Chuyên đề khí hậu Việt Nam

A. PHẦN I: TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ

- Chuyên đề khí hậu Việt Nam thuộc mảng kiến thức tự nhiên Việt Nam – đây là mảng kiến thức khó, hay thi trong các kì thi HSG các cấp. Để nắm bắt được đặc điểm nổi bật của khí hậu nước ta và vận dụng giải thích các vấn đề kiến thức liên quan đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nghiên cứu kĩ mảng chuyên đề này.

- Hiện nay, tài liệu tham khảo chuyên đề khí hậu nước ta có khá nhiều, nhưng nhìn chung đầu sách trên thư viện nhà trường còn ít, hơn nữa các tài liệu viết rất chung chung, khó nghiên cứu, khó chọn lọc vấn đề cốt lõi gây khó khăn không nhỏ cho các em trong đội tuyển HSG địa lí.

- Chuyên đề này sẽ giúp các em nắm bắt kiến thức có chọn lọc hơn, dễ hiểu hơn. Các em thi Đại học khối C cũng có thể tham khảo chuyên đề này trong quá trình học tập và ôn luyện.

 

doc8 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề khí hậu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
I – III năm sau). NPc đất tràn vào lãnh thổ Việt Nam theo đường lục địa, qua lãnh thổ Trung Quốc. Vì đi qua lục địa nên có đặc trung là rất khô, khi đến Việt Nam mang lại kiểu thời tiết đặc trưng: lạnh, khô, trời quang mây. Nhưng đôi khi có xuất hiện mưa phùn với lượng nhỏ thậm chí rất nhỏ, phần lớn do Frông cực (hình thành do NPc đất và khối không khí tồn tại trước đó có sẵn ở nước ta).
NPc biển: Hoạt động vào cuối mùa đông, do cuối mùa đông cao áp Xiabia yếu dần, tâm dịch chuyển về phía tây, hình thành cao áp phụ Biển Đông Trung Hoa. Lúc này NPc di chuyển vòng qua biển Nhật Bản, biển Hoa Đông  đến nước ta. Do di chuyển qua biển nên lượng nhiệt và ẩm tăng lên, nó trở nên ẩm hơn và ấm hơn, nên khi đến nước ta nó gây ra kiểu thời tiết lạnh, ẩm, trời âm u, có mư phùn rải rác; trời rét buốt, lượng mưa lớn hơn nhiều so với thời kì đầu mùa đông. Lượng mưa ở đây là do frông hình thành có thể giữa NPc đất và NPc biển, hoặc NPc biển với khối không khí tồn tại trước đó.
œ Khối không khí chí tuyến xuất phát từ cao áp phụ Biển Đông Trung Hoa (Tp):
+ Hình thành: NPc được nhiệt đới hoá do tồn tại lâu ngày trên biển đông Trung quốc nên nhiệt và ẩm cao hơn so với Npc nhưng vẫn thấp hơn so với khối không khí biển thuần tuý.
+ Sự hoạt động: 
Ở miền Bắc: Tp hoạt động mạnh vào đầu mùa hay cuối mùa đông, còn giữa mùa nó bị NPc lấn át, bị suy yếu đi.
Ở miền Nam (sau Bạch Mã) Tp hoạt động mạnh, gây kiểu thời tiết nắng nóng, trời tạnh ráo, quang mây.
Gió mùa mùa hạ:
Gió mùa mùa hạ ở Việt Nam không đồng nhất về nguồn gốc, ảnh hưởng đến nước ta với hướng chủ yếu là Tây Nam; phạm vi ảnh hưởng trên cả nước, tuy nhiên ảnh hưởng mạnh nhất là miền Trung và miền Nam.
 ß Các khối không khí hoạt động luân phiên tạo nên gió mùa mùa hạ:
œ Khối không khí chí tuyến vịnh Ben Gan (TBg)
Khối không khí này hình thành vào đầu mùa hạ ở bắc Ấn Độ Dương ( vào đầu mùa hạ do hoạt động mạnh của hạ áp Ấn Độ - Iran hút hơi ẩm từ Ấn Độ Dương vào, hình thành gió TBg). Do có nguồn gốc từ biển nên nóng ẩm, nhiệt độ >250C, độ ẩm riêng lên tới 19 – 21g/kg, độ ẩm tương đối khoảng 85% và thường gây mưa dông nhiệt.Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa khác nhau: Gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây hiệu ứng phơn cho Đông Trường Sơn, có khi ảnh hưởng mạnh tới Tây Bắc và tận Đồng Bằng Bắc Bộ. Nhưng nơi có biểu hiện rõ nét nhất và mạnh nhất là Bắc Trung Bộ (ta thường gọi là gió Lào). Thời gian hoạt động của gió Lào vào đầu mùa hạ (Tháng V đến tháng VIII), thổi từng cơn, yếu thì thường 2 – 3 ngày, mạnh có thể tới 15 ngày và cường độ mạnh nhất thường từ 11 đến 15h. Khi gió Lào hoạt động, nhiệt độ có thể lên tới 390C thậm chí có đợt lên tới hơn 400C, độ ẩm không khí giảm xuống còn 45% hoặc thấp hơn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
œ Khối không khí xích đạo ẩm (Em)
Khối không khí này hình thành ở Nam Bán Cầu và vượt xích đạo đi lên, khi vượt qua xích đạo, nó thổi theo hướng của gió mùa Tây Nam chính thức. Khối không khí này có đặc điểm là tầng ẩm rất dày do tác động của hội tụ và thăng lên của không khí trên đường hội tụ nội chí tuyến, nên thường gây mưa lớn, kéo dài. Khối khí Em thường hoạt động mạnh ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc do đường hội tụ NCT nằm tại phí Nam nhiều hơn (từ tháng 6 – tháng 9). Riêng Đồng Bằng Bắc Bộ, Em gây ra hiện tượng mưa ngâu vào tháng 8.
