Bài giảng Triết học - Chủ nghĩa xã hội khoa học

KN nghiên cứu khoa học là gì: Là đi tìm bản chất, quy luật của tự nhiên, xã hội, con người.

- Nghiên cứu khoa học để tìm ra các quy luật để có sự điều chỉnh, can thiệp (VD: Quy luật đấu tranh sinh tồn như: cua sợ ếch, ếch sợ rắn, rắn sợ lợn.).

- Về xã hội, biết quy luật để điều chỉnh (VD: trẻ con sống bằng hiện tại, thanh niên sống về tương lai, người già sống về quá khứ; do đó, nghiên cứu ra các quy luật này nhằm để tôn trọng nhau).

Tóm lại: Chỉ khi nào biết bản chất của sự việc thì mới có cách hành xử đúng đắn. Lưu ý, trong cuộc sống phải biết gạt bỏ cái gì không tốt đẹp để tới bản chất của nó.

- KN chủ nghĩa là gì: Khi nói đến chủ nghĩa là nói đến một hệ thống quan điểm của học thuyết về thế giới (tự nhiên, xã hội, con người) (VD: Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam.).

- KN:

+ CNXH: Là học thuyết về xây dựng xã hội không có người bóc lột người.

+ XHCN: Là đang xây dựng trên cơ sở CNXH, chưa xong, chưa hoàn thiện

+ XH XHCN: Là đã xây dựng xong xã hội trên nền học thuyết CNXH.

+ CNXH khoa học: là học thuyết xây dựng CNXH trên cơ sở khoa học. CNXHKH đã được Mác, Ăng-ghen nghiên cứu, do đó nó là một môn khoa học.

 

