Chương 10 - Lắp ráp máy tính

Chương 10 - Lắp ráp máy tính

Chọn thiết bị

Chọn thiết bị là việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu

thiết bị chọn không đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn

đinh, không tối ưu về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc .

Chọn tốc độ cần dựa trên các yếu tố

z Mục đích sử dụng máy tính

z Tính tương thích của thiết bị

pdf14 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 10 - Lắp ráp máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
/SK 775/VGA & 
Sound & NIC/ 800 FSB)
Main ASUS P5P800-MX 
Chipset Intel 865GV / Socket 775 / 
Card Video, Card sound, Card net 
tích hợp trên Main / Hỗ trợ Bus 
CPU 800MHz
Các thông số RAM Giải thích 
DDR 512MB bus 400 
Kingston
 Thanh DDRam dung lượng 
512MB / tốc độ Bus 400MHz / hãng 
Kingston
DDR II 256MB bus 533 
SamSung, KingMax 
 DDRII 256MB / tốc độ Bus 
533MHz / hãng Samsung 
DDRII có tốc độ từ 533 MHz trở lên 
và chúng không thay thế cho DDR 
được vì có điện áp khác nhau 
 4. Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính 
 Một bộ máy tính tối thiểu cần những thiết bị sau 
1. Case ( Hộp máy ) 
Case là vỏ máy, hãy chọn case sao cho đảm bảo được độ 
thoáng mát cho máy, bộ nguồn thường đi theo case hoặc bán 
rời, hiện nay ta nên dùng nguồn có công suất > = 350W 
2. Mainboard 
 Mainboard là thiết bị quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm, 
Mainboard nó quyết định trực tiếp đến tốc độ và độ bền của 
máy, nên chọn mainboard của các hãng uy tín như Intel, 
Gigaby, Asus, và một số hãng khác và có sử dụng chipset của 
Intel 
 Khi chọn Mainboard cần quan tâm đến Socket và FSB của 
CPU và Bus của RAM 
3. CPU 
Phải chọn CPU thích hợp với Mainboard mà bạn đã chọn và 
CPU đó phải có tốc độ đảm bảo với yêu cầu công việc của 
khách hàng . 
4. RAM 
 Bạn phải chọ RAM có dung lượng đảm bảo cho yêu cầu công 
việc của khách hàng, còn tốc độ Bus thì phụ thuộc vào Bus của 
CPU 
5. Card Video ( Nếu Mainboard chưa có ) 
Nếu như Mainboard chưa có Card Video on board thì bạn cần 
phải lắp thêm Card Video rời, dung lượng RAM trên Card 
video càng lớn thì cho phép bạn xử lý được các bức ảnh đẹp 
hơn và khi chơi Game ảnh không bị giật , còn tốc độ bao nhiêu 
"x" của Card phải phụ thuộc vào Mainboard 
6. Ổ cứng HDD 
Bạn có thể mua ổ cứng từ 10GB trở lên là máy đã có thể chạy 
bình thường với Win XP, tuy nhiên bạn nên chọn dung lượng ổ 
gấp 2 lần dung lượng bạn sẽ sử dụng là tốt nhất, không nên 
dùng ổ quá lớn trong khi dung lượng sử dụng quá ít . 
7. Keyboard 
Bạn có thể chọ một bàn phím bất kỳ theo sở thích 
8. Mouse 
Bạn có thể chọ một con chuột bất kỳ theo sở thích 
----------------------------------------------------------- 
 Và bộ máy tính đầy đủ cần bổ xung các thiết bị sau : 
9. Ổ đĩa CD Rom 
Bạn có thể lắp hay không lắp ổ CD Rom đều được, nhưng khi 
muốn cài đặt phần mềm ta phải cần đến nó, bạn có thể dùng ổ 
CD Rom cũ hay mới đều được mà không ảnh hưởng đến độ 
tương thích của máy . 
10. Card Sound ( Nếu Mainboard chưa có ) 
Nếu Mainboard bạn chọn mà không có Card sound on board thì 
bạn sẽ không nghe được nhạc, để có thể nghe nhạc bạn cần lắp 
thêm Card sound rời . 
11. Speaker 
Bạn có thể mua một bộ loa bất kỳ tùy theo sở thích miễn là loa 
đó có bộ khuếch đại công suất âm tần ở trong . 
12. FDD 
Bạn có thể lắp hay không lắp ổ mềm đều được, xu hướng ngày 
nay ít sử dụng ổ mềm mà thay vào đó là các ổ di động USB có 
độ bền cao hơn và dung lượng lớn hơn. 