œ Gió mùa mùa hạ chính thức: 
Là gió tín phong Nam Bán Cầu vượt xích đạo đi lên và bị đổi hướng thành Tây Nam.
Vào mùa hạ ở BCB, khi đó ở BCN là mùa đông, sự hoạt động mạnh của cao áp Nam Ấn Độ Dương và cao áp Ôxtrâylia đã làm cho tín phong NBC vượt được xích đạo lên BCB. Gió này hoạt động mạnh đến nước ta trong các tháng 6,7,8; tuy nhiên hướng gió có sự khác biệt giữa các vùng trong nước.
Miền Nam: hướng Tây Nam, ĐB Bắc Bộ có hướng Đông Nam (do ảnh hưởng của cao áp Ha Oai đẩy gió, và hạ áp Đồng Bằng Bắc Bộ - hình thành vào mùa hạ, có tác dụng hút gió mùa Tây Nam làm cho nó bị đổi hướng thành ĐN vào ĐBBB). Nhìn chung gió mùa Tây Nam kết hợp với sự hoạt động của khối khí Em, TBg, dải hội tụ NCT là nguyên nhân gây mưa cho cả nước vào mùa hạ. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động nên lượng mưa không đồng nhất trong phạm vi cả nước, mà có nơi mưa nhiều, nơi mưa ít
* Như vậy: Trên nền nhiệt đới chung cả nước, hoạt động gió mùa chia thành 2 khu vực: 
- Miền Bắc: Có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam: Có 2 mùa mưa, khô rõ rệt; không có mùa đông lạnh.
- Duyên Hải Miền Trung và Tây nguyên: Có sự đối lập về mùa mưa, khô: Khi Tây Nguyên là mùa mưa thì Đông Trường Sơn chịu hiệu ứng Fơn (đầu mùa hạ), khi Đông Trường Sơn mưa vào thu đông thì Tây Nguyên lại là mùa khô sâu sắc.
2. SỰ PHÂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM.
* Nguyên nhân:
Khí hậu VN có sự phân hoá rất đa dạng và phức tạp là do các nguyên nhân:
Đặc điểm địa hình (đặc biệt là cấu trúc sơn văn cỡ lớn)
Do hình dạng lãnh thổ: hẹp ngang, kéo dài theo chiều B – N
Do tác động của gió mùa.
* Chính sự tác động đó đã tạo ra sự phân hoá:
a. Theo Bắc – Nam:
- Ranh giới phân chia đó là vĩ tuyến 160B (dãy Bạch Mã).
- Phần Lãnh thổ phía Bắc:
+ đặc trưng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến, do ảnh hưởng của yếu tố gió mùa đông bắc và vị trí gần chí tuyến bắc.
+ Chế độ nhiệt: Có sự hạ thấp đáng kể của nhiệt độ vào mùa đông. Tháng I hầu như các địa phương từ Đà Nẵng trở ra Bắc đều có nhiệt độ 100C; Chế độ nhiệt có 1 cực đại và 1 cực tiểu do khoảng cách 2 lần MT lên thiên đỉnh gần nhau.
+ Khí hậu có sự phân mùa thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, rét buốt có 3 tháng nhiệt độ <180C, biểu hiện rõ nhất ở miền núi và đông bắc Bắc Bộ; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
- Phần lãnh thổ phía Nam:
+ đặc trưng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận Xích đạo do vị trí gần xích đạo.
+ Chế độ nhiệt: Nền nhiệt cao và khá ổn định. Tháng I hầu như các địa phương từ Đà Nẵng trở vào đều có nhiệt độ >200C, dao động nhiệt độ thấp 3 - 50C; Chế độ nhiệt có 2 cực đại và 2 cực tiểu do khoảng cách 2 lần MT lên thiên đỉnh xa nhau.
+ Khí hậu có sự phân mùa thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Biểu hiện mùa khô sâu sắc nhất là ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Bảng 3: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng I (oC)
Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC)
Nhiệt độ trung bình năm (oC)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Huế
19,7
29,4
25,1
Đà Nẵng
21,3
29,1
25,7
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
Tp. Hồ Chí Minh
25,8
27,1
27,1
b. Theo Đông – Tây:
- Sự phân hoá Đông – Tây là do ảnh hưởng của Biển Đông và các yếu tố địa hình gây nên.
- Biểu hiện rõ nét nhất là ở Hoàng Liên sơn và khu vực Trường Sơn.
* Khu Hoàng Liên Sơn: Dãy Hoàn Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam, chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam khoảng 180Km. Dãy núi này đã ngăn cách vùng núi phía Băc thành hai phần: Tây Bắc và Đông Bắc tách biệt nhau về đặc điểm khí hậu, nó làm suy yếu và biến tính gió mùa mùa đông làm cho Tây Bắc có nền nhiệt cao hơn Đông Bắc.
- Tây Bắc: Nền nhiệt cao hơn, nếu bỏ qua yếu tố đai cao thì Tây Bắc có nền nhiệt tương đương với BTB, tuy nhiên vẫn chịu tác động của gió