Bài viết Một số vấn đề xung quanh khái niệm văn hóa truyền thông

Con người và toàn bộ đời sống của xã hội loài người vừa là sản phẩm của tiến

trình phát triển theo quy luật tựnhiên đồng thời vừa là kết quảcủa quá trình mà nó tách

khỏi giới tựnhiên, tác động vào thếgiới tựnhiên và sáng tạo nên đời sống xã hội theo ý chí

của nó. Trong lịch sửxã hội loài người, điều có ý nghĩa nhất và cũng trởthành vấn đề đáng

quan tâm hàng đầu chính là nền văn hóa mà con người đã sáng tạo ra trải rộng dài theo

không gian và thời gian. Chính nhờcó văn hóa, nhờcó sựsáng tạo nền văn hóa mà con

người trởthành con người với tưcách là động vật tưduy hay cũng có thểnói, chính vì là

động vật tưduy nên con người đã trởthành sinh vật duy nhất có khảnăng sáng tạo văn

hóa.

Nghiên cứu đểhiểu được con người và xã hội loài người cũng nhưcách thức mà con

người sáng tạo ra cuộc sống chính là đi tìm câu trảlời cho những động cơvăn hóa của nó.

Chính bởi do những động cơvăn hóa mà con người có thể đạt được những thành tựu đáng

tựhào trong tất cảcác lĩnh vực tưtưởng, tôn giáo, khoa học, nghệthuật Có thểnói văn

hóabao trùm lên mọi mặt, mọi khía cạnh của đời sống con người. Tuy nhiên chúng ta lại

không thểcó một khái niệm văn hóa đểcó thểsửdụng trong mọi trường hợp. Trên cơsở

một quan niệm chung rằng văn hóa là tất cảnhững yếu tốmang tính người, là sản phẩm do

nhu cầu của xã hội loài người sản sinh ra, người ta tìm cách định nghĩa khái niệm văn hóa

theo từng góc độtiếp cận khác nhau nhằm đạt được những nhận thức phù hợp với khía

cạnh cần quan tâm vượt qua những trởngại vềsựthiển cận hoặc tính mơhồ.

