Chuyên đề: Chân dung các nhà thơ- Nhà văn thuộc văn học hiện đại Việt Nam ở bậc THCS

NAM CAO - Nhà văn(1917-1951)

 (Bút danh khác: Thuý Rư, Xuân Du, Nguyệt, )

* Tên khai sinh: Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917.

* Quê : làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Hy sinh ngày 30 tháng 11 năm 1951, tại Hoàng Đan (Ninh Bình). Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

* Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn ,báo. Năm 1945, ông tham gia cách mạng. Sau đó vào đoàn quân Nam Tiến, hoạt động ở Nam Bộ. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ ,là ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hi sinh.

* Tác phẩm chính: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn,1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944); Cười (truyện ngắn, 1946); ở rừng (nhật ký, 1948); Truyện biên giới (1951); Đôi mắt (truyện ngắn, 1954);Sống mòn (truyện dài,1956,1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1957);

- Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996)

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Chân dung các nhà thơ- Nhà văn thuộc văn học hiện đại Việt Nam ở bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nhiệt liệt chào mừngcác thầy giáo , cô giáovề dự hội thi làm đồ dùng dạy học Huyện Văn Giang năm 2009Phòng giáo dục và đào tạo Văn giangTrường THCS Long HưngTổ khoa học Xã hội bộ đồ dùng dạy họcchân dung các nhà thơ - nhà văn thuộc phần văn học hiện đại việt namở bậc THCSNăm học : 2008 - 2009chân dung các nhà thơ - nhà văn thuộc phần văn học hiện đại việt nam khối lớp 8Mục Lục1Nam Cao – Nhà văn2Phan Bội Châu – Nhà văn , nhà cách mạng3Tản Đà - Nhà thơ4Tế Hanh – Nhà thơ5Nguyên Hồng – Nhà văn6Trần Tuấn Khải – Nhà thơ7Vũ Đình Liên – Nhà thơ8Thế Lữ - Nhà thơ9Thanh Tịnh – Nhà thơ10Ngô Tất Tố – Nhà văn11Phan Chu Trinh – Nhà văn, nhà chí sĩ cách mạngnăm học 2008 - 2009NAM CAO - Nhà văn(1917-1951) (Bút danh khác: Thuý Rư, Xuân Du, Nguyệt,)* Tên khai sinh: Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917.* Quê : làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Hy sinh ngày 30 tháng 11 năm 1951, tại Hoàng Đan (Ninh Bình). Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.* Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn ,báo. Năm 1945, ông tham gia cách mạng. Sau đó vào đoàn quân Nam Tiến, hoạt động ở Nam Bộ. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ ,là ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hi sinh.* Tác phẩm chính: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn,1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944); Cười (truyện ngắn, 1946); ở rừng (nhật ký, 1948); Truyện biên giới (1951); Đôi mắt (truyện ngắn, 1954);Sống mòn (truyện dài,1956,1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1957); - Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996)Phan Bội Châu( 1867- 1940) Nhà văn, nhà cách mạng yêu nước.*Lúc đầu lấy tên là Phan Văn San, sau đổi thành Phan Bội Châu. ông có nhiều biệt hiệu: Hải Thu; Sào Nam; Thị Hán*Phan Bội Châu xuất thân trong một gia đình nho học.Ông được mệnh danh là thần đồng xứ Nghệ, nhưng rất lận đận trong thi cử, mãi đến năm 1900 mới thi đậu Giải Nguyên trường Nghệ. Ông có một tinh thần yêu nước sục sôi từ khi còn thanh niên, năm 1904 thành lập hội Duy Tân, năm 1905 xuất dương sang Nhật Bản phát động phong trào Đông du. Đến năm 1908, phong trào Đông du bị giải tán, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Năm 1912 ông sang Trung Quốc lập Việt Nam Quang phục hội, *Tác phẩm chính: Bình Tây thu Bắc ( 1883); Hải ngoại huyết thư (1906); Thư gửi Phan Chu Trinh (1907)...Phan Sào Nam văn tập ; Phan Bội Châu niên biểu...Tản Đà ( 1889-1939) Nhà thơ.*Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu.* Quê: làng Khê Thượng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.* Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại suy tàn. Thưở nhỏ được học hành tử tế, nhưng thi hai lần đều hỏng, ông chuyển sang làm thơ văn. Con đường đời và sự nghiệp lận đận, cuối cùng ông mất trong nghèo đói, tại phố Cầu Mới.*Tác phẩm chính: Khối tình con I và II; Giấc mộng con I và II; Thề non nước;... ngoài ra ông còn dịch nhiều loại sách khác.* Tản Đà được coi là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. tế hanh - Nhà thơ (1930 - 1980)* Tên khai sinh: Trần Tế Hanh, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921* Quê: xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Hiện ở: quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. * Tham gia cách mạng từ tháng 8- 1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng, Nam Trung Bộ, ông là uỷ viên thường vụ hội nhà văn Việt Nam khoá I,II, ông tham gia nhiều khoá ban chấp hành hội nhà văn, giữ các chức vụ: trưởng ban đối ngoại (1068). chủ tịch hội đồng dịch (1983) Chủ tịch hội đồng thơ (1986). Ông đã được tặng thưởng: Huân chương độc lập hạng 3, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.* Tác phẩm chính: Hoa Niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1960); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện quê hương (1973); Theo những tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân (1977); Con đường và dòng sông (1980) ; Bài ca sự sống(1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); em chờ anh (1994)Nguyên hồng - Nhà văn (1918 - 1982)* Tên khai sinh: Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918. Mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Yên Thế (Bắc Giang). *Quê: thành phố Nam Định. Mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Yên Thế (Bắc Giang). * Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi cha, ngay từ nhỏ, Nguyên Hồng đã phải cùng mẹ ra Hải Phòng lần hồi kiếm sống trong các xóm chợ nghèo. Những năm 1937-1939, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ ở Hải Phòng. Tháng 9-1939, ông bị Pháp bắt, năm 1940, ra tù ông lại bị thực dân Pháp đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) và sau đó bị quản thúc ở Nam Định (từ 11-1941). Ông tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp , ông hoạt động ở Hội văn nghệ Việt Nam (từ 1947 – 1957). Ông là uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khoá I và II). Những năm cuối đời Nguyên Hồng về sống, sáng tác tại Tân Yên (Hà Bắc) và mất tại đó. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996).* Những tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941); Những ngày thơ ấu (truyện ngắn, 1941); Qua những màn tối (truyện, 1942); Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942); Miếng bánh (truyện ngắn, 1945); Ngọn lửa (truyện vừa, 1945); Đất nước yêu dấu (ký, 1949)Trần Tuấn Khải - Nhà thơ(1895- 1983) ( bút hiệu: á Nam, Đông Minh, Lâm Tuyền Khách)* Tên khai sinh: Trần Tuấn Khải, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1895, mất ngày 7 tháng 3 năm 1983 tại thành phố Hồ Chí Minh.* Quê: Làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.* Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước. Từng chịu ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục. Sau ngày đất nước được thống nhất, ông là cố vấn của Hội văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.* Tác phẩm chính: Gương bể dâu(1922); Duyên nợ phù sinh(1923-1924);Bút quan hoài(1936)Vũ Đình Liên - Nhà thơ( 1913- 1996).* Quê: làng Châu Khê, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.* Vũ Đình Liên xuất thân trong một gia đình nền nếp gia phong, sinh ra ở một vùng quê đậm tình làng nghĩa xóm. Nhiều năm ông là giáo sư trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam( 1957).*Vũ Đình Liên xuất hiện trong phong trào thơ mới, nổi tiếng với bài thơ “ ông đồ”. Thực ra từ năm 13 tuổi ông đã làm thơ, chủ yếu là thơ hoài cổ. Thơ ông mang đậm bản sắc quê hương, lời văn bình dị.