Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (tiếp)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

 2. Kĩ năng:

 

doc55 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
trong gia đình.
+ Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ.
 ******************************************
Tuần 15. tiết 15
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
 Tiết 2
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
 - Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
2. Kĩ năng:
 - Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
3. Thái độ:
- Yêu quý các thành viên trong gia đình mình.
- Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
 II. Phương pháp:
- Đàm thoại, diễn giải, giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế
III. Tài liệu và phương tiện.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn về tình cảm gia đình.
IV. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.
- Quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với các cháu đượv quy định ntn?
- Em hãy nêu một vài việc làm chưa tốt của cha mẹ trong gia đình? Cho biết hậu quả của những việc làm đó?
3. Bài mới:
 Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ông bà cha mẹ trong gia đình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu. Trong gia đình anh chị em cần có những bổn phận gì? Để hiểu rõ vấn đề trên
Hoạt động dạy và học.
Nội dung ghi bảng.
? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không?
HS: Trẻ em có thể tham gia bàn bạc, nói lên ý kiến của mình và tham gia thực hiện các công việc gia đình, đó là thể hiện quyền của trẻ em “ quyền tham gia”.
? Nguyên nhân vì sao con cái của một số gia đình không ngoan?
HS: + Do cha mẹ không quan tâm dạt dỗ.
 + Cha mẹ thiếu gương mẫu. 
 + Bạo lực với con cái.
? Theo em, nguyên nhân của nạn bạo lực trong gia đình là gì và biện pháp khắc phục?
HS: + Cha mẹ không tâm sự hiểu ý kiến của con.
 + Do khó khăn của gia đình.
 + Do cha mẹ bất hòa.
 Cố gắng gần gũi con nhiều hơn, cho con trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình, tránh sự gây gỗ, bất hòa trong gia đình.
? Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình?
HS: Sgk.
GV: Phân tích thêm quyền và nghĩa vụ của con cháu. ( SGV trang 66).
? Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì?
HS: Sgk.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không hoàn thành tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
HS: Thì mình là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, sẽ bị xã hội lên án.
? Vì sao, pháp luật phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
HS: Sgk.
GV: Vì vậy, chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
? Em hãy nêu một vài câu ca dao, tục ngữ nói về mối qun hệ các thành viên trong gia đình?
HS: - Tục ngữ:
+ Con có cha mẹ đẻ, chẳng ai lỗ nẻ chui lên.
+ Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.
+ Của chồng, công vợ.
+ Con dại, cái mang.
 - Ca dao:
+ Khôn ngoan đối. chớ hoài đá nhau”.
+ “ Cá không ăn muối .. con hư.”
+ Bầu ơi thương lấy. chung một giàn.
2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu.
- Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng biết ơn ông bà, cha mẹ.
- Có quyến và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau già yếu.
- Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
3. Bổn phận của anh chị em trong gia đình.
 Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
4. Ý nghĩa.
 Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình là nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam.
III. Bài tập.
* Câu 4:
- Theo em, cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi trong việc này.
- Vì:
 + Sơn đua đòi ăn chơi không làm đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình là phải học hành, chăm ngoan, hiếu thảo với cha mẹ.
 + Cha mẹ Sơn quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lí con, giáo dục con không đến nơi, đến chốn, cho nên Sôn đã xa vào con đường nghiện ngập.
* Câu 5.
- Bố mẹ Lâm cư xử như vậy là không đúng, vì cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác vì Lâm mới 13 tuổi.
- Lâm vi phạm Luật GT đường bộ do cha mẹ Lâm đi xe gắn máy trong khi độ tuổi Lâm chưa cho phép và Lâm lại đi vào đường ngược chiều.
* Câu 6.
- Ngăn cản không cho mối bất hòa nghiêm trọng thêm.
- Khuyên hai bên thật bình tĩnh, lắng nghe để thấy được đúng sai.
4. Củng cố:
 - Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình?
 - Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì?
 - Em mong ước điều gì ở cha mẹ và em dự định sẽ làm gì cho cha mẹ vui lòng.
5. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập 7 Sgk.
- Chuẩn bị tiết ngoại khóa:
 Chủ đề: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại và ở nơi công cộng.
+ Tìm hiểu tình huống và trả lời câu hỏi.
+ Tìm hiểu nội dung bài học:
 . Biết được các quy tắc giao tiếp qua điện thoại, giao tiếp ở nơi công cộng.
 . Phê phán hành vi thiếu văn hóa khi giao tiếp.