13. Card Net ( Nếu Mainboard chưa có ) 
Khi bạn có nhu cầu nối mạng LAN hay mạng Internet thì cần 
phải lắp Card net nếu như Mainboard chưa có Card on board . 
 => Như vậy bộ máy tính tối thiểu để có thể hoạt động được cần 
 có 8 thiết bị và bộ máy tính tương đối đầy đủ có tới 13 thiết bị . 
 5. Các bước tiến hành lắp ráp 
z Lắp CPU, quạt CPU và thanh RAM vào Mainboard
 Lắp CPU và RAM vào Mainboard từ bên ngoài 
z Lắp Mainboard ( đã có CPU và RAM ) vào hộp máy, cần chú ý 
các chân ốc nếu bắt sai các chân ốc có thể làm chập điện hỏng 
Mainboard hoặc đứt mạch in trên Mainboard . 
 Khi lắp vào Case cần lưu ý các chân ốc bắt Mainboard 
z Đấu dây cấp nguồn cho Mainboard, đấu các dây công tắc 
nguồn, công tắc Reset, đèn báo nguồn, báo ổ cứng và loa vào 
Mainboard theo hướng dẫn trên Mainboard hoặc trên quyển 
hướng dẫn đi theo Mainboard . 
z Gắn Card Video vào ( nếu Mainboard chưa có Card onboard ) 
z Cắm dây tín hiệu màn hình, bàn phím, chuột vào máy , cấp 
điện nguồn và bật công tắc 
=> Nếu sau vài giây bật công tắc có một tiếng bíp và màn hình 
xuất hiện các dòng chữ ( phiên bản BIOS - như hình dưới ) là 
quá trình lắp đặt trên đã đúng và máy đã chạy . 
Sau khi lắp xong Mainboard, CPU, RAM vào Case 
ta cấp điện và bật nguồn để thử , nếu có màn hình 
 như trên là quá trình lắp trên đã OK 
=> Nếu mà hình không lên, có các tiếng bíp dài ở loa thì bạn 
cần cắm lại RAM và Card Video . 
z Sau khi báo lên phiên bản BIOS bạn tắt điện và lắp tiếp ổ cứng 
và ổ CD ROM vào máy, khi lắp ổ cứng và ổ CD Rom bạn lưu 
ý : 
+ Nên lắp mỗi ổ trên một sợi cáp riêng => máy cho tốc độ tốt 
hơn, khi lắp như vậy ta không cần thiết lập Jumper 
+ Trường hợp bắt buộc phải lắp 2 ổ trên một cáp thì bạn cần 
thiết lập Jumper cho một ổ là Master ổ kia là Slave, bạn có thể 
lắp môt ổ cứng và một ổ CD Rom trên cùng một cáp hoặc 2 ổ 
cứng trên cùng một cáp . 
+ Cáp tín hiệu chia làm 2 đoạn thì lắp đoạn dài hơn về phía 
Mainboard 
Nếu các ổ lắp chung cáp thì thiết lập một ổ là Master 
và một ổ là Slave, nếu bạn không thiết lập như vậy có 
 thể máy sẽ không nhận ổ đĩa 
 6. Thiết lập cấu hình cho máy . ( CMOS SETUP ) 
 Đây là việc làm bắt buộc sau khi lắp ráp và trước khi cài đặt hệ 
điều hành, quá trình này cho phép ta thiết lập cấu hình của máy , 
trong đó có một số thiết lập cần thiết ta phải thực hiện trước khi cài 
đặt đó là : 
z Thiết lập CMOS về chế độ mặc định (Default ) 
z Kiểm tra xem máy nhận ổ cứng chưa ? 
z Khai báo ổ đĩa mềm . 
z Thiết lập ổ CD-ROM khởi động trước . 
 Các bước thiết lập CMOS được đề cập ở bài sau : 
 7. Vì sao phải thiết lập cấu hình cho máy ? 
z Khi ta bật máy tính, đầu tiên BIOS sẽ cung cấp chương trình để 
khởi động máy, tiếp sau đó là quá trình kiểm tra thiết bị còn gọi 
là POST ( Power On Seft Test - Bật nguồn và kiểm tra ), quá 
trình POST được thực thi theo nội dung nạp trong RAM 
CMOS. 
z Cấu hình mặc định (Default) của máy được nhà sản xuất nạp 
trong BIOS, khi ta kích hoạt chương trình CMOS SETUP thì 
phiên bản mặc định được nạp lên bộ nhớ và hiển thị lên màn 
hình cho phép ta có thể thay đổi các lựa chọn . 
z Sau khi thay đổi xong, nếu ta bấm SAVE thì bản CMOS ta vừa 
thay đổi đó được nhớ vào bộ nhớ RAM CMOS, nếu RAM 
CMOS đã có nội dung thì mỗi lần khởi động CMOS SETUP nó 
sẽ lấy nội dung từ đây. 
z RAM CMOS là một loại bộ nhớ tiêu thụ rất ít điện năng, RAM 
CMOS hiện nay được tích hợp trong Chipset Sourth Bridge và 
được nuôi bằng Pin 3V trên Mainboard, môt quả Pin có thể sử 
dụng được khoảng 5 năm. 
