Báo cáo Bài 9: Vệ sinh lao động

1. ĐẠI CƯƠNG

Y học lao động có nhiệm vụ phục vụ, chăm sóc sức khỏe người lao động trong các nhà máy, xi nghiệp, các liên doanh, viện nghiên cứu và cho người nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. mục tiêu chung của y học lao động là tăng cường và duy trì ở mức tốt nhất về thể chất, tâm lý xã hội cho người lao động, phòng ngừa mọi tác hại đến sức khỏe người lao động.

Vệ sinh lao động là một trong các bộ phận của y học lao động, nó giữ vai trò nhận biết, đánh giá và kiểm soát các yếu tố, các stress của môi trường lao động có ảnh hưởng đến sự thoải mái, tiện nghi, sức khỏe, bệnh tật và khả năng lao động của người lao động

 

pptx27 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Bài 9: Vệ sinh lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 phát sinh bằng cách cải tiến công nghệ máy moc, thay thế bằng những vật liệu ít gây tiếng ồn.Kỹ thuật vệ sinh: cách ly tiếng ồn bằng điều khiển từ xa, bằng tường chắn hoặc bọc kín nguồn gây ồn; có thể dung các vật liệu xốp, rỗng như len, dạ, sợi gỗ để hấp thụ tiếng ồn.Phòng hộ cá nhân: có thể dung các biện pháp như : nút tai bằng bông, cao su xốp, chất dẻo kim loại. dung chụp tai hoặc mũ chụp vùng đầu. có thể bố trí nghỉ nghơi xen kẽ giữa các giờ lao động tại các phòng yên tĩnh.Biện pháp y tế dự phòng tốt nhất là khám định kỳ để phát hiện sớm hiện tượng giảm thính lực để có biện pháp phòng hộ thích đáng6. RUNG CHUYỂN TRONG SẢN XUẤT6.1. Định nghĩaRung chuyển trong sản xuất là những chuyển động lao động cơ học truyền trực tiếp lên cơ thể hoặc các bộ phận riêng biệt của cơ thể người công nhận.Có hai loại rung chuyển: rung chuyển cục bộ là rung chuyển truyền vào cơ thể qua tay hoặc các bộ phận riêng biệt của cơ thể như máy khoan,búa máy, cưa máy cầm tay rung chuyển toàn thân là loại rung chuyển truyền từ ghế, sàn rung vào cơ thể như máy bay, tàu thủy, tàu hỏa. 6. RUNG CHUYỂN TRONG SẢN XUẤT6.2 Tác hại của rung chuyểnRung chuyển toàn thân gây ra một số triệu chứng ở hệ tim mạch ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp làm cho co thắt mạch ngoại vi. ở hệ tiêu hóa gây đau bụng, đau vùng thượng vị, cơn đau thường xuất hiện trong khi lao động và sau khi ăn. Các rối loạn thần kinh trung ương, đặc biệt là chức phận thần kinh thực vật gây nhức đầu, nôn mửa, hay bị choáng váng, có thể bị ngất. Đối vời chi dưới gây đau, tê cóng, chuột rút, mỏi chân, đau bắp chân.Rung chuyển cục bộ làm rối loạn vận mạch, tổn thương xương khớp có thể gây tổn thương gân, cơ và thần kinh6. RUNG CHUYỂN TRONG SẢN XUẤT6.3. Biện pháp đề phòngKỹ thuật công nghệ : làm giảm rung chuyển từ nguồn gây rung ngay từ khi thiết kế  máy móc.Phòng hộ cá nhân : người lao động phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ như găng tay lót  cao su. Về mùa rét thì phải mặc áo ấm để phòng co mạch do lạnh. Thời gian lao động không quá 5 giờ một ngày nếu tiếp xúc không liên tục và không quá 3 giờ một ngày nếu tiếp sức liên tục.Biện pháp y tế: khám tuyển công nhân tiếp xúc với rung chuyển phải nghiêm ngặt, có hệ thần kinh tốt và thăng bằng, không bị chóng mặt. tuổi đời từ 18 -40 tuổi, không có bệnh về tim mạch, hô hấp, thần kinh, thận, cơ người lao động phải được khám định kỳ để phát hiện sớm và cho chuyển nghề.7. ECGONOMI7.1 Định nghĩaEcgonomi là môn khoa học liên ngành (sinh lý, tâm lý, nhân trắc thẩm mỹ công nghệ..) nghiên cứu sự thích nghi với điều kiện lao động ( phương tiện, phương pháp sản xuất, môi trường lao động) và điều kiện sinh hoạt của con người, làm cho con người hoạt động có năng xuất, an toàn và thoải mái7.2 . Nguyên tắc cơ bản của EcgonomiTất cả mọi hoạt động trong quá trình lao động phải thoải mái, an toàn vá đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Nếu mọi hoạt động không thoải mái, gò bó, gây căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.7.3. Mục tiêu của Ecgonomi- Đề phòng tai nạn- Đề phòng mệt mỏi- Đề phòng tổn thương xương, cơ, khớp.7. ECGONOMI7.4. Ích lợi của Ecgonomi trong lao động sản xuất7.4.1. Ecgonomi làm giảm gánh nặng thể lực- Ecgonomi phù hợp với vị trí lao động, trang thiết bị,các phương tiện, các đối tượng lao động và bố trí sắp đặt theo một quy định.