 *************************************
 Tuần 16. Tiết 16. NGOẠI KHOÁ
CHỦ ĐỀ: VĂN HOÁ GIAO TIẾP QUA ĐIỆN THOẠI VÀ Ở NƠI CÔNG CỘNG.
 *----------*----------*
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được nội dung các quy tắc giao tiếp qua điện thoại và giao tiếp ở nơi công cộng.
 - Có ý thức thực hành các quy tắc đó trong thực tiễn.
 - Đồng tình, ủng hộ các hành vi ưng xử phù hợp với các quy tắc giao tiếp đã học.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
 - Một vài bộ điện thoại.
 - Các tình huống đóng vai gọi điện thoại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
 - Là anh chị em trong gia đình cần có bổn phận gì?
 - Vì sao pháp luật nước ta quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?
 3. Bài mới: Trò chơi.
 Học sinh ngồi ghế theo hình chữ U hoặc vòng tròn. Bắt đầu chơi, người điều khiển trò chơi hô to tên mình và gọi tên một bạn trong lớp, chẳng hạn: “ A lô, alô, Mai gọi Lan”. Bạn có tên Lan lập tức phải gọi tiếp tên một bạn khác trong lớp: “ A lô, a lô, Lan gọi Quang” Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục cho đến khi kết thúc.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Gv: chia 5 nhóm thảo luận.
 Mỗi nhóm tự chuẩn bị: Lời thoại và đóng vai ( Với những tình huống sau).
 Tình huống 1: Kiên gọi điện thoại cho Tuý để hỏi bài.
 Tình huống 2: Nga gọi điện thoại hỏi thăm sức khoẻ bà ngoại.
 Tình huống 3: Hùng gọi điện thoại nhờ Lan xin phép cô giáo cho nghỉ học.
 Tình huống 4: Có người gọi nhầm số máy đến nhà Mai.
 Tình huống 5: Chi gọi điện thoại cho Diệp nhưng chỉ gặp mẹ Diệp ở nhà.
HS: Đại diện nhóm đóng vai, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
? Cần làm gì khi nhận và nghe điện thoại?
HS: tự nêu.
? Vì sao cần lịch sự khi nhận và nghe điện thoại?
HS: Tự nêu.
GV: Kết luận chung.
? Khi gọi điện thoại chúng ta cần chú ý điều gì?
HS: Tự nêu.
GV: Nhận xét và kết luận.
? Khi nhận điện thoại cần chú ý điều gì?
HS: Tự nêu.
GV: Nhận xét và kết luận.
Gv: Chia 3 nhóm lên bảng ghi những yêu cầu về giao tiếp trên các phương tiện giao thông công cộng.
Hs: ghi tiếp sức với nhau.
GV: Gọi HS nhận xét. Sau đó chọn lọc và kết luận chung.
?Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng chúng ta cần tuân thủ điều gì?
HS: Tự nêu.
GV: Kết luận. 
GV: Chia 3 nhóm thảo luận 3 phút.
 Nêu những yêu cầu khi giao tiếp:
 - Nhóm 1: Ở nhà hát, rạp chiếu bóng.
 - Nhóm 2: Ở bảo tàng.
 - Nhóm 3: Ở bệnh viện.
HS: Thảo luận , trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV: Kết kuận chung toàn bài.
I. TÌNH HUỐNG:
Cần nói chuyện nhỏ nhẹ, ôn tồn,lịch sự khi nghe và nhận điện thoại.
Vì đó là điều tế nhị, thể hiện sự tôn trọng đối tượng giao tiếp và sự gần gũi giữa người với người.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
 1. Các quy tắc khi gọi và nhận điện thoại.
 * Khi gọi điện thoại cần chú ý.
 - Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.
 - Phải chào và tự giới thiệu khi có người nhấc máy.
 - Nói năng rõ ràng, ngắn gọn, lễ phép, âm lượng vừa đủ nghe.
 - Chào tạm biệt khi kết thúc cụôc nói chuyện. 
 * Khi nhận điện thoại cần chú ý:
 - Dùng câu: A lô, tôi nghe (hoặc xưng tên) để báo hiệu cho người ở đầu dây bên kia biết mình đã nhấc máy.
 - Chào đáp lại người gọi điện khi họ chào mình.
 - Nếu chưa rõ yêu cầu của người gọi điện có thể hỏi lại họ.
 - Nói năng rõ ràng, ngắn gọn, lễ phép, âm lượng vừa đủ nghe.
 - Nói “ Xin chờ một chút” Hoặc một câu nói có nội dung tương tự và chuyển máy điện thoại cho người khác khi đầu dây bên kia yêu cầu.
 2. Quy tắc giao tiếp khi đi trên phương tiện giao thông công cộng. 
Không chen lấn, xô đẩy.
Nhường đường, nhường chỗ cho cụ già, em bé, phụ nữ có thai.
Không nói chuyện, cười đùa quá to.
Không gác chân lên ghế đằng trước.
Không sử dụng đồ dùng của người ngồi cùng khi chưa được phép.
Muốn đi qua chỗ người khác phải xin lỗi trước.
 Không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi.
 3. Quy tắc giao tiếp ở nơi công cộng.
Ăn mặc lịch sự, gọn gàng khi đến nhà hát, rạp chiếu phim.
Đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy.
Không cười đùa, nói to, hò hét, gọi tên nhau
Không nói chuyện to hoặc bình luận thiếu văn hoá về các diễn viên, về nội dung phim, về người thuyết minh trong bảo tàng.
Không tự tiện ra vào các khu vực riêng, nơi dành cho các cán bộ, nhân viên của nhà hát, rạp chiếu phim, baỏ tàng, bệnh viện. làm việc hoặc tự tiện ra vào các phòng bệnh nhân khác.
 4. Củng cố:
 - Khi gọi điện thoại chúng ta cần chú ý điều gì?
 - Khi nhận điện thoại chúng ta cần chú ý điều gì?
 - Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng chúng ta cần tuân thủ điều gì?
 - Khi ở nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, bệnh việnta phải giao tiếp như thế nào?
5. Dặn dò:
 - Xem lại bài và ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
 - Chuẩn bị tiết ôn tập.
 + Học từ bài 1 đến bài 12.
 + Xem lại các bài tập SGK.
 *********************************************

File đính kèm:

  • docGDCD K8 HKI.doc