Bài giảng Vitamin và sức khỏe

• Vitamin, hay sinh tố, là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hoá bình thường của cơ thể sinh vật. Có nhiều loại vitamin và chúng khác nhau về bản chất hoá học lẫn tác dụng sinh lý.

 

ppt28 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vitamin và sức khỏe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ạt động chức năng của con người. Vai trò của Vitamin B1: * Đồng hoá đường: vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại enzym (tham gia vào thành phần của coenzyme) quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và quá trình phát triển của cơ thể. Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu vitamin B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng. * Nhân tố ngon miệng: kích thích sự tạo thành một loại enzyme tham gia vào quá trình đồng hoá thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. * Sự cân bằng về thần kinh: Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ. 5. Vitamin B2 Còn có các tên là riboflavin... Vitamin B2 giữ vai trò xác định trong các phản ứng của một số enzyme cần thiết cho quá trình hô hấp (tham gia vào thành phần của các enzyme vận chuyển hiđrô). Vai trò của Vitamin B2: * Cân bằng dinh dưỡng: vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hoá thức ăn thành năng lượng thông qua việc tham gia sự chuyển hoá glucid,lipid và protein bằng các enzyme. * Nhân tố phát triển * Tình trạng của da * Thị giác: vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt nhất là đối với sự nhìn màu. Kết hợp với vitamin A làm cho dây thần kinh thị giác hoạt động tốt đảm bảo thị giác của con người. 6. Vitamin C Còn có các tên là acid ascorbic... Vitamin C là một chất chống oxy hoá tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể. Vai trò của Vitamin C: * Kìm hãm sự lão hoá của tế bào * Kích thích sự bảo vệ các mô * Kích thích nhanh sự liền sẹo * Ngăn ngừa ung thư * Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn: kích thích tổng hợp nên interferon - chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virut trong tế bào. * Dọn sạch cơ thể: vitamin C làm giảm các chất thải có hại đối với cơ thể như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, CO, SO2, và cả những chất độc do cơ thể tạo ra. * Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi ruột non. Sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo thành hồng cầu, cho phép làm giảm nguy cơ thiếu máu. III. Triệu chứng khi thiếu các vitamin Vitamin A Chế độ dinh dưỡng có đầy đủ sinh tố A giữ vai trò tối quan trọng cho mục tiêu phòng bệnh. Theo báo cáo của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), hiện vẫn còn hàng triệu người trong các nước chậm tiến mang bệnh do thiếu sinh tố A. Hàng năm, vẫn có không dưới nửa triệu trẻ con bị mù vì thiếu sinh tố A, trong số đó hơn 2/3 là trường hợp tử vong oan uổng, vì trên thực tế, phương thức phòng ngừa tình trạng thiếu hụt sinh tố A tương đối đơn giản. Triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu hụt sinh tố A là dấu hiệu quáng gà, nghĩa là tình trạng giảm sút thị lực vào buổi tối. Nếu nguồn dự trữ sinh tố A không được bù trừ, các triệu chứng khác như da khô, rụng tóc, gãy móng tay sẽ lần lượt xuất hiện. Tình trạng thiếu hụt sinh tố A nếu tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả mất hẳn thị giác. Thêm vào đó là khuynh hướng bội nhiễm trầm trọng trên đường hô hấp, vì thiếu sinh tố A thì niêm mạc khí quản bị khô và tạo điều kiện thuận tiện cho vi trùng tác hại. - Vitamin D Chức năng chủ yếu của sinh tố D tập trung vào quy trình kiến tạo xương, thông qua cơ chế phân phối chất vôi và phosphor. Sinh tố D hưng phấn khả năng hấp thụ hai loại muối khoáng này qua đường tiêu hóa và đồng thời yểm trợ quy trình dự trữ trong mô xương. Lượng sinh tố D đầy đủ trong cơ thể là điều kiện thiết yếu để vôi và phosphor được giữ chặt trong mô xương. Nói một cách tượng hình, thiếu sinh tố D thì cấu trúc của xương bị loãng hoặc không đồng bộ. Ngoài ra, sinh tố D còn ảnh hưởng trên sự phân hóa tế bào trong chiều hướng ngăn chặn hiện tượng biến thể cấu trúc tế bào sinh ung thư. Kết quả thống kê cho thấy bệnh nhân được điều trị với sinh tố D sau quy trình xạ trị ít bị tái nhiễm ung thư, khi so sánh với nhóm bệnh nhân không có sinh tố D trong phác đồ điều trị. