Bộ tài liệu Tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng

MỤC LỤC

Trang

LỜI GIỚI THIỆU 2

Bài 1: NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 3

 RỪNG

I-Các khái niệm cơ bản 3

II- Nguyên nhân gây cháy rừng 5

III-Các loại cháy rừng 9

IV- Mùa cháy rừng 13

Bài 2: PHÒNG CHÁY RỪNG 14

I- Hệ thống tổ chức phòng cháy chữa cháy rừng 14

II- Dự báo cháy rừng 17

III- Một số biện pháp chủ yếu Phòng cháy rừng 26

Bài 3: CHỮA CHÁY RỪNG 40

I- Phương châm chữa cháy rừng 40

II- Hóa chất chữa cháy rừng 43

III- An toàn lao động trong chữa cháy rừng 43

IV- Kỹ thuật chữa cháy rừng 48

V- Xử lý sau cháy rừng 50

Bài 4: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG 54

I- Khái niệm về phương án phòng cháy chữa cháy rừng 54

II- Nội dung và yêu cầu 54

III- Phương pháp thực hiện 54

IV- Các bước xây dựng phương án 54

V- Mẫu phương án Phòng cháy chữa cháy rừng 55

Bài 5: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG 64

I- Quy định hiện hành của Pháp luật về Phòng cháy chữa cháy rừng 64

II- Công tác quản lý cháy rừng 75

Bài 6: THỰC HÀNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG 81

I- Thiết bị, công cụ Phòng cháy chữa cháy rừng 81

II- Thực hành viết Phương án Phòng cháy chữa cháy rừng 104 III- Diễn tập chữa cháy rừng 107

 