- Thiết kế Ecgonomi: vị trí lao động phải phù hợp với nhân trắc.- Thiết kế và kiểm tra tổ chức không gian vị trí lao động, phải đảm bảo thực hiện các thao tác lao động trong vùng tiếp cận khi vận động.7.4.2. Ecgonomi làm giảm nhẹ các công việc về giác quanCác bộ phận điều chỉnh phải thích hợp như dễ cầm, nắm, có những hình thái riêng biệt bằng các vật liệu khác nhau và được sắp xếp ở những vị trí nhất định để cho người vận hành có thể nhận được dễ dàng khi cần.7. ECGONOMI7.4.3. Ecgonomi làm giảm nhẹ gánh nặng môi trường lao độngVí dụ như điều kiện vi khí hậu tốt, cảm giác dễ chịu làm tang năng suất lao động: bằng cách chiếu sáng hợp lý nơi làm việc tùy theo độ chính xác của công việc; bố trí hợp lý giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo; hợp lý hóa giữa các công đoạn sản xuất. Thời gian lao động không quá 8 giờ trong một ngày, phải có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Chế độ lao động và nghỉ ngơi phải phân phối hợp lý. Chế độ ăn uống phải đảm bảo đầy đủ chất và lượng.BỤI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ BỆNH BỤI PHỔI 1. ĐỊNH NGHĨABụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung (gồm: hơi, khói, mù) được hình thành do sự vỡ vụn của vật chất gây nên.2. PHÂN LOẠI BỤI2.1.Theo nguồn gốcBụi hữu cơ gồm: bụi tự nhiên, bụi thực vật (bông, đay, gỗ), bụi động vật (long, tóc), bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su)2.2. Theo kích thướcBụi vô cơ gồm: bụi khoáng chất, bụi kim loại, bụi hỗn hợp, bụi lớn hơn 10 µm (trông thấy bằng mắt thường); bụi hiển vi, kích thước từ 01 - 10µm (nhìn được dưới kính hiển vi); bụi siêu hiển vi, có kích thước nhỏ hơn 0,1µm.3. TÁC HẠI DO BỤI GÂY RA3.1 Đường hô hấp trênBụi dính ở mũi, khí phế quản gây xung huyết, nếu bụi độc còn gây độc cho niêm mạc. Bụi vô cơ gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp trên. Kéo dài sẽ gây viêm mũi thể teo đét.3.2 Ở phổiCác loại bụi vào phổi đều được đào thải ra ngoài. Khi vào tới phế nang thì bụi bị các đại thực bào nuốt đưa ra hệ thống phế quản và thải ra ngoài. Khi phổi bị nhiễm bụi nhiều năm sẽ gây ra bệnh bụi phổi.3.3 Các cơ quan khácBụi gây cản trở hoạt động của tuyến mồ hôi, gây viêm da, khô da, kích thích da sinh ra các mụn nhọt, lở loét. Bụi có thể gây chấn thương mắt, viêm mi mắt, có thể gây bỏng giác mạc khi gặp phải bụi kiềm. Bụi đường, bột gây viêm lợi, viêm rang, bụi kim loại gây viêm dạ dày.3.4. Một số bệnh bụi phổi thường gặp3.4.1. Bệnh bụi phổi silic (silicosis) là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.- Nguy cơ mắc bệnh: Do nghề nghiệp phải tiếp xúc kéo dài với bụi có chứa hàm lượng silic tự do, đặc biệt với loại bụi có kích thước dưới 5µm (còn gọi là bụi hô hấp).- Tiến triển của bệnh: Bệnh tiến triển một chiều không hồi phục, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tử vong thường xảy ra ở độ tuổi 40 -50, do các biến chứng PQPV, suy tim phải.