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh là sinh tố D có tác dụng giảm thiểu tỷ lệ nhiễm ung thư da gây ra do tia tử ngoại và độc chất trong không khí. * Bệnh chứng điển hình do thiếu sinh tố D là bệnh còi xương với triệu chứng xương dễ gãy, biến dạng xương ức, xương sọ, đốt sống và xương hàm. Trên thực tế, bệnh này hiện nay chỉ còn xuất hiện trên quốc gia nghèo đói, trên trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ mà người mẹ lại bị suy dinh dưỡng trầm trọng. -Vitamin E: Trên thực tế, hầu như không có bệnh chứng chuyên biệt do thiếu sinh tố E. Nhà thống kê đã từ lâu ghi nhận mối liên hệ giữa đối tượng có lượng sinh tố E trong máu rất thấp với các chứng bệnh thời đại như: nhồi máu cơ tim, ung thư, dị ứng. Triệu chứng điển hình thường gặp khi nguồn dự trữ sinh tố E bị thiếu hụt là khuynh hướng mỏi cơ, rối loạn thị lực, co thắt bắp thịt, suy nhược, hay quên. * Sinh tố E có nhiều trong các loại dầu thực vật, trong đậu, mè cũng như trong một số rau cải như: rau dền, củ su hào. Bảng so sánh hàm lượng sinh tố E dưới đây cho thấy vai trò quan trọng của các loại dầu ăn dẫn xuất từ đậu phộng, đậu nành, hoa hướng dương. * Nhu cầu lý tưởng của sinh tố E là 12mg mỗi ngày. Trong điều kiện sinh hoạt bình thường, chỉ tiêu này có thể được đáp ứng dễ dàng với chế độ dinh dưỡng có trọng điểm là nguồn thực phẩm rau cải, khoai lang ta và dầu thực vật. Nhu cầu về sinh tố E gia tăng trong trường hợp có thai, trên đối tượng đang cho con bú, với người đang trong tình trạng căng thẳng thần kinh, người không quen dùng dầu ăn thực vật. Bệnh nhân ung thư và tim mạch nên được tiếp tế với lượng sinh tố E cao gấp 5 lần hàm lượng bình thường mà không sợ bị nhiễm độc vì bệnh chứng do tích lũy sinh tố E trong cơ thể hầu như không có trong thực tế, trừ khi đối tượng có đủ phương tiện để tự đầu độc với liều sinh tố E tối thiểu 800mg mỗi ngày và trong nhiều tháng liên tục. Vitamin C * Triệu chứng khiếm khuyết sinh tố C tiến hành tuần tự qua 3 giai đoạn, mau hay chậm tùy theo mức độ thiếu hụt, trước khi bị bệnh Scorbut do thiếu sinh tố C thực sự hội đủ điều kiện thành hình: o Giai đoạn 1: mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, buồn ngủ, đau nhức cơ khớp. o Giai đoạn 2: chảy máu nướu răng, dưới da, da niêm. o Giai đoạn 3: biến dạng xương khớp, vết thương không lành, hư răng, bội nhiễm. Trái cây tươi là nguồn cung ứng chủ yếu sinh tố C, đặc biệt là dâu, chanh, bưởi, ổi, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu. Một loại trái cây quen thuộc ở Úc châu nên được nông gia Việt Nam lưu ý hội nhập là trái kiwi, vì đó là nguồn cung cấp dồi dào sinh tố C. Thành phần rau cải có nhiều sinh tố C là ớt bị, cải broccoli, bắp cải, cà chua. Trong đa số trường hợp, chế độ dinh dưỡng với rau trái tươi đủ đảm bảo hàm lượng sinh tố C cho cơ thể. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ hàm lượng của sinh tố C trong các loại rau trái khác nhau, qua đó quan niệm ăn cam mới có sinh tố C không còn đứng vững, vì trên cùng trọng lượng thì ớt bị có hàm lượng sinh tố C cao gần gấp 3 lần lượng sinh tố C trong trái cam. IV. Phản ứng phụ của các Vitamin Một số Vitamin dùng liều cao và dài ngày, có thể gây bệnh như: Vitamin A Vitamin A dùng thừa sẽ xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, buồn nôn, xung huyết ở da và các niêm mạc, giảm prothrombin, chảy máu và thiếu máu Vitamin D Dùng Vitamin D liều cao dài ngày gây tích luỹ thuốc, làm tăng calci trong máu, mệt mỏi, chán ăn, nôn, ỉa chảy, đái ra protein Vitamin E Thừa Vitamin E, dùng liều cao trên 3000 đơn vị mỗi ngày có thể gây rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, đầy hơi, ỉa chảy, viêm ruột hoại tử. Tiêm Vitamin E liều cao vào tỉnh mạch dễ gây tử vong Vitamin B Có một số lượng bệnh nhân không chịu được Vitamin B1 dưới dạng tiêm, nhất là tiêm vào tỉnh mạch, trường hợp tai biến nặng có thể gây hôn mê. Còn đối với Vitamin PP, khi dùng liều cao trên 1gam có thể gây dãn mạch nữa thân trên, ở mặt bốc hỏa, ngứa, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá Vitamin C Vitamin C tuy ít tích luỹ nhưng dùng liều cao dài ngày có thể tạo sỏi thận oxalat hoặc sỏi thận urat, hoặc bệnh Gut do thải nhiều urat, giảm độ bền của hồng cầu. V. Vitamin có thể được tìm thấy ở đâu: * Vitamin A có nhiều trong gan , cá, sữa * Tiền tố vitamin A có nhiều trong cà rốt, rau xanh, quả mơ, dưa chột, quả đào có màu vàng, ngô * Vitamin D có nhiều trong cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa * Vitamin E có nhiều trong bột mì, quả hạnh nhân * Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, rau xanh, cải bắp, cải xoong, xoài, củ cải, hành tây , ớt ngọt, rau mùi, ổi... * Vitamin B1 có nhiều trong gạo, bột mì, bột đậu xanh, thịt gà, nấm * Vitamin B6 có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô... * Vitamin B9 (hay còn gọi là axit pholic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, đậu rau xanh, gan, thịt gà, trứng. * Vitamin B12 có nhiều trong pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng. 

File đính kèm:

  • pptVitamin va thuoc.ppt