉ công tácThời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày. Trường hợp đặc biệt do có nhiều tình tiết phức tạp cần được làm rõ thì có thể kéo dài nhưng không được quá 3 thángTrong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, cán bộ, công chức được hưởng 50% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có)Các nguyên tắc xem xét XL KL CB,CCKhách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thời hiệu quy địnhPhải thành lập Hội đồng kỷ luậtQuyết định xử lý kỷ luật phải do người có thẩm quyền ký theo đúng quy địnhMỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật.	Nếu cán bộ, công chức có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mứcCác nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức (tt)Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của CB,CC trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật	Cấm áp dụng biện pháp phạt tiền thay cho hình thức kỷ luậtKhông áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với CBCC nữ khi đang có thai và CBCC đang nuôi con dưới 12 tháng tuổiHình thức kỷ luật	CB, CC vi phạm các quy định của pháp luật thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:1. Khiển trách2. Cảnh cáo3. Hạ bậc lương4. Hạ ngạch5. Cách chức6. Buộc thôi việcHƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Công tác chuẩn bị họp Hội đồng KL CBCC vi phạm KL làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.Người đứng đầu cơ quan sử dụng CBCC tổ chức cuộc họp để người vi phạm KL kiểm điểm trước tập thể. Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị.Hồ sơ trình HĐKL gồm: bản kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật; biên bản họp kiểm điểm người vi phạm KL, trích ngang SYLL của người vi phạm KLCBCC vi phạm KL được HĐKL gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng KL họp 07 ngày.Trường hợp nếu CBCC vi phạm vắng mặt thì phải có lý do chính đáng. Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt hoặc trường hợp người vi phạm KL không chịu viết bản kiểm điểm theo HĐKL vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức KLHội đồng kỷ luật Số lượng thành viên tham gia HĐ kỷ luật là 5 người:a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịb) Một ủy viên Hội đồng là đại diện BCH công đoàn cùng cấp cơ quan, tổ chức, đơn vịc) Một ủy viên là đại diện CB,CC của bộ phận công tác có người vi phạm kỷ luật (do tập thể CB,CC ở bộ phận đó cử ra)d) Một ủy viên là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ của người vi phạm kỷ luậtđ) Một ủy viên là người phụ trách tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạmNhững người không được tham gia thành viên HĐ kỷ luậtCha, mẹ đẻCha, mẹ vợ (hoặc chồng)Cha, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng được pháp luật thừa nhậnVợ hoặc chồng của người vi phạmAnh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu (rể) được pháp luật thừa nhậnCon đẻ, con dâu, con rể, con nuôi được pháp luật thừa nhậnNhững người được mời tham gia họp xét kỷ luật CB,CCLà đại diện của các tổ chức:Đảng Cộng sản Việt NamĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHội Cựu chiến binh Việt Nam.Trình tự họp Hội đồng kỷ luật 1. Chủ tịch HĐ tuyên bố lý do, giới thiệu tphần tham dự2. Thư ký HĐ trình bày trích ngang SYLL, hồ sơ và các tài liệu có liên quan3. Người vi phạm kỷ luật đọc bản kiểm điểm4. Thư ký HĐ đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm của tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị5. Các thành viên HĐ và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến6. CBCC vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật7. HĐKL bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật8. Kiến nghị hình thức kỷ luật của HĐ được thông báo tại cuộc họpCác quy định liên quan đến CB, CC bị kỷ luậtCBCC bị KL bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm 01 năm.CBCC bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì không được nâng ngạch hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một nămCBCC bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí vị trí công tác cũ hoặc chuyển làm công tác khác.CB,CC lãnh đạo bị kỷ luật bằng hình thức cách chức được bố trí làm công tác khác.CBCC đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật thì không thực hiện việc điều động, biệt phái, bổ nhiệmHD thực hiện xếp ngạch, bậc lương đối với CBCC bị kỷ luật hạ bậc, ngạch lươngĐối với CBCC bị kỷ luật hạ bậc lương: CB, CC đang hưởng bậc lương ở ngạch CC (hoặc viên chức) nào thì hạ xuống bậc thấp hơn liền kề trong ngạch đó. Thời gian xét nâng lương lần sau tính từ thời điểm giữ mức lương hưởng trước khi vi phạm KLĐối với CBCC bị kỷ luật hạ ngạch: CBCC đang ở ngạch CC(hoặc viên chức) của ngành nào thì hạ xuống ngạch thấp hơn liền kề của ngành đó và xếp vào hệ số lương thấp hơn gần nhất so với hệ số lương của ngạch đang giữ trước khi bị xử lý KL. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày giữ mức lương hưởng trước khi vi phạm KLHD thực hiện xếp ngạch, bậc lương đối với CBCC bị kỷ luật hạ bậc , hạ ngạch	Giải quyết nâng bậc lương đối với CBCC bị kỷ luật hạ bậc lương hoặc hạ ngạch:CBCC kỷ luật hạ bậc lương hoặc hạ ngạch không bị kéo dài thời hạn nâng bậc lương thêm 1 năm (12 tháng) nhưng trong thời gian chưa chấm dứt hiệu lực của Quyết định KL thì chưa giải quyết nâng bậc lương theo thâm niên. Sau khi chấm dứt hiệu lực của Quyết định KL mới xem xét nâng bậc lương theo thâm niênCán bộ, công chức bị KL hạ bậc lương hoặc hạ ngạch thì thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi giữ bậc lương trước khi bị KLVề chấm dứt hiệu lực của Quyết định KLSau 12 tháng kể từ ngày có Quyết định kỷ luật, nếu CBCC chức không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luậtCấp có thẩm quyền ban hành quyết định kỷ luật không phải ra Quyết định chấm dứt hiệu lực của Quyết định kỷ luậtCâu hỏi thảo luậnHãy chia sẻ những trường hợp kỷ luật CBVC mà anh/chị cảm thấy khó khăn nhất? Cách giải quyết ra sao?Những kinh nghiệm của anh/chị trong công tác này?

File đính kèm:

  • pptIV_Xu ly Ky luat CBVC.ppt