Bài ký Tháp Linh Tế của Trương Hán Siêu khắc trên vách Dục Thúy Sơn

Dục Thuý còn có nhiều tên gọi khác như núi Non Nước, Băng Sơn, Lạc Sơn, Hộ Thành Sơn Nhưng tên gọi Dục Thuý là do danh nhân Trương Hán Siêu đặt cho - một cái tên đầy ý nghĩa và cũng rất mộnh mơ: Dục nghĩa là tắm, Thuý là con chim trả. Đứng trên cầu Non Nước mới mà ngắm Dục Thuý ta sẽ thấy dáng núi nghiêng nghiêng, lặng lẽ soi mình xuống dòng sông, đúng là dánh hình một con chim trả xanh biếc đang tắm mình trong dòng nước bạc. Trên núi đã từng có nhiều công trình kiến trúc có giá trị như tháp Linh Tế, chùa Non Nước, Nghênh Phong các, Hành Đài, Bi Đài cùng với phong cảnh rất hữu tình, xứng đáng là một danh thắng của đất Ninh Bình. Đặc biệt, nơi đây còn là một di tích cách mạng, gắn liền với chiến công của hai người anh hùng đất cố đô là Lương Văn Tụy, Giáp Văn Khương

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài ký Tháp Linh Tế của Trương Hán Siêu khắc trên vách Dục Thúy Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài ký Tháp Linh Tế của Trương Hán Siêu
khắc trên vách Dục Thúy Sơn
Một góc núi Dục Thúy
Dục Thuý còn có nhiều tên gọi khác như núi Non Nước, Băng Sơn, Lạc Sơn, Hộ Thành Sơn Nhưng tên gọi Dục Thuý là do danh nhân Trương Hán Siêu đặt cho - một cái tên đầy ý nghĩa và cũng rất mộnh mơ: Dục nghĩa là tắm, Thuý là con chim trả. Đứng trên cầu Non Nước mới mà ngắm Dục Thuý ta sẽ thấy dáng núi nghiêng nghiêng, lặng lẽ soi mình xuống dòng sông, đúng là dánh hình một con chim trả xanh biếc đang tắm mình trong dòng nước bạc. Trên núi đã từng có nhiều công trình kiến trúc có giá trị như tháp Linh Tế, chùa Non Nước, Nghênh Phong các, Hành Đài, Bi Đài cùng với phong cảnh rất hữu tình, xứng đáng là một danh thắng của đất Ninh Bình. Đặc biệt, nơi đây còn là một di tích cách mạng, gắn liền với chiến công của hai người anh hùng đất cố đô là Lương Văn Tụy, Giáp Văn Khương
Đáng chú ý hơn, nơi đây có một bộ tàng thư thiên nhiên độc đáo, nói như giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì đây là "một bộ hợp tuyển thơ văn đồ sộ mà tứng trang sách cũng là từng vách đá núi cao thấp khác nhau, người in sách cũng là từng vách đá núi cao thấp khác nhau, người in sách là vô số thợ đá vô danh các thời đại, chia nhau miệt mài khắc lên đá và người soạn sách là hàng loạt danh sĩ cự phách nối tiếp đời này qua đời khác trong suốt bảy trăm năm". 
Người đầu tiên đặt bút khắc văn chương lên trên vách đá Dục Thuý, không ai khác chính là danh sĩ Trương Hán Siêu - một danh nhân văn hoá của Ninh Bình, người có vinh dự được thờ trong Quốc Tử Giám cùng với danh sĩ Chu Văn An. Một bài kí với tựa đề Dục Thuý Sơn Linh Tế tháp kí được khắc ở trên sườn núi phía tay phải lối đi lên núi. Và trên sườn núi phía trên là bài thơ ngũ ngôn Dục Thuý Sơn cũng là của ông. Theo sử sách, các tác phẩm này được khắc vào năm 1343, tức niên hiệu Thiệu phong thứ ba, đời vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369). Xin được dùng lại với bài kí này.