doc119 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ tài liệu Tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ớc.
- Chữa cháy rừng bằng các hoá chất. Trong diễn tập chữa cháy rừng có thể dùng bình bột để chữa cháy rừng.
3- Chỉ huy chữa cháy rừng
Trong diễn tập chữa cháy rừng nói riêng và chữa cháy nói chung, thì việc chỉ huy chữa cháy rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người chỉ huy chữa cháy phải có tính quyết đoán để đưa ra các mệnh lệnh nhằm dập tắt đám cháy hoặc làm suy giảm đám cháy, vừa đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia chữa cháy, vừa giảm chi phí chữa cháy.
3.1. Lệnh điều động chữa cháy: 
- Tại hiện trường diễn tập thì người chỉ huy là trưởng ban chỉ huy PCCCR các cấp. 
- Người tham gia diễn tập đều phải nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện nhiệm vụ. Thống nhất xây dựng lệnh điều động hợp đồng lực lượng. 
3.2. Người chỉ huy: 
Trong diễn tập chữa cháy rừng thẩm quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy phải là trưởng ban chỉ huy phòng cháy các cấp. (chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên; cháy tại thôn bản: trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng dân phố; chủ rừng; kiểm lâm tham gia chỉ huy chữa cháy (kỹ thuật, tổ chức chữa cháy).
3.3. Nội dung chỉ huy chữa cháy.
Chỉ huy gián tiếp
Chỉ huy tại sở chỉ huy hiện trường nắ vững diễn biến cháy rừng, phối hợp điều động lực lựợng.
Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường
- Chỉ huy kỹ thuật bao gồm: phương pháp chữa cháy: chữa cháy trực tiếp, gián tiếp; xác định điểm nóng nhất để dập lửa; quyết định khu chữa cháy; chiến thuật chữa cháy.
- Chỉ huy đội hình: Yêu cầu: tổ chức chữa cháy phải có tính tổ chức cao, chặt chẽ như tổ chứcquân đội. Chỉ huy đội hình bao gồm: bố trí đội hình; điều động lực lượng; điều động tiếp viện; quyết định tiến công; quyết định cấp cứu; quyết định tạm thời nghỉ.
- Chỉ huy tổ chức bao gồm: liên lạc với ban chỉ huy cấp trên; phối hợp với các lực lượng khác, đơn vị khác, thôn bản khác....; kiểm tra; rút quân; rút kinh nghiệm
- Các lệnh chỉ huy tại hiện trường.Các lệnh chỉ huy nhằm giải đáp các câu hỏi: Chỉ huy ai, làm gì, ở đâu, bao nhiêu, chất lượng như thế nào?,
- Lệnh chỉ huy ngoài hiện trường gồm: + Lệnh kỹ thuật: Chữa cháy gián tiếp, trực tiếp, phương tiện chữa cháy;... + Lệnh điều động (đội hình, hướng di chuyển, hướng tiếp cận đám cháy); + Lệnh tiến công, lệnh tạm dừng; +Lệnh cấp cứu; + Lệnh kiểm tra (con người, lửa, phương tiện, dụng cụ....); + Lệnh rút quân.
4- Xử lý, khắc phục hậu quả sau khi cháy
Trong diễn tập chữa cháy rừng tuy chỉ là mang tính chất giả định tình huống để chữa cháy rừng. Tuy nhiên, việc điều tra xử lý và khắc phục hậu quả sau cháy vẫn phải được quan tâm và thực hiện tốt như đối với chữa cháy rừng thật nhằm nâng cao nghiệp vụ điều tra sau cháy.
- Điều tra xác minh thiệt hại: a. Xác định diện tích cháy có thể áp dụng phương pháp mục trắc, đếm số cây, máy định vị GPS; b. Đánh giá tình hình cây chết, sống, khả năng phục hồi của cây; c. Báo cáo về ban chỉ huy PCCCR các cấp tại hiện trường
- Ban chỉ huy diễn tập và các thành phần có liên quan xác minh nguyên nhân cháy, mức độ thiệt hạ, lập hồ sơ.
- Khắc phục hậu quả. Đối với trường hợp thương tật cần tiếp tục điều trị chu đáo cho người bị tai nạn theo chế độ hiện hành. Đối với tài sản bị thiệt hại, hư hỏng có kế hoạch bổ sung, đền bù, thay thế.
5- Quy tắc phòng và chữa cháy