doc28 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Triết học - Chủ nghĩa xã hội khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nên từ sự sợ hãi, đau buồn, cô đơn, tuyệt vọng trước sức mạnh của tự nhiên, XH đã đưa con người đến nhờ cậy vào thần linh và dựa vào tôn giáo (VD: đạo Hoá thân ở Hoành Bồ/Quảng Ninh - đốt quần áo...).
3. Tính chất của tôn giáo:
- Tôn giáo mang tính lịch sử:
+ Tôn giáo không phải là một hiện tượng độc lập, có trước khi có loài người và nó không phải là hiện tượng tồn tại vĩnh viễn, mà nó là hiện tượng XH mang tính lịch sử, tức là sự ra đời, tồn tại, phát triển và mất đi của tôn giáo chỉ trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nó tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội nhất định của XH. Vì vậy, trong XH, sự biến đổi của tôn giáo phản ánh sự biến đổi của các quan hệ kinh tế và quan hệ giai cấp trong XH.
- Tôn giáo mang tính quần chúng:
+ Tổ chức có mọt phạm vi tồn tại vô cùng rộng rãi, không có một châu lục, một quốc gia, một dân tộc nào là không có tôn giáo, nó có mặt hầu hết ở các nơi trên trái đất.
+ Tôn giáo đa dạng, phong phú về chủng loại, đồng thời nó cũng tồn tại lâu dài. Trên thế giới hiện nay có hơn 200 tôn giáo khác nhau, Phật giáo có hơn 2.500 năm, Thiên chúa giáo có hơn 2000 năm, đạo Hồi có hơn 1500 năm...
+ Tôn giáo có lực lượng quần chúng vô cùng đông đảo, tức là có đông người tin theo (trên thế giới ngày nay có khoảng 5,6 tỉ người theo tôn giáo, riêng 3 tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo chiếm hơn 3 tỷ người).
+ Có nhiều nước, tôn giáo đã trở thành quốc đạo (Thái Lan 95% theo Phật giáo, Ba Lan 95% theo Thiên chúa giáo, nước thời Lý-Trần thì đạo Phật được coi là quốc đạo...).
+ Tôn giáo thâm nhập vào đông đảo quần chúng nhân dân và ăn sâu vào tân tư, tình cảm của họ qua nhiều thế hệ, có nơi tôn giáo được coi như một yêu cầu sinh hoạt tinh thần của cả một dân tộc, nó gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc và mang tính dân tộc. Khi tôn giáo trở thành yếu tố thuộc tâm lý dân tộc, thành tư tưởng của XH thì nó trở thành lực lượng bảo thủ rất lớn, dễ bị giai cấp thống trị lợi dụng để phục vụ cho mục đích chính trị và quyền lợi của chúng.
- Tính chính trị của tôn giáo:
+ Trong xã hội CSNT, tôn giáo xuất hiện chỉ là vấn đề tư tưởng trước sự thần bí của các hiện tượng tự nhiên mà con người chưa hiểu được nó, phải tôn thờ nó. Khi XH có giai cấp đối kháng, tôn giáo không chỉ là vấn đề tư tưởng, mà con mang tính chính trị sâu sắc khi các giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo biến nó thành công cụ phục vụ cho lợi ích của chúng.
+ Thực tiễn đã chỉ ra cho ta thấy rằng, mọi giai cấp bóc lột (từ thời kỳ CHNL đến TBCN) luôn luôn có sự kết hợp giữa thần quyền và thế quyền và luôn tìm cách biến tôn giáo thành công cụ lợi hại để phục vụ chúng.
+ Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo để xoa dịu, thủ tiêu tinh thần cách mạng, nhằm chia rẽ lực lượng và để bảo vệ chế độ tư hữu của mình.
-> Tôn giáo là một hình thái YTXH tiêu cực, lạc hậu, phản khoa học, tôn giáo làm thuốc ngủ ru ngủ nhân dân, tôn giáo là một loại hình thức áp bức về tinh thần (Lê-nin).
II. Lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin giải quyết vấn đề tôn giáo:
1. Dưới CNXH, tôn giáo vẫn còn tồn tại, nhưng đã có sự biến đổi so với trước.
- Nguyên nhân sự tồn tại của tôn giáo dưới CNXH:
+ Xuất phát từ nguồn gốc, tính chất của tôn giáo cũng như bản chất của nó, chúng ta khẳng định rằng, chừng nào đời sóng của con người ít nhiều còn bị những sức mạnh tự phát của tự nhiên và XH chi phối, chế ngự, mặc dù trình độ KHKT rất cao, thì chừng dó tôn giáo vẫn còn tồn tại.
+ Tổ chức tôn giáo mang tính dân tộc, quốc tế, quốc gia và hiện nay cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc vẫn còn, cho nên giai cấp thống trị bóc lột vẫn tiếp tục lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.
+ Trong xã hội XHCN, XH vừa mới thoát thai từ XHTB, cho nên cái cũ, cái lạc hậu chưa hoàn toàn bị xoá bỏ, cái mới vừa nảy sinh, nhưng còn non trẻ. Vì vậy hiện tượng mê tín tôn giáo và các tổ chức thích ứng với nó vẫn còn cơ sở tồn tại.
+ CNXH ra đời thì bên cạnh mặt tốt, mặt tích cực cũng đã xuất hiện những sai lầm, những thất bại, và đó là một miếng đất tốt để cho tôn giáo tồn tại và phát triển.
+ Trong CNXH, tôn giáo vẫn còn đáp ứng được những nhu cầu, lòng tin và sự hướng thiện của con người (VD như đáp ứng về văn hoá - đó là các kiến trúc nhà thờ, lăng mộ; các tư tưởng của tôn giáo...).
+ Tôn giáo là một hình thái YTXH bảo thủ, lạc hậu nhất, nó lại ăn sâu vào tâm lý, tình cảm của con người qua nhiều thế hệ. Cho nên dù tồn tại XH đã thay đổi, nhưng những tín ngưỡng, tập quán, tình cảm của tôn giáo vẫn chưa thay đổi ngay, và nó còn bám dai dẳng vào đời sống tinh thần của nhân dân qua nhiều thế hệ.
- Sự biến đổi của tôn giáo dưới CNXH:
+ Nhà nước XHCN không sử dụng tôn giáo để làm công cụ thống trị, mà nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân.
+ Dưới CNXH, đồng bào có đạo và không có đạo đoàn kết với nhau và được bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử và trở thành chủ nhân của XH.