Tháp Linh Tế được xây dựng năm 1091, đời vua Lý Nhân Tông. Qua 250 năm do sự tàn phá của thời gian, tháp chỉ còn là "một nền hoang ngói vỡ, vùi lấp giữa lùm cây rậm rạp, đá tảng ngổn ngang". Trước cảnh tượng ấy, nhà sư Trí Nhu đã chủ trì cho xây lại. Sau sáu năm (1337-1342), công việc hoàn tất. Nhà sư đã ra tận kinh đô Thăng Long xin Trương Hán Siêu viết cho bài kí nhân ngày tái khánh thành tháp. Quan đại phu Trương Hán Siêu đã nhận lời và bài kí ra đời năm 1343, được khắc trên vách núi Thuý.
 * * *
Đây là bài văn viết theo thể kí, có độ dài khoảng 3 trang sách kể lai lịch của tháp, việc xây dựng lại và những suy ngẫm của Trương Hán Siêu. Bài kí cũng ghi lại cuộc đối thoại giữa nhà sư Trí Nhu và tác giả song thực chất chỉ là sự phân thân của chính Trương Hán Siêu, trước hết là nói về sự linh ứng trong việc xây tháp: "Khi mới xem để khởi công, sư Đức Văn đêm chiêm bao thấy hơn một nghìn người tụ họp trên đỉnh núi, trong đó có ba vị quý nhân, tướng mạo khác thường, bảo với mọi người rằng: các ngươi nên biết việc xây tháp là một việc tốt đẹp, để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi hoạ tâm đồ".
Chúng ta thấy gì ở những lời ký này? Đằng sau tính chất truyền kỳ của câu chuyện là gì? Trước hết, cần lưu ý đến một nét rất đặc trưng trong lý tưởng thẩm mỹ phương Đông có liên quan đến việc xây tháp, dựng tháp. Người xưa rất tâm đắc với không gian vũ trụ và một biểu hiện của nó là không gian trên cao. Lên cao để phát hiện tâm hồn phóng khoáng, ý chí cao xa, lánh khỏi bụi trần. Lên cao để đọc được cái ý, cái đạo của trời đất vậy. Không gian trên cao, do đó mang một nội dung đạo đức thẩm mỹ quan trọng đối với cha ông. Sư Không Lộ (đời Lý) ao ước: "Hữu thời trực thướng Cô phong lĩnh. Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư" (Có lúc lên thẳng đỉnh Cô phong. Kêu một tiếng làm lạnh cả bầu trời). Nguyễn Trãi mơ ước "cưỡi hạc vàng lên đán tiên", Nguyễn Hữu Cầu: "Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán. Phá vòng vây, bạn với Kim Ô". Bác Hồ ở trong ngục cũng nằm mơ thấy "cưỡi rồng lên thượng giới". Người xưa thường hayđăng cao, đăng lâu, thượng sơn, đăng sơn(lên cao, lên lầu, lên núi) cũng là vì vậy. Hình thể chóp nón của các ngọn tháp, theo chũng tôi chính là một biểu tượng cho khát vọng vươn lên cao hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn. Đó cũng là ước muốn cho lòng được trong sạch, gột rửa lầm bụi, thanh lọc tâm hồn. Danh nhân Nguyễn văn Siêu (thần Siêu) xây Tháp Bút cạnh Hồ Hoàn Kiếm có cho khắc ba chữ Tả thanh thiên (viết lên trời xanh) cũng là để biểu hiện khát khao vươn tới bầu trời hiếu học, ham học của người Việt.
Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí đúng là được viết theo tinh thần giáo lý của nhà Phật. Những chữ "thoát khỏi tam đồ" "trừ được yêu khí" mang đậm màu sắc Phật giáo. Nhưng nếu vén màn sương mờ ảo của huyền thoại này, ta sẽ thấy được giá trị tinh thần cao quya của ngọn tháp ắn với khát vọng đăng cao và ước muốn được thanh lọc tâm hồn của con người từ ngàn xưa, nhất là khi tháp được xây dựng trên một ngọn núi thơ mộng, non nước hữu tình như thế.
