Chuyên đề Chức năng tư vấn học đường của giáo viên chủ nhiệm

MỤC TIÊU ĐỢT TẬP HUẤN

Công tác Tư vấn cho học sinh trung học về những vấn đề liên quan đến tâm lý và giáo dục là công tác vô cùng quan trọng trong nhà trường. Trong quá trình phát triển, học sinh gặp không ít khó khăn về tâm lý cá nhân, về quan hệ, về cách học cũng như định hướng cuộc sống Các em cần sự quan tâm, chăm sóc của các lực lượng xã hội, đặc biệt là thầy cô giáo thường xuyên dạy dỗ hằng ngày, trong đó lực lượng GVCN đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên, người giáo viên chủ nhiệm lại gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tư vấn tâm lí cho học sinh. Vì vậy, đợt tập huấn này nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn cho học sinh.

Qua đợt tập huấn, GVCN:

+ Nhận thức sâu hơn yêu cầu của tư vấn học đường và chức năng tư vấn của giáo viên chủ nhiệm lớp.

+ Được trang bị kiến thức về vai trò của cảm xúc và quản lý cảm xúc, từ đó để tư vấn cho học sinh biết cách quản lý cảm xúc để có thể thành công trong các quan hệ nói riêng và cuộc sống nói chung.

+ Hiểu sâu hơn về một số vấn đề tâm lý mà học sinh có thể gặp phải và cách giúp đỡ các em phòng ngừa, đối mặt và giải quyết.

+ Nắm được quy trình, công cụ tư vấn và các loại hình tư vấn.

 