* Những tác phẩm chính: Đôi mắt( thơ, 1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam( cùng nhóm Lê Quý Đôn biên soạn, 1957)...Thế Lữ (1907- 1989) Nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu.*Tên khai sinh: Nguyễn Đình Lễ, sau đổi thành Nguyễn Thứ Lễ.* Quê: Người làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội; sinh tại ấp Thái Hà- Hà Nội.*Thế Lữ học hết năm thứ ba bậc Thành chung( bậc trung học) sau đó ông chuyển sang viết văn, làm báo; Năm 1932, ông tham gia Tự Lực văn đoàn; Năm 1933, đã có thơ đăng, được xem như nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới; Năm 1937 ông chuyển sang hoạt động sân khấu. Khi cách mạng tháng Tám thành công, ông hào hứng tham gia cách mạng, là Uỷ viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam; Từ năm 1957, ông là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.* Ông là một nhà văn viết nhiều thể loại: Vàng và máu( truyện, 1934); Mấy vần thơ( thơ 1935); Đoàn biệt động( kịch, 1947); tin chiến thắng( 1952)...thanh tịnh - Nhà thơ (1911 – 1988)* Tên khai sinh: Trần Văn Ninh, sau đổi tên Trần Thanh Tịnh, sinh ngày 12 tháng 12 năm 1991 tại Huế. Mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).* Nhà thơ Thanh Thịnh từng làm nghề hướng dẫn viên du lịch, dạy học, đo đạc ruộng đất. Sau tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), ông làm Tổng thư ký Hội văn hoá cứu quốc Trung Bộ. Khi tạp chí Văn nghệ quân đội ra đời, ông là phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm. Về sau, chuyên sáng tác. Ông đã là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khoá I, II). Uỷ viên Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Cấp bậc Đại tá QĐND Việt Nam trước khi nghỉ hưu. ông đi đầu trong lối viết “những đoạn văn ngắn” và là nhà văn có nhiều giai đoạn văn học.*Tác phẩm chính: Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943), Quê mạ (truyện ngắn, 1941); Chị và em (truyện ngắn, 1942); Xuân và Sinh (truyện ngắn, 1944); Hận chiến trường (thơ, 1937); Sức mồ hôi (ca dao, 1954); - Ông đã nhận giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam (1951 – 1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.Ngô Tất Tố - Nhà văn(1894 - 1954)*Tên khai sinh: Ngô Tất Tố, sinh năm 1894 mất ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.*Quê: làng Lộc Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.* Trước cách mạng, ông làm nhiều nghề. Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia ủy ban Giải phóng xã (Lộc Hà). Năm 1946: Gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Nhà văn từng là: Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc,là ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam . *Tác phẩm chính: Tắt đèn (tiểu thuyết, 1937); Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1939); Đường Thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940); Việc làng (phóng sự, 1940); Trước lửa chiến đấu(dịch, truyện vừa, 1946).- Nhà văn đã được nhận hai giải thưởng trong giải thưởng văn nghệ 1941-1952 của Hội văn nghệ Việt Nam.Phan Chu Trinh (1872- 1927) Nhà văn, nhà chí sĩ cách mạng*Quê: Làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam ( nay thuộc thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, thị xã Tam Kì).* Ông xuất thân trong một gia đình có học, thưở nhỏ học chữ Hán và học võ, sau đi học theo lối cử nghiệp, nhưng cuối cùng ông nhận ra chân tướng của quan trường, ông đi khắp nơi kêu gọi nhân dân thức tỉnh. Ông đẩy mạnh công cuộc duy tân, khai hoá nhân dân. Sau đó ông tham gia hoạt động cách mạng.* Tác phẩm chính:Tỉnh quốc hồn ca( kêu gọi duy tân theo hướng dân chủ tư sản); Tây Hồ thi tập; Thư thất điều(kể 7 tội của Khải Định khi ông ta sang Pháp)...NĂM HọC 2008 - 2009Xin chân thành cảm ơnBan giám khảo cùng các thầy cô giáo đã tham dự hội thi đồ dùng dạy học huyện Văn giang

File đính kèm:

  • pptNgu_Van_THCS.ppt
Bài giảng liên quan