Trong diễn tập chữa cháy rừng, hay chữa cháy rừng thật thì mọi người cần phải biết và nghiêm chỉnh thực hiện 10 điều quy định sau đây:
- Mỗi người cần nắm vững thông tin về tình hình thời tiết và dự báo cháy rừng hàng ngày, hàng tuần.
- Mọi người phải thường xuyên theo dõi, quan sát và thực hiện việc phòng cháy và chữa cháy rừng một cách nghiêm ngặt ở địa phương.
- Tất cả các hoạt động ở cơ sở trong mùa cháy rừng phải luôn suy nghĩ, xử lý kịp thời những thay đổi về chiều gió. Các đội tình nguyện chữa cháy phải thuyên chuyển lực lượng, phương tiện kịp thời, đảm bảo an toàn khi chữa cháy rừng.
- Trong suốt mùa cháy, các chòi quan sát phải thường xuyên có người theo dõi phát hiện kịp thời mức độ nguy hiểm có thể xảy ra cháy.
- Phải cảnh giác, bình tĩnh, suy nghĩ chín chắn và hành động kiên quyết, dứt khoát khi lửa xuất hiện.
- Duy trì thông tin, nhắc nhở mọi người từ Thủ trưởng các đơn vị đến người dân trong rừng, ven rừng bằng các phương tiện thông tin đại chúng, luôn cảnh giác với lửa rừng.
- Những mệnh lệnh, chỉ thị đưa ra phải rõ ràng, chắc chắn, mọi người dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Trong suốt mùa cháy rừng, các đội phòng cháy, chữa cháy rừng phải duy trì việc tiếp xúc với mọi người dân. Mỗi đội chữa cháy rừng không cho phép bất kỳ ai lơ là nhiệm vụ được giao. Ai rời bỏ đơn vị gây tổn hại đến lợi ích chung đều bị xử lý nghiêm minh.
- Mỗi đơn vị phải xây dựng những tuyến đường. Khi có tình huống cháy rừng nguy hiểm tràn đến, phải thông tin kịp thời cho nhân dân địa phương sơ tán, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và của cải của nhân dân.
- Chữa cháy rừng phải khẩn trương, nhưng đầu tiên quyết phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện mang theo.
PHẦN IV: NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN DIỄN TẬP CHỮA CHÁY RỪNG
1-Hiện trường diễn tập
- Hiện trường diễn tập
- Diện tích hiện trường diễn tập. 
- Xác đinh thời điểm tổ chức diễn tập: 
2 – Tình huống buổi diễn tập
Tình huống 1: Phát hiện đám cháy và huy động lực lượng chữa cháy bằng lực lượng 4 tại chỗ: Trong tình huống này yêu cầu phải xây dựng được các vấn đề sau:
Yêu cầu xây dựng tình huống phải chỉ rỏ được các vấn đề: Từ giai đoạn báo cháy (phát tín hiệu đám cháy), tập hợp và huy động lực lượng 4 tại chỗ (chủ rừng, chủ hộ, thôn bản) và phương tiện để chữa cháy bằng dụng cụ thủ công.
Tình huống 2: Khi đám cháy lan rộng, lực lượng tại chỗ không tự giải quyết được: Trong tình huống này phải yêu cầu lực lượng trên địa bàn hỗ trợ.
Yêu cầu xây dựng tình huống: phát tiến hiệu và báo cáo tình hình đám cháy có chiều hướng lan rộng lên Ban chỉ huy PCCCR cấp trên, yêu cầu lực lượng và phương tiện trên địa bàn (tại chổ và địa bàn lân cận) hỗ trợ; tập hợp được lực lượng trên địa bàn hỗ trợ tham gia chữa cháy bằng dụng cụ thủ công kết hợp với cơ giới.
Tình huống 3: Khi đám cháy lan rộng, lực lượng tại chỗ và lực lượng huy động trên địa bàn hỗ trợ không tự giải quyết được: Trong tình huống này phải yêu cầu phải lực lượng và phương tiện cơ động PCCCR của tỉnh hỗ trợ.
Yêu cầu xây dựng tình huống: Khi triển khai thực hiện theo tình huống 1 và tình huống 2 mà các lực lượng trên địa bàn không tự giải quyết được thì kịp thời phát tín hiệu và báo cáo cho Ban chỉ huy PCCCR cấp trên điều động các lực lượng và phương tiện cơ động (Chi cục Kiểm lâm, Công an PCCC, Quân đội và các địa phương lân cận) để kịp thời hỗ trợ dập tắt đám cháy. 
	Tình huống 4: Trong quá trình chữa cháy có người bị thương 
