Chủ đề 4: Ngữ pháp tiếng việt

Mục tiêu

Kiến thức

– Liệt kê, lí giải được một số khái niệm ngữ pháp cơ bản: các phương thức

ngữ pháp, từ loại và các loại từ, câu, các kiểu câu và thành phần câu, đoạn văn

– Lí giải được từ loại, cấu tạo các kiểu câu, thành phần câu, và đoạn văn

trong hệ thống và trong hoạt động.

Kĩ năng:

Xác định và phân tích được từ loại, câu, đoạn văn.

Sử dụng được các từ loại, các kiểu câu và đoạn văn đúng chuẩn mực.

Thái độ

Thấy được tác dụng của việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đối với hoạt

động giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp sau này.

Có ý thức vận dụng những hiểu biết về ngữ pháp tiếng Việt vào việc học

tập tiếng Việt và các bộ môn khác.

pdf156 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề 4: Ngữ pháp tiếng việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ủ con người để chỉ đặc điểm của cánh rừng già. 
Cách nói nhân hoá ở câu văn đã giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được 
thuộc tính của cánh rừng già hồi mùa thu, từ đó thấy được sự đổi thay kì lạ 
của nó ở thời điểm hiện tại khi tác giả miêu tả. 
c/ Sương và mái đầu bạc của con người có nét tương đồng về màu sắc: 
trắng. 
Hoa gặp mưa và dáng vẻ của con người khi buồn tương đồng về đặc điểm: 
ủ rũ. Đó là cơ sở của phép nhân hoá trong câu ca dao. 
Mượn từ chỉ đặc điểm bạc (đầu), trạng thái sầu buồn của con người để 
miêu tả đặc điểm của núi, của hoa, tác giả dân gian đã thổi vào cảnh vật 
linh hồn của con người: Cảnh vật đầy tâm trạng. 
d/ Trạng thái lúc ẩn, lúc hiện của đồng lúa chiêm khi chưa có sấm, có mưa 
và vẻ thập thò, bẽn lẽn trước người lạ của cô gái mới lớn làm cho tác giả 
dân gian đã liên tưởng và dùng từ chỉ trạng thái, hoạt động của người: lấp 
ló để tả đồng lúa. 
Con người chỉ thực hiện hành động phất cờ khi chiến thắng, khi mở hội. 
Lúa chiêm thì con gái gặp sấm, gặp mưa phát triển nhanh, hứa hẹn mùa 
màng thuận lợi. Niềm vui của người nông dân như tràn sang đồng lúa, đó là 
cơ sở của cách dùng từ chỉ hoạt động phất cờ để tả sức lớn của đồng lúa. 
Phép nhân hoá không chỉ giúp tác giả dân gian vẻ lên một bức tranh đẹp, 
diễn tả được cánh đồng lúa thì con gái chờ và gặp sấm, gặp mưa mà còn 
diễn tả được tâm trạng chờ mong, niềm vui phấn khởi của người nông dân 
trước cảnh đồng lúa gặp mưa thuận gió hoà. 
7. Đánh dấu (3) vào ô trống 1, 3, 4. 
8. 
a/ – Đầu xanh (bộ phận cơ thể) biểu thị con người (Thuý Kiều) lúc đang độ 
trẻ trung, mới bước vào đời (toàn thể). 
– Má hồng (bộ phận cơ thể) biểu thị người đàn bà sống kiếp lầu xanh (toàn 
thể). 
Cơ sở của hoán dụ là quan hệ lôgic khách quan giữa bộ phận và toàn thể. 
b/ Đôi dép cũ (đồ dùng) biểu thị Bác Hồ giản dị (chủ thể). 
áo chàm (trang phục, y phục) biểu thị người miền núi–đồng bào các dân tộc 
Việt Bắc (chủ thể). 
Cơ sở của hoán dụ là quan hệ lôgic khách quan giữa vật sở hữu (y phục, đồ 
dùng) với chủ thể (người) sử dụng các đồ vật đó. 
c/ Mồ hôi (kết quả) biểu thị lao động vất vả căng thẳng (hành động). 
Cơ sở hoán dụ là quan hệ lôgic khách quan giữa hành động, tính chất và kết 
quả hành động, tính chất. 
d/ Cái dạ dày chăm chỉ (chủ thể) biểu thị sự đói nhanh, cơ quan tiêu hoá 
làm việc tốt (trạng thái hành động). 
 Cơ sở của hoán dụ là quan hệ lôgic khách quan giữa chủ thể và trạng thái, 
hành động của chủ thể đó. 
e/ –Ba chữ (số lượng xác định) biểu thị học rất ít (số lượng không xác 
định). 
– Một trăm (số lượng xác định) biểu thị học rất nhiều (số lượng không xác 
định). 
Quan hệ lô gic khách quan giữa số lượng xác định và số lượng không xác 
định là cơ sở của hoán dụ. 
g/ Bắp chân... săn gân (cụ thể) biểu thị tinh thần kháng chiến dẻo dai (trừu 
tượng). 
Quan hệ lô gic khách quan giữa cái cụ thể và cái trừu tượng là cơ sở của 