- Biện pháp đề phòng:Biện pháp kĩ thuật: cơ giới hóa, tự động hóa trong quá trình sản xuất, tổ chức thông gió thoáng khí tốt, có hệ thống hút bụi tại chỗ.Biện pháp cá nhân: trong sản xuất phải đeo khẩu trang, có thể dung mặt nạ lọc bụi.Biện pháp y tế: định kỳ kiểm tra môi trường lao động. Tổ chức khám tuyển và khám định kỳ hằng năm cho người lao động.3.4.2. Danh mục 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểmSTTTên bệnhSTTTên bệnh1Bệnh bụi phổi-silic13bBệnh nhiễm độc chì hữu cơ2Bệnh bụi phổi – atbet (hay bụi phổi amiăng)14Bệnh nhiễm độc oxitcacbon3Bệnh bụi phổi bông (Bysiosis)15Bệnh hen phế quản nghề nghiệp4Bệnh điếc nghề nghiệp16Bệnh nốt dầu nghề nghiệp5Bệnh rung chuyển nghề nghiệp17Bệnh viêm loét da nghề nghiệp (trong ngành thủy sản)6Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp18Bệnh lao nghề nghiệp7Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do crôm19Bệnh do Leptospira nghề nghiệp (leptospirosis)8Bệnh xạm da20Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp9Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)21Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen vô cơ10Bệnh nhiễm độc Benzen22Bệnh nhiễm độc Nicotin11Bệnh nhiễm độc Mangan23Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu12Bệnh nhiễm độc thủy ngân24Bệnh giảm áp13aBệnh nhiễm độc chì vô cơ25Bệnh viêm phế quản mãn tínhVỆ SINH LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP1. ĐỊNH NGHĨA	Vệ sinh lao động nông nghiệp nghiên cứu ảnh hưởng của những tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động và quá trình sản xuất đến sức khỏe người nông dân. Từ đó đề ra các biện pháp phòng chống.2. TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP TRONG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÀ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG2.1 Lao động trong môi trường vi khí hậu xấuMùa hè phải làm việc ở ngoài trời nắng, nóng, bị tác động của các tia bức xạ mặt trời. Trong quá trình lao động nặng, mất nước, thời gian lao động kéo dài do đó dễ bị say nóng, say nắngMùa đông, nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm cao, gió lạnh từ phía Bắc thổi về, điều kiện phòng hộ thiếu do đó dễ bị nhiễm lạnh.2.2 Gánh nặng lao động thể lực thể hiện ở ba vấn đềSự gắng sức: đặc biệt là những ngành nghề lao động càng thủ công càng phải gắng sức (cày, bừa, gánh).Tư thế lao động xấu: làm tang gánh nặng lao động thể lực. Trong nông nghiệp có nhiều tư thế lao động xấu như cày, bừa, cấy, gặt, người nông dân phải khom người và vặn người hoặc phải đứng ở một tư thế lâu (tát nước).Chế độ lao động và nghỉ ngơi không thích hợp: vào ngày mùa người lao động phải làm việc kéo dài dễ bị mệt mỏi do quá sức.2.3. Bụi trong lao động nông nghiệpBụi xuất hiện nhiều trong các thao tác lao động như đập, phơi lúa (bụi hữu cơ), loại bụi này thường giữ lâu ở đường hô hấp trên gây xung huyết, phù nề ở niêm mạc mũi.2.4 Nhiễm trùng nông nghiệpDo chăn nuôi không hợp vệ sinh: phân gia súc cùng với phân người làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.2.5. Tai nạn lao động trong nông nghiệpDo lao động thủ công, thô sơ chiếm tỷ lệ cao, không có nội quy an toàn lao động nên các tai nạn lao động do dụng cụ cầm tay, phương tiện vận chuyển, các công cụ lao động lớn, trâu bò húc, do điện thường xảy ra.2.6. Sử dụng hóa chất trong lao động nông nghiệpNgày nay nông dân sử dụng nhiều loại hóa chất như các loại phân vô cơ (phân đạm, phân kali,) hóa chất bảo vệ thực vật, nếu không có các trang bị phòng hộ và hiểu biết nguyên tác kỹ thuật phun thuốc sẽ dễ dang gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính cho người lao động.3. BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG	Tổ chức lao động tốt, nghỉ ngơi vào lúc nóng nhất, nắng nhất. Cung cấp đầy đủ nước uống cho người nông dân như nước chè nóng, nước hoa quả trong khi lao động. Trang bị phòng hộ cá nhân để chống nóng, chống lạnh, có đầy đủ mũ nón, quần áo. Nâng cao cơ giới hóa trong lao động thể lực, cải tiến các công cụ lao động phù hợp về kích thước, hình dáng và trọng lượng. Sử dụng các trang bị phòng hộ, chống bụi trong lao động nông nghiệp, chủ yếu là phòng hộ cá nhân. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho nông dân về an toàn lao động.

File đính kèm:

  • pptxVe sinh lao dong.pptx