z Trong quá trình POST máy thì CPU sẽ lấy thông tin trong 
RAM CMOS để thực thi, trường hợp dữ liệu trong RAM 
CMOS bị xoá hoặc hết Pin thì máy sẽ chạy tạm bằng chương 
trình mặc định có trong ROM, nếu chương trình mặc định mà 
không phù hợp với cấu hình của máy hiện tại thì máy sẽ bị báo 
lỗi trong khi khởi động . 
z Bước 1 : Vào màn hình CMOS 
Khởi động lại máy, trong lúc máy khởi động => bấm liên tiếp 
vào phím Delete để đi vào màn hình CMOS 
( Chú ý nếu bấm Delete không được thì bấm F2 hoặc F10 ) 
 => Màn hình CMOS sẽ được hiển thị như sau : 
Bạn đưa trỏ chuột vào để xem chi tiết 
Màn hình thiết lập CMOS SETUP 
* Để mở một mục, bạn di vệt sáng đỏ vào mục đó và Enter 
Để di chuyển vệt sáng ta dùng các phím mũi tên 
Di chuyển vệt sáng bằng các phím mũi tên 
* Để thay đổi lựa chọn ta sử dụng phím PageUp hoặc PageDow 
* Các lựa chọn Enabled : là cho phép 
 Disabled : là không cho phép 
z Bước 2 . Thiết lập CMOS về chế độ mặc định 
Thiết lập CMOS về chế độ mặc định là trả về trạng thái ban đầu 
của máy, thông thường trạng thái ban đầu là trạng thái chuẩn . 
Di vệt sáng xuống dòng 
 LOAD BIOS DEFAULTS ( Enter ) 
Hộp thoại sau xuất hiện 
Bạn chọn phím Y và ( Enter ) 
Load Option Settings (Y/N)? N 
Di tiếp vệt sáng xuống dòng 
 LOAD SETUP DEFAULTS 
Và cũng làm tương tự như trên 
z Bước 3 : Kiểm tra xem máy đã nhân ổ cứng chưa ? 
Vào mục 
 STANDARD CMOS SETUP 
Để ý các dòng 
Nếu như các dòng trên có hiển thị các thông số của ổ đĩa như 
SIZE, CYLS, HEAD v v.. thì ổ đĩa đó máy đã nhận . 
Ngược lại nếu các thông số đó bằng 0 thì ổ đĩa đó chưa được 
nhận 
 Như hình trên ta thấy dòng Primary Master và dòng 
 Secondary Master ta thấy xuất hiện các thông số của ổ đĩa 
 => Như vậy là máy đã nhận các ổ đĩa trên . 
 Nếu như thông số của cả 4 dòng trên đều là số 0 thì nghĩa là 
máy chưa nhân các ổ đĩa . 
 => Trường hợp máy chưa nhận ổ đĩa, bạn cần kiểm tra lại cáp 
tín hiệu, dây cấp nguồn và đặc biệt là các Jumper nếu như bạn 
đấu 2 ổ đĩa chung 1 cáp tín hiệu thì phải thiết lập một ổ là 
Master ổ kia là Slave . 
 Jumper thiết lập cho ổ đĩa 
z Bước 4 : Thiết lập ổ đĩa mềm FDD 
 Primary Master 
 Primary Slave 
 Secondary Master 
 Seconmary Slave
Vẫn trong mục 
 STANDARD CMOS SETUP 
Trong phần thiết lập ổ đĩa mềm 
 Trường hợp có lắp ổ mềm thì ta khai báo như trên máy mới 
sử dụng được ổ mềm . 
 Trường hợp máy không lắp ổ mềm thì ta phải khai báo như 
sau : 
 Drive A : None 
 Drive B : None 
Chú ý : Nếu không có ổ mềm trong máy mà ta thiết lập là có ổ 
mềm thì máy sẽ báo lỗi và dừng lại trong quá trình khởi động . 
z Bước 5 : Thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước 
Vào mục BIOS FEATURES SETUP 
Di vệt sáng xuống mục 
 Boot Sequence : CDROM, C, A 
Thiết lập cho CDROM đứng trước . 
Hoặc một số máy có các tuỳ chọn khác 
 First Boot : CDROM 
 Second Boot : HDD1 
 Third Boot : FDD 
Thì bạn chọn mục First Boot là CDROM 
z Bước 6 : Lưu lại và thoát 
Bấm phím F10 sau đó chọn Y ( Enter ) 
Hoặc di vệt sáng xuống dòng 
 SAVE & EXIT SETUP ( Enter ) => Ra bảng lựa chọn 
 SAVE TO CMOS and EXIT (Y/N)?N Chọn Y và (Enter) 
 Lưu ý : Ở trên là các thay đổi cần thiết để chuẩn bị cho quá trình 
 cài đặt tiếp theo, các lựa chọn khác khi ta đưa về chế độ mặc định 
 là máy đã thiết lập về chế độ tối ưu, vì vậy ta không cần phải thiết 
lập 
 trên các mục khác . 
 Sau khi thiết lập CMOS xong, lúc này bạn bắt tay vào cài 
 đặt Hệ điều hành cho máy ( Xem trong phần cài đặt ) 

File đính kèm:

  • pdfChuong-10_LaprapMT.pdf
Bài giảng liên quan