hoán dụ. 
h/ Trái đất (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo nhân loại (được chứa đựng). 
Cơ sở của cách nói hoán dụ ở hai ví dụ trên là quan hệ lôgic khách quan 
giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng. 
9. Qua 4 hoán dụ kế tiếp nhau, người đọc thấy hình tượng anh bộ đội hành 
quân vượt núi non hiểm trở trong ánh nắng chiều hiện lên rõ nét (hiệu quả 
nhận thức). Người đọc thấy hình, thấy bóng, thấy vai, thấy lá nguỵ trang 
của anh bộ đội. Mỗi hoán dụ đã khắc hoạ một đặc điểm có thực. Hình anh 
lúc nắng chiều là đặc điểm thực biểu thị hình ảnh anh bộ đội hành quân 
trong nắng chiều, ở phía xa xa. Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo là một đặc 
điểm thực: anh bộ đội hành quân gian nan vất vả. Vai vươn tới là một đặc 
điểm thực khác: anh bộ đội dẻo dai và quyết tâm vượt gian nan xông lên 
phía trước. Lá nguỵ trang reo được hiểu là anh bộ đội reo vui, lạc quan trên 
đường hành quân gian lao vất vả. Cách nói hoán dụ trên không chỉ giúp 
người đọc nhận thức được những khó khăn gian khổ, lòng quyết tâm vượt 
khó, tinh thần lạc quan của anh bộ đội mà còn cảm nhận và rung động trước 
vẻ đẹp của anh bộ đội qua những hình ảnh sinh động, cụ thể (tác động tình 
cảm). 
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 
1. Đánh dấu (3) vào ô trống 1, 2, 4, 5, 7 và 8. 
2. a. – Các đối tượng được so sánh: lòng ta – kiềng ba chân. 
 – Đặc điểm chung: vững 
 – Từ so sánh: như 
 b. – Các đối tượng được so sánh: trẻ em – búp (trên cành). 
 – Đặc điểm dấu hiệu chung: ẩn đi, không xuất hiện (non tơ, đáng yêu). 
 – Từ so sánh: như. 
 c. – Các đối tượng được so sánh: Bác – trời, biển, ruộng đồng. 
 – Đặc điểm chung: lớn, mênh mông. 
3. Cây gạo được so sánh với tháp đèn – đặc điểm sừng sững. 
 – Hàng ngàn bông hoa gạo được so sánh với hàng ngàn ngọn lửa (hồng 
tươi). 
 – Hàng ngàn búp nõn được so sánh với hàng ngàn ánh nến (trong xanh). 
Tác dụng của biện pháp so sánh trên là cây gạo, hoa gạo, búp nõn được 
diễn tả một cách hình ảnh với những đặc điểm đặc sắc, sinh động về màu 
sắc, hình dáng... 
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 
1. Đánh dấu (3) vào ô trống thứ 2 và 3. 
2. a) Tác dụng nhấn mạnh ý, mở rộng ý: đoàn kết, đoàn kết rộng rãi và 
vững chắc hơn nữa, đoàn kết lớn mạnh hơn nữa. 
 b) Tác dụng: Liệt kê và nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ. 
Thông tin phản hồi cho hoạt động 4 
1/ Đánh dấu (3) vào ô trống thứ 1, 2, 3, 4 và 6. 
2/ Cách nói tương phản làm cho đặc điểm sáng của con đường cách mạng 
do Cụ Hồ dẫn lối nổi bật bên cạnh những đặc điểm u ám của những nơi 
quân thù chiếm đóng. Ngoài ra cách nói tương phản này còn làm nảy sinh 
một thông tin bổ sung: niềm hi vọng, niềm tin tưởng của nhân dân đối với 
Bác Hồ. 
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5 
1. Đánh dấu (3) vào ô trống thứ 1, 2, 3, 4 và 6. 
2. a) Biện pháp tu từ đồng nghĩa kép được sử dụng: Ba cụm từ gần nghĩa: 
dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta được sử dụng kế tiếp. Mỗi 
cụm từ gần nghĩa này bao hàm một sắc thái ý nghĩa riêng. Dân tộc ta biểu 
thị cái toàn thể; nhân dân ta biểu thị cái cơ bản trong toàn thể dân tộc; non 
sông đất nước ta biểu thị cái toàn thể trong quá khứ lẫn hiện tại. Cách dùng 
các cụm từ gần nghĩa ở đoạn văn có tác dụng giúp người nói trình bày đầy 
đủ các nội dung sau: Hồ Chủ tịch là kết tinh của quá khứ và hiện tại, là kết 
tinh của cái toàn thể và phần cơ bản trong cái toàn thể, là kết tinh của thời 
đại và của bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. 
b) Tác giả sử dụng biện pháp tiệm tiến: 
Các cụm từ: đi từng đàn, tung tăng bơi lội, lao vun vút nhảy lên thuyền, 
lướt trên mặt sóng, tràn cả lên bờ cùng nói về chuyển động của các loại cá. 