Yêu cầu xây dựng tình huống: Trường hợp khi tham gia diễn tập không may có người bị tai nạn thì phải sơ cứu kịp thời sau đó đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cứu chữa nếu cần thiết. Tiếp tục động viên người tham gia duy trì chữa cháy để kết thúc diễn tập chữa cháy.
Giả định tình huống phụ xảy ra trong khi diễn tập.
1) Tình huống tàn lửa từ nơi diễn tập do gió bốc lên bay sang khu rừng lân cận gây cháy rừng. Trường hợp này thì phải đồng thời huy động lực lượng chữa cháy rừng khi có cháy lan. Sau khi các đám cháy được dập tắt hoàn toàn mới đánh giá đúc rút kinh nghiệm.
2) Trường hợp trong khi diễn tập thì ở địa phương lân cận cũng xảy ra cháy rừng thì sau khi điễn tập xong, tuỳ thuộc vào đám cháy đó và nếu có yêu cầu trợ giúp thì ban chỉ huy có thể điều động diễn tập đi ứng cứu .
3) Nếu trong quá trình diễn tập để xảy ra các trường hợp làm ảnh hưởng đén tài nguyên, môi trường, ảnh hưởng đến xã hội ngoài dự kiến thì ban chỉ huy phải cử bộ phận làm việc với các đơn vị có liên quan để giải quyết dứt điểm tồn tại nếu có.
3- Nội dung chương trình buổi diễn tập
	(Chi tiết xem biểu 16 dưới đây)
4- Phân công nhiệm vụ
	- Chữa cháy thủ công: Phân công trách nhiệm cho các tổ thủ công 1,2,3 và nhiệm vụ cụ thể của các tổ thủ công này. 
	- Chữa cháy cơ giới: Phân công trách nhiệm cho các mũi cơ giới 1,2,3 và nhiệm vụ cụ thể, hướng tấn công, phương án tấn công, cho các mũi cơ giới.
	- Tổ cứu thương:
	- Tổ hậu cần:
5-Tổ chức diễn tập
Phần V : ĐÁNH GIÁ ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM
	Cuối buổi diễn tập phải đánh giá đúc rút kinh nghiệm lại tất cả các hoạt động trong quá trình diễn tập đặc biệt là vấn đề chỉ huy chữa cháy.
Nội dung diễn tập
Thời gian
Đạo diễn
Trình sát, tạo giả
Trưởng ban chỉ đạo
Chỉ huy điều hành
Lực lượng chủ lực 1
Lực lượng chủ lực 2 (QĐ, CA)
Lực lượng hậu cần, cứu thương
Lực lượng PCCCR tỉnh
Ký hiệu, tín hiệu
Xử lý đám cháy nhỏ
8h – 8h30
Phát tín hiệu diễn tập.
Chỉ huy tạo tình huống 01
Đốt tạo khói tại K1
Đốt lửa tại c1, c2
Tạo khói tại k2, k3
Quan sát tàn lửa bay và sẳn sàng xử lý
Lệnh cho lực lượng tại chỗ khống chế đám cháy.
Lệnh cho các lực lượng QĐ, CA, KL, Y tế và DQ sẳn sàng chờ lệnh.
Báo cáo tình hình đám cháy lên trưởng ban chỉ huy PCCCR huyện xin ý kiến chỉ đạo.
Điện xin tăng cường lực lượng của tỉnh
Điện nhắc nhở các đơn vị có rừng tăng cường lực lượng tuần tra bảo vệ rừng
Lệnh cho các lực lượng chuyên ngành (chủ lực 1) vào chữa cháy.
Lệnh cho các ban chỉ huy tăng cường quan sát tàn lửa bay xa, sẳn sàng xử lý.
Lệnh cho lực lượng hậu cần, y tế cơ động theo LL chữa cháy để đảm bảo nước ưồng, cứu thương kịp thời
Do ai chỉ huy
Chỉ huy tổ chức LL thành 2 mũi, cơ động vào 2 bên sườn đám cháy nhanh tróng dập lửa từng đám nhỏ
Khống chế đám cháy cho đến khi tắt hản
Do ai chỉ huy
Chỉ huy tổ chức LL thành 2 mũi, cơ động vào 2 bên sườn đám cháy, khẩn trương phát đường băng cản lửa, khống chế ngọn lửa không cho cháy lan qua đường băng.
Phát hiện xử lý tình huống khi có tàn lửa bay xa.
Do ai chỉ huy
Chỉ huy tổ chức LL cơ động theo LL chữa cháy để đảm bảo nước ưồng, cứu thương kịp thời
Kẻng đánh 6 hồi, 9 tiếng.
Sau đó đáng 3 tiếng liên tục
Khi có tín hiệu lệnh bằng loa thì LLCL1,2 cơ động vào chữa cháy.
Xử lý đám cháy lan rộng thành vùng cháy có cường độ, phạm vi lớn
Kết thúc diễn tập xử lý tình huống phát sinh
Đánh giá đúc rút bài học kinh nghiệp
Bỉểu 16: Nội dung chương trinh buổi diễn tập

File đính kèm:

  • doctailieu pcccr.doc