pdf17 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Một số vấn đề xung quanh khái niệm văn hóa truyền thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
lected 
Essays (Tạm dịch là ‘Giải thích (học) về văn hóa – tuyển tập tiểu luận’ được xuất bản năm 
1973. Với công trình này, ông được coi là người đã đóng góp lớn trong việc chuyển đổi tư 
duy trong các ngành xã hội và nhân văn, từ lối suy nghĩ tìm qui luật nhân quả sang tư duy 
xã hội học diễn giải (interpretative), đặt sự vật và hiện tượng trong hệ qui chiếu bản địa của 
ý thức địa phương. Nhìn xã hội qua văn hóa, và đặc biệt là những biểu tượng (symbol) phổ 
biến và đặc trưng trong nền văn hóa đó, Clifford cũng được coi là cha đẻ cho ngành nhân 
học biểu tượng và văn hóa học. Văn hóa được định nghĩa là "một hệ thống các khái niệm 
nối tiếp được diễn đạt thông qua các hình thức biểu tượng với các phương tiện mà người ta 
dùng để liên lạc, ghi nhớ và phát triển kiến thức và thái độ đối với cuộc sống" (23). Những 
vấn đề mà Clifford quan tâm và đặt ra những câu hỏi lớn về sự đa dạng của chủng tộc và 
bản chất khách quan của hệ thống trật tự xã hội đã góp phần quan trọng đối với các nghiên 
cứu văn hóa truyền thông với tư cách là một trong những lĩnh vực hoạt động có tính quyết 
định đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại. 
Một trong những học giả nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết liên quan đến 
lĩnh vực văn hóa truyền thông là Robert Stam Giáo sư tại Đại học New York University. 
Ông là chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về văn học Pháp, văn học so sánh và về các 
vấn đề liên quan lý thuyết và lịch sử phim ảnh. Những công trình quan trọng của ông có 
liên quan đến văn hóa truyền thông là các cuốn Subversive Pleasures: Bakhtin, Cultural 
Criticism, and Film, (tạm dịch là ‘Người làm lật đổ thú vị: Bakhtin, phê bình văn hóa và 
phim ảnh’), xuất bản năm 1989 (24); và Unthinking Eurocentrism: Multiculturalism and 
the Media, (tạm dịch là ‘Phản thuyết Châu Âu là Trung tâm: Đa văn hóa và truyền thông’) 
viết chung với Ella Shohat, xuất bản năm 1994 (25). Trong các công trình này Robert dành 
sự quan tâm đặc biệt tới những vận động văn hóa gắn liền với các hình thức truyền thông 
đại chúng có ảnh hưởng rộng rãi đến đời sống tinh thần của công chúng hiện đại. 
Trong mấy chục năm trở lại đây, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về những vấn 
đề liên quan đến văn hóa truyền thông ngày càng tăng lên. Có thể bắt gặp rất nhiều những 
công trình nghiên cứu tập trung vào chủ đề văn hóa truyền thông trên rất nhiều khía cạnh 
và những cấp độ khác nhau. Năm 1995, Giáo sư người Mỹ Douglas Kellner cho xuất bản 
cuốn Văn hóa truyền thông (Media culture), trong đó tác giả đề cập đến những nội dung 
khác nhau liên quan đến các phương pháp tiếp cận mới về văn hóa, mối liên hệ giữa văn 
hóa truyền thông và đời sống chính trị xã hội, những vấn đề về chủ nghĩa hiện đại và hậu 
hiện đại trong văn hóa, xã hội và truyền thông (26). Trước đó, năm 1989, Giáo sư Vincent 
Porter công bố trên tạp chí Văn hóa truyền thông và xã hội một bài viết nhan đề “Việc sắp 
đặt lại của truyền hình: tính đa nguyên, tính hợp pháp và thị trường tự do ở Mỹ, Tây Đức, 
Pháp và Vương quốc Liên hiệp Anh” đã chỉ rõ những tác động mạnh mẽ của hệ thống 
truyền thông (truyền hình) đối với toàn bộ đời sống văn hóa xã hội ở Tây Âu trong giai 
đoạn nửa cuối thế kỷ 20 (27). Liên tiếp trong những thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20, nhiều 
công trình nghiên cứu tập trung về những vấn đề rất đa dạng của văn hóa truyền thông. 
Chúng ta có thể kể một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: R.Collins, Truyền thông, văn 
hóa và xã hội, London, Sage Publications, 1986; David Morley, Truyền hình, khán giả và 
nghiên cứu văn hóa (‘Television, audiences and cultural studies’), London and New York: 
Routledge, 1992; M. Skovmand and K.C. Schroder, Văn hóa truyền thông: đánh giá về 
truyền thông đa quốc gia, London and New York: Routledge, 1992; McGuigan, Jim, Văn 
hóa và không gian công cộng (‘Culture and the Public Sphere’), London and New York: 
routledge, 1996; Jostenim Gripsrud, Nghề làm báo và văn hóa đại chúng London, Sage 
Publications, 1992; Cũng tác giả Jostenim Gripsrud có công trình đáng chú ý Hiểu biết về 
văn hóa truyền thông xuất bản năm 2002 mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên... 
Từ những vấn đề của thực tiến và lý luận đã được nêu ra trên đây, chúng tôi thử đưa 
ra một định nghĩa có tính chất tổng quát theo cách hiểu của mình về văn hóa truyền thông 
như sau: Toàn bộ quá trình xuất hiện và biến đổi của hiện tượng truyền thông trong đời 
sống nhân loại cùng sự xác lập những mối tương tác của nó đối với các hiện tượng xã hội 
khác được gọi là Văn hóa truyền thông. 
5. Bản thân khái niệm văn hoá truyền thông là một khái niệm được hình thành trên cơ 
sở những tác động qua lại có tính thực tiễn của hoạt động truyền thông lên tất cả các mặt 
của đời sống xã hội. Cũng như nhiều hiện tượng xã hội khác, để có được một nhận thức 
khách quan đối với các vấn đề của hiện tượng Văn hoá truyền thông cần phải đồng thời có 
một quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể. Đây là một quá trình hoàn thiện nhận 
thức một cách có điều kiện và không phải nhất thành bất biến. Chính một quan điểm linh 
hoạt phù hợp với thực tiễn sẽ giúp điều chỉnh hoạt động truyền thông vào các mục tiêu phát 
triển xã hội phù hợp với đặc điểm văn hóa của dân tộc và thời đại đối với từng quốc gia, từng 
khu vực trong từng giai đoạn cụ thể. 
Xã hội hiện đại là xã hội bùng nổ truyền thông, nếu không có kiến thức văn hóa 
truyền thông vững vàng con người không những không làm chủ được những thành quả của 
văn minh nhân loại mà có thể còn bị những tác động tiêu cực của truyền thông chi phối. 
Con người hiện đại là con người của môi trường truyền thông đa dạng và phong phú. Cùng 
với sự phát triển của xã hội, những kiến thức về văn hóa truyền thông cũng trở nên phong 
phú và ngày càng phức tạp, khó nắm bắt. Những kiến thức và nhận thức về văn hóa truyền 
thông sẽ giúp cho con người chủ động và trở nên tích cực trong môi trường sống. Tìm hiểu 
một số vấn đề xung quanh khái niệm văn hóa truyền thông, chúng tôi muốn thông tin, trao 
đổi tìm tiếng nói chung rộng rãi đối với những người quan tâm. Đồng thời hy vọng từ đó 
tiến tới đặt vấn đề trang bị kiến thức liên quan đến văn hóa truyền thông cho sinh viên các 
ngành báo chí hiện nay. Đối với lĩnh vực họat động báo chí, văn hóa truyền thông là một 
trong những kiến thức nền tảng để các nhà báo mở rộng và nâng cao tri thức xã hội đồng 
thời biết phát huy tốt sức mạnh của vũ khí truyền thông trong hoạt động thực tiễn. 
Tài liệu tham khảo 
1. Dẫn theo Nguyễn Quang, Giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hóa, Nxb Khoa học 
xã hội, H, 2008. 
2. White, Leslie Alvin, The Science of Culture: A study of man and civilization (Khoa 
học văn hoá: Nghiên cứu con người và nền văn minh), Farrar, Straus and Giroux, 
1949. 
3. Dẫn theo Hoàng Vinh Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta, 
Nxb. Văn hoá Thông tin, H, 1999, tr 18 -21; tr 36 - 37. 
4. Dẫn theo Trần Quốc Vượng (chủ biên) Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H, 
2003, tr 23 -24. 
5. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H, 1997, tr 10. 
6. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, H, 2002, tr 19 - 20). 
7. Đoàn Văn Chúc, Văn hoá học, Nxb Văn hoá Thông tin, H, 1997,tr. 56- 61. 
8. Claudia Mast, Truyền thông đại chúng, những kiến thức cơ bản, Nxb Thông Tấn, Hà 
Nội, 2003, tr.8 
9. Lưu Văn An (chủ biên) Truyền thông đại chúng trong hệ thông tổ chức quyền lực chính 
trị ở các nước tư bản phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008, tr. 10. 
10. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận 
chính trị, Hà Nội, 2006, tr. 14-15. 
11. Jostenim Gripsrud Understanding Media Culture, (Hiểu biết về văn hóa truyền thông), 
Published house Arnold, London, 2002. 
12. (Dẫn theo) Thomas Barfield (1997), The Dictionary of Anthropoligy (Từ điển Nhân 
học), Harvard. 
13. www.vietnamnet.vn/ (2005) 
14. www.dantri.com.vn/ (2007) 
15. Phạm Trung, Ảnh hưởng của văn hóa truyền thông đối với mỹ cảm của giới trẻ Việt 
nam hiện nay, bài tham luận tại Hội thảo "Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu 
hóa" do trường ĐH Mỹ Thuật, Viện Mỹ Thuật tổ chức tại Hà Nội, 2008. 
16. Trần Ngọc Tăng, Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước 
ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2001 
17. Lê Thanh Bình, Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa – Thông 
tin, H, 2005 
18. Bùi Hoài Sơn, Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt 
Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 2008 
19. Lê Thanh Bình, Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, 
H, 2008 
20. Tạ Ngọc Tấn, Đinh Thị Thúy Hằng - Cẩm năng đạo đức báo chí, Bộ Thông tin và 
Truyền thông và Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam xuất bản năm 2009 
21. Williams,Raymond, Culture and Society (‘Văn hóa và xã hội’), London, Chatto and 
Windus, 1958. New edition with a new introduction, New York, Columbia University 
Press, 1963 
22. Williams, Raymond, Television: Technology and Cultural form (‘Truyền hình: Công 
nghệ và hình thức văn hóa’), Technosphere Series, London, Collins, 1974 
23. Clifford Geertz, The Interpretation of Cultures (‘Giải thích học về văn hóa’), New 
York: Basic Books, 1973 
24. Stam, Robert, Subversive Pleasures: Bakhtin, Cultural Criticism, and Film ( ‘Người 
làm lật đổ thú vị: Bakhtin, phê bình văn hóa và phim ảnh’), Baltimore: Johns Hopkins 
University Press, 1989 
25. Stam, Robert (with Ella Shohat):Unthinking Eurocentrism: Multiculturalism and the 
Media (‘Phản thuyết Châu Âu là Trung tâm: Đa văn hóa và truyền thông’), Routledge, 
1994 
26. Kellner, Douglas, MEDIA CULTURE (Culture Studies; Identity and politics; Between 
the modern and the postmodern) First Published 1995 by Routledge 
27. Porter, Vincent, “Việc sắp đặt lại của truyền hình: tính đa nguyên, tính hợp pháp và thị 
trường tự do ở Mỹ, Tây Đức, Pháp và Vương quốc Liên hiệp Anh”, Văn hóa truyền 
thông và xã hội 11 (1/1989), 5 -27 

File đính kèm:

  • pdfVăn hoá truyền thông.pdf
Bài giảng liên quan