Các từ, cụm từ sau diễn tả cường độ, tốc độ chuyển động mạnh, nhanh hơn 
cụm từ trước (đi, bơi, lao, nhảy, lướt, tràn...). Bởi vậy, đoạn văn đã đem lại 
được cho người đọc một ấn tượng bất ngờ về số lượng quá lớn và di chuyển 
mạnh mẽ, sinh động của các loài cá ở hồ Tơ Nưng. 
c) Biện pháp tiệm tiến: 
Hiệu quả: Người đọc cảm nhận, xúc động trước ý chí, quyết tâm chống 
xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta. 
d) Biện pháp tiệm tiến: 
Giúp người đọc cảm nhận được cường độ tăng dần của mưa ở Cà Mau vào 
mùa tháng ba, tháng tư. 
HƯỚNG DẪN HỌC THEO BĂNG HÌNH 
Tổ chức hình thành khái niệm tín hiệu 
cho sinh viên cao đẳng sư phạm tiểu học 
I. Mục đích tóm tắt của đoạn băng 
Đoạn băng là phần mở đầu tiểu chủ đề: Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thuộc 
chủ đề Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt của tiểu mô đun Tiếng Việt. 
Đoạn băng hình nhằm minh hoạ cách vận dụng một số phương pháp, hình 
thức dạy học để dạy tiếng Việt theo hướng tích cực hoá hoạt động của 
người học. Nội dung đoạn băng là các hoạt động tương tác giữa người học 
và người dạy, giữa người học với nhau để hình thành khái niệm tín hiệu. 
1. Về phía người dạy: hiểu cách thức tổ chức hoạt động của người học để 
họ chủ động phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. 
2. Về phía người học: biết và thực hiện được các hoạt động theo các hình 
thức khác nhau đề phát hiện chiếm lĩnh khái niệm tín hiệu: hình thức vật 
chất có thể tri giác được để thể hiện một ý niệm nào đó ngoài hình thức vật 
chất biểu đạt. 
II. Những hoạt động trước khi xem băng 
1. Nhắc được các tiểu chủ đề đã học, đặc biệt là Bản chất xã hội của ngôn 
ngữ 
2. Bước đầu đã có khả năng học tập theo nhóm, tập thể lớp và tương tác với 
người dạy. 
III. Những hoạt động sau khi xem băng 
1. Chăm chú theo dõi và ghi chép khi xem băng 
2. Suy nghĩ về bản chất của tín hiệu và những hoạt động đề nắm được bản 
chất đó. 
IV. Những hoạt động sau khi xem băng 
1. Trao đổi nhóm các nội dung 
– Vị trí, nội dung của trích đoạn. 
– Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra về nội dung phương pháp và các 
hình thức học tập 
2. Vận dụng tri thức và kĩ năng tiếp nhận để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ 
nhận thức của tiểu chủ đề. 
HƯỚNG DẪN HỌC THEO BĂNG HÌNH 
Tìm hiểu về từ đồng nghĩa 
Khoá học: Đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng tiểu học môn Tiếng 
Việt 
Loại băng hình: Băng hình là một kênh của mô đun Văn – Tiếng Việt và 
Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhằm tạo ra những tình huống học tập 
tích cực để phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên trong quá trình 
học tập. 
Thời gian 15 phút 
Điều kiện học tập của người học: 
Đây là kịch bản đưa ra một tình huống dạy học để sinh viên thảo luận tìm 
hiểu, phân tích và đưa ra quan điểm của mình. Trước khi xem băng, sinh 
viên đã được học về từ tiếng Việt: đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp của từ, cấu 
tạo và phương thức cấu tạo từ, nghĩa của từ tiếng Việt 
Mục tiêu của băng hình: 
Sau khi xem băng, sinh viên có được một tình huống học tập tích cực, có 
hứng thú phát hiện các kiến thức mới, chủ động tham gia vào quá trình học 
tập. 
II. Những hoạt động trước khi xem băng 
1. Nhắc được các tiểu chủ đề đã học về từ tiếng Việt 
2. Bước đầu đã có khả năng học tập theo nhóm, tập thể lớp và tương tác với 
người dạy. 
III. Những hoạt động sau khi xem băng 
1. Chăm chú theo dõi và ghi chép khi xem băng 
3. Suy nghĩ về bản chất của từ đồng nghĩa 
IV. Những hoạt động sau khi xem băng 
Thảo luận nhóm theo các yêu cầu đã nêu trong phần nhiệm vụ 3. 

File đính kèm:

  • pdfTieng_viet_p3- ngữ pháp PT.pdf
Bài giảng liên quan