Mặt khác, khi xem xét các tác phẩm văn học cổ, cần chú ý đến các chi tiết kỳ ảo. Chúng góp phần quan trọng việc cấu thành và thể hiện quan niệm về thời gian và con người. bởi vậy chi tiết "đêm chiêm bao thấy hơn một nghìn người tụ họp trên đỉnh núi, trong đó có ba vị quý nhân, tướng mạo khác thường" là một chi tiết theo chúng tôi là rất có ý nghĩa, nó chứng tỏ Dục Thuý sơn nơi có tháp Linh Tế đã tiềm ẩn cái thế tụ họp nhân quần, đất lành chim đậu. Quan niệm địa linh nhân kiệt như cũng có bóng dáng trong hình ảnh "ba vị quý nhân, tướng mạo khác thường" này. Cũng cần lưu ý rằng Dục Thuý Sơn đã là nơi in dấu chân và cũng là niềm cảm hứng sáng tác của nhiểu bậc vua chúa và rất nhiều danh sĩ tài hoa, thơ văn xuất chúng. Bộ hợp tuyển thơ văn trên núi đá chứng tỏ điều đó. Và như thế, lời ký của Trương Hán Siêu chính là dự cảm chính xác của một nhà tiên tri!
Việc xây tháp đều do các nhà sư đảm nhiệm. Bài ký đã ghi công lao to lớn của các vị chân tu như sư Đức Tịnh, sư Đức Minh đã có lúc trong khi làm việc suýt nguy hiểm đến tính mạng: "khi các sư Đức Tịnh, Đức Minh kẻ trước người đang làm việc xây dựng đường đi vào tháp, bỗng đẩy rơi một tảng đá lớn, người cũng rơi theo, lăn lộc cộc đến mấy nhận. Mọi người trông thấy đều kinh hãi chạy tản ra hết, cho rằng thân thể họ tất phải nát vụn. Thế mà khi rơi tới đất, vực dậy thì không bị tổn thương chỗ nào". Sư Trí Nhu vốn là người thâm hiểu tôn chỉ của phái Trúc Lâm đã "giơ hai bàn tay không mà làm nên việc lớn". Nhà sư đã tự mình "xếp từng hòn đá, từ một tức đến một thước, từ một thước đến một nhận, từ một bước tiến thêm một bước, một tầng cao thêm một tầng, tới lúc tháp cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ đẹp của non sông". Lao động của các nhà sư quả là điều đáng khâm phục.
Tháp Linh Tế được xây dựng lại đúng là đã "tô điểm thêm vẻ đẹp của non sông".
 Gần một trăm năm sau, đại thi hào Nguyễn Trãi cũng đã rất nhiều dịp đến với Dục Thuý. Cảm tác trước vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của quần thể thắng cảnh này, Nguyễn Trãi đã viết bài Dục Thuý Sơn, trong đó có hai câu:
 Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương sông ánh tóc huyền
Tháp Linh Tế soi mình xuống dòng nước khi ấy được Nguyễn Trãi nhìn nhận như một chiếc trâm ngọc cài vào mái tóc thơ mộng của dòng sông Đáy. Dục Thuý qua cái nhìn của một nghệ sĩ tài hoa đã mang một vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống. 
Đáng tiếc là ngày nay khi đến với Dục Thuý, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chốn non nước thanh tú này chúng ta đã không còn được thấy bóng hình của chiếc trâm ngọc ngày xưa! Tháp Linh Tế lại thêm một lần nữa đổ nát, mà là từ thời Hậu Lê (1553-1788), cách chúng ta hôm nay, thật kì lạ, cũng không dưới 250 năm. Tôi chạnh lòng mà nghĩ đến lời than của Trương Hán Siêu trong bài kí: 
"Than ôi, mai sau mấy trăm năm nữa, chốc lát cảnh tượng biến đổi, nếu lại không có kẻ buông lời than thở như ta, lẽ nào không có vài người như sư Trí Nhu xây dựng lại?"
*********************************************
Trich bài  Ts. Nguyến Mạnh Quỳnh -Phó Hiệu trường Trường Đại học Hoa Lư  - Ninh Bình
PHH sưu tầm 7-2013 Nguồn khoahockythuatnb.com

File đính kèm:

  • docBài ký Tháp Linh Tế của Trương Hán Siêu.doc
Bài giảng liên quan