ppt28 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chức năng tư vấn học đường của giáo viên chủ nhiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 tuổi ở giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu niên (11 – 15 tuổi) sang tuổi thanh niên (16 – 30 tuổi). Đây là lứa tuổi có đời sống tâm lý rất phong phú nhưng rất phức tạp. Cảm nhận về “tính người lớn” của chính bản thân mình là một trong những nét tâm lý đặc trưng xuất hiện ở lứa tuổi THPT. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này xuất hiện mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành người lớn song thanh niên ý thức được rằng mình chưa đủ khả năng. Mâu thuẫn này đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực tình cảm của lứa tuổi thanh niên.Mặt khác, lứa tuổi THPT đứng trước một thách thức khác quan của cuộc sống đó là phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi TN phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hộiNhững thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến sự xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực trong quan hệ giữa người với người và tự khẳng định mình trong xã hộiTừ đó, lứa tuổi học sinh THPT nảy sinh những khó khăn về tâm lý, tình cảm bức xúc của lứa tuổi, vướng mắc trong học tập, hướng nghiệpcần được người lớn quan tâm, chia sẻ.Hãy kể tên những khó khăn về tâm lý, tình cảm, bức xúc của lứa tuổi, vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, hướng nghiệp cần được giải đáp của học sinh hiện nay? Tình cảm trai gái Chọn nghề cho tương lai Làm thế nào để học tốt Những tác động tích cực và tiêu cực của đời sống xã hộiKhi học sinh gặp những vấn đề trên; chúng ta cần phải làm gì?- Gặp học sinh tư vấn tâm lý I. TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Khái niệm: Tư vấn cho học sinh là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình.ĐỐI TƯỢNG TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG+ Khái niệm: Tư vấn, cố vấn là từ chỉ một hoạt động chuyên môn hoặc chỉ một nghề nghiệp chuyên giúp người khác có thể ra quyết định và giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực sống cá nhân bằng phương pháp nghiệp vụ chuyên môn. TƯ VẤN VÀ THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG    Có nhiều cách tư vấn như:    - Đưa ra những lời khuyên, lời gợi ý hoặc cung cấp các thông tin hỗ trợ để người cần giúp đỡ có thể tự giải quyết được các vấn đề của họ. - Tổ chức các hoạt động chuyên nghiệp giúp người đang gặp khó khăn được trải nghiệm, giúp họ ngộ ra, tự nhận thức rađể thay đổi bản thân. * Tư vấn:+ Các dạng tư vấn thường được sử dụng:- Tư vấn tâm lý: Là quá trình nhà tư vấn vận dụng những tri thức, phương pháp và kỹ thuật tâm lý học nhằm trợ giúp đối tượng được tư vấn nhận ra chính mình, từ đó tự thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng tâm lý của bản thân ở trình độ cao hơn.- Tư vấn giáo dục:Là quá trình tư vấn mà nhà tư vấn sử dụng các phương pháp giáo dục nhằm can thiệp, phòng ngừa, hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển.    - Tham vấn là kỹ năng hành động, là năng lực của nhà chuyên môn trợ giúp một cách có mục đích đối với người đang gặp những khó khăn tâm lý: thông qua sự chia sẻ, khích lệ, thấu cảmgiúp họ hiểu và chấp nhận thực tế, khơi dậy nội lực bản thân để tự lực giải quyết vấn đề của mình.* Tham vấn:    - Tham vấn trong công tác chủ nhiệm chính là kỹ năng trợ giúp về mặt tâm lý của giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh có khó khăn về tâm lý, nhằm giúp các em tự nhận thức và đối mặt với vấn đề của mình, có thể vượt qua được những khó khăn đó.    - Có nhiều hình thức tham vấn thường gặp như: Tham vấn tâm lý, tham vấn học tập, tham vấn hướng nghiệp    * Như vậy, giữa tư vấn và tham vấn đều có sự giống nhau, đó là quá trình trợ giúp người khác. Song, có khác nhau về mức độ kết quả và cả cách thức hỗ trợ, khác nhau về phạm vi thực hiện.    Tham vấn là một quá trình, một kỹ năng cơ bản trong tư vấn. Tư vấn cho học sinh trong nhà trường có tính định hướng giáo dục rõ ràng; tham vấn dựa vào khả năng vốn có của học sinh, khơi dậy nội lực, tìm cách hỗ trợ để học sinh tự giải quyết vấn đề của mình.VAI TRÒ CỦA TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG- Tư vấn học đường tác động vào nhận thức, giúp các em tự nhận thức, tự giải quyết vấn đề, qua đó hình thành tính tự lập, độc lập, biết tự chịu trách nhiệm. - Tham vấn giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình. - Tư vấn học đường tạo ra môi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện cho sự phát triển nhân cách của trẻ.NHIỆM VỤ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNGTrị liệu, can thiệp bước đầu cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lý, hành vi, bệnh tâm lý học đườngNỘI DUNG TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNGII. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁCTƯ VẤN HỌC ĐƯỜNGGiáo viên chủ nhiệm phải thực hiện các chức năng nào đối với lớp chủ nhiệm ?CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆMMỤC TIÊU TƯ VẤNNHIỆM VỤ TƯ VẤN CỦA GVCN Trong phạm vi công tác chủ nhiệm lớp nhiệm vụ tư vấn được xác định cụ thể như sau:+ Tham vấn cho những HS có khó khăn về tâm lý hoặc tham vấn nhóm. + Quan sát phát hiện những biểu hiện của HS có nguy cơ rối nhiễu tâm lý, hoặc những hiện tượng tâm lý bất thường trong đời sống học đường. + Tư vấn, hỗ trợ, tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp cho HS trong và ngoài nhà trường. + Tư vấn giáo dục cho cha mẹ HS, các thầy cô giáo, bạn bè hoặc những người có tác động không thuận lợi đến sự phát triển của trẻ em. + Tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi, hoạt động giáo dục trong phạm vi lớp mình nhằm xây dựng môi trường tâm lý lớp học thuận lợi cho sự phát triển của các HS trong lớp.ĐỐI TƯỢNG TƯ VẤN TRONG CÔNG TÁC GVCN Gồm hai đối tượng :- HS cần tư vấn (HSCTV): Cá nhân hoặc nhóm, lớp.- Những đối tượng có liên quan và đang có tác động tiêu cực đến HSCTV, hoặc đang có vấn đề đối với HS đó.MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯ VẤN + Luôn đảm bảo tính khách quan trong tư vấn: - Đảm bảo tính khách quan là nguyên tắc của bất kì một hoạt động chuyên môn, hoạt động nghiên cứu nào. Tư vấn là một hoạt động chuyên môn, là việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của một số chuyên ngành khoa học trong thực tiễn, đó là tâm lý học tư vấn, giáo dục học đường. Chính vì vậy đảm bảo tính khách quan là yêu cầu bắt buộc.- Việc đảm bảo tính khách quan trong tư vấn học còn thể hiện ở chỗ trong quá trình tư vấn, chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là hỗ trợ HSCTV tự nhận thức và tự giải quyết được những khó khăn của mình. NTV không có mục tiêu cá nhân nào trong khi tư vấn.- Trong tư vấn NTV không được để các cảm xúc cá nhân chi phối quá trình tư vấn. Khi vào phòng tư vấn chỉ có vấn đề của HSCTV mà thôi. NTV không chia sẻ những câu chuyện riêng tư, những nỗi lo lắng, tâm trạng của mình cho HS. Chính vì vậy, áp lực trong công việc tư vấn khá nặng nề. Nhiều NTV không kiểm soát tốt bản thân có thể lại bị rối nhiễu tâm lý, bệnh,... và đến lượt họ, họ lại trở thành thân chủ của một NTV khác.+ Cần tránh các quan hệ nhiều tuyến với HSCTV: Các mối quan hệ cần tránh trong tư vấn là: - Quan hệ xã hội: NTV là bạn bè với HSCTV.- Quan hệ đồng nghiệp: NTV với HSCTV là đồng nghiệp hoặc con đồng nghiệp.- Quan hệ gia đình, ruột thịt: NTV không tư vấn cho những người là gia đình, họ hàng ruột thịt của mình.- Quan hệ lãnh đạo: như cấp trên, cấp dưới.- Quan hệ tình cảm: Những quan hệ thân tình, yêu đương,...- Quan hệ công việc: như NTV cùng HSCTV tham gia một công việc, hoạt động yêu thích + Cần tôn trọng HSCTVNguyên tắc này thể hiện ở chỗ NTV không phân biệt văn hóa, dân tộc, nguồn gốc xuất thân, tuổi tác, tôn giáo, khiếm khuyết, hay bệnh tật của HSCTV. Việc tôn trọng HSCTV còn thể hiện ở cách hành xử của NTV: không bao giờ làm thay những gì chúng có thể tự làm, hãy tăng cường tối đa khả năng tự nhận thức, tự giúp đỡ bản thân. Sự tôn trọng còn thể hiện ở chỗ NTV cần tôn trọng sự lựa chọn và chịu trách nhiệm của HSCTV. Việc áp đặt các quyết định của NTV lên HS không những thiếu tôn trọng HS mà còn không trang bị cho các em những công cụ cần thiết để trẻ có thể tự giải quyết những khó khăn của mình. NTV không thể ép buộc trẻ ra quyết định mà chỉ có thể làm cho trẻ tự nhận thức và ra quyết định. Đối với cha mẹ hoặc người bảo trợ các em, sự tôn trọng thể hiện ở chỗ: NTV cần tôn trọng quyền và trách nhiệm của họ. Gia đình rất quan trọng đối với HS. Khi tư vấn cho HS, cần thiết lập mối quan hệ hợp tác, sự thông cảm và sự tham gia của cha mẹ trong việc tạo ra cho trẻ một cuộc sống tốt nhất. + Cần giữ bí mật thông tin trong tư vấn.Trong quá trình tư vấn, NTV cần: - Bảo đảm những bí mật mà HSCTV cung cấp, chia sẻ. Bảo đảm bí mật các hồ sơ tư vấn.- Thống nhất nguyên tắc bí mật thông tin với HSCTV, với các thành viên tham gia tư vấn nhóm, tư vấn gia đình.- Trong trường hợp khẩn cấp, thông tin HS cung cấp có liên quan đến sự việc đảm bảo an toàn cho chính HS và những người liên quan, cộng đồng; liên quan đến an ninh thì NTV cần báo cho những người chịu trách nhiệm cao nhất biết để xử lý. Đồng thời thông báo cho HSCTV biết để phòng tránh. - NTV thường hỏi ý kiến của những người có chuyên môn giỏi về cách xử lý các tình huống cụ thể. Khi hỏi ý kiến, NTV cần đảm bảo thay đổi họ tên HS nhằm đảm bảo bí mật về nhân thân HS.Từ thực tế công tác GVCN, quý thầy cô thấy học sinh có nhu cầu tư vấn tâm lý không ? Quý thầy cô hãy chia sẻ những câu chuyện có thật mà thầy cô đã tư vấn ? CHIA SẺThực hành tình huống sư phạm Tình huống: Một HS nữ ở lớp Thầy/Cô chủ nhiệm có những hành động biểu hiện tình cảm với một bạn trai lớp khác quá mức bình thường trong nhà trường, đã gây ra những lời bàn tán không tốt trong trường học. Với tư cách là GVCN, Thầy/Cô sẽ làm thế nào ?Học sinh học gì từ môi trường sống của mình ? Nếu HS sống trong: Nó sẽ học được cách:1. Sự phê bình1. Chỉ trích2. Thù địch2. Khiêu chiến3. Nhạo báng3. Làm tổn thương4. Hỗ thẹn4. Gây tội lỗi5. Khoan dung5. Kiên trì6. Sự động viên6. Tự tin7. Lời khen7. Trân trọng8. Công bằng8. Đối xử công bằng9. An toàn9. Có niềm tin10. Sự tán thành10. Yêu bản thân

File đính kèm:

  • pptTai lieu giao GVCN voi cong tac tu van hoc duong.ppt
Bài giảng liên quan