+ Những người đứng đầu tổ chức tôn giáo cũng như các chức sắc không được hưởng đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, về chính trị như trước nữa, mà nhà nước tạo điều kiện để cho họ chuyên lo việc đạo sao cho "tốt đời, đẹp đạo".
+ Ngày nay, nhiều tôn giáo đã đề cao khoa học trong kinh của mình, thậm chí đưa cả các lãnh tụ vào trong kinh của mình, tuy nhiên bản chất của chúng vẫn chưa thay đổi.
2. Giải quyết vấn đề tôn giáo dưới CNXH:
- Khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo và phát huy mặt tích cực của tôn giáo, hướng con người ta tới những cái thiện của tôn giáo. Lý do phải khắc phục là:
+ Tôn giáo là một hình thái ý thức XH lạc hậu, tiêu cực, phản khoa học.
+ Tôn giáo là một hình thái áp bức tinh thần, kìm hãm con người trong mê muội.
+ Hệ tư tưởng tôn giáo và chủ nghĩa Mác-Lênin là khác nhau về cơ bản, mà trước hết là về thế giới quan (một bên là duy vật, một bên là duy tâm).
+ Trong XH có giai cấp đối kháng ấy, giai cấp thống trị vân lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.
Căn cứ vào đó, ta có thể khẳng định, tôn giáo là một hình thái ý thức lạc hậu, bởi vì:
+ Tôn giáo giải thích không đúng nguyên nhân gây ra nỗi khổ của con người.
+ Tôn giáo đề ra những con đường giải thoát nỗi khổ không đúng đắn, bởi lẽ tất cả các tôn giáo đều khuyên con người phải chịu đựng, nhẫn nhục để kiếp sau được cứu vớt lên thiên đường, lên niết bàn...
+ Tôn giáo luôn kìm hãm con người trong ngu dốt, mê muội với những giáo lý, tín điều phản khoa học.
- Phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, nó thể hiện rõ quan điểm giai cấp và quan điểm quần chúng trong tôn giáo. Phân biệt 2 mặt này về thực chất đó là phân biệt 2 loại mâu thuẫn trong tôn giáo:
+ Mâu thuẫn đối kháng giữa kẻ thù lợi dụng tôn giáo để chống phá CNXN và nhân dân lao động có tín ngưỡng hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo.
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa nhân dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo. 
Vì vậy, nếu ta phân biệt rõ được 2 mặt chính trị, tư tưởng tôn giáo thì sẽ tránh được 2 xu hướng thường xảy ra: Một là, quá coi nhẹ vấn đề tôn giáo. Hai là, quá nhấn mạnh sự phản động của tôn giáo và chỉ có khi nao có sự phân biệt ấy ta mới có chính sách đúng đắn về tôn giáo.
Xoá bỏ mặt chính trị của tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng giành được thắng lợi. Muốn được như thế, cần phải giải quyết đúng, giải quyết được 3 yêu cầu sau:
+ Đoàn kết được đồng bào có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng tôn giáo.
+ Phải tranh thủ hàng ngũ chức sắc trong các tôn giáo để hướng họ chuyên lo việc đạo.
+ Kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo để chống phá cách mạng.
Xoá bỏ được mặt tư tưởng của tôn giáo là một quá trình lâu dài, gắn liền với quá trình cải tạo và xây dựng XH mới. Muốn làm được điều đó, cần phải:
+ Nâng cao trình độ văn hoá, KHKT cho nhân dân.
+ Tuyên truyền thế giới quan duy vật cho nhân dân.
+ Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
+ Thực hiện nghiêm túc chính sách tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. 
Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân là vấn đề quan trọng, thể hiện tính chất dân chủ của chế độ ta. Xuất phát từ thực tiễn khách quan của tôn giáo, từ mặt tư tưởng của tôn giáo để chúng ta đưa ra nguyên tắc này. Tự do tín ngưỡng bao gồm cả tự do theo đạo và tự do không theo đạo; bao gồm cả quyền bỏ đạo, quyền chuyển đạo của mọi công dân. Nhà nước ta phải thừa nhận mọi công dân có hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
3. Chính sách của Đảng ta đối với tôn giáo:
- Tình hình tôn giáo ở nước ta:
+ Nước ta có nhiều tôn giáo khác nhau (trên 10 tôn giáo), trong đó có 6 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Hồi, Tin Lành, Cao Đài và Hoà Hảo.
+ Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam khá đông, chiếm gần 1/3 dân số cả nước.
+ Các tôn giáo ở Việt Nam có một lịch sử khá lâu đời (Phật giáo có từ TK1, Nho giáo vào Việt Nam từ TK10, Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ TK16, Tin Lành vào Việt Nam từ 1911, Cao Đài thành lập 1926, Hoà Hảo 1939...).
+ Chủ nghĩa đé quốc thường lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta với các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền".
+ Đại bộ phận những quần chúng thuộc tôn giáo đều là nhân dân lao động, cuộc đời của họ cơ bản còn nghèo, mặt khác cũng dễ bị kẻ thù lợi dụng. Tuy nhiên các tôn giáo ở nước ta ngày nay cũng có nhiều biến đổi.
- Chính sách đặt ra với tôn giáo:
+ Phải đoàn kết các tôn giáo
+ Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
+ Phải bảo vệ và thực hiện bằng được sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, quan tâm đến ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân có tôn giáo cũng như không có tôn giáo.
+ Nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.
+ Tiếp tục xây dựng đang trong vùng có tôn giáo; sử dụng sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp.
+ Phải giải quyết tôn giáo một cách linh hoạt, mềm dẻo, trên cơ sở khoa học và hiểu biết về tôn giáo.
Bài 9: VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(Nghe giảng, không cần ghi chép)

File đính kèm:

  • doc2 B- ChuNghiaXaHoiKhoaHoc.doc
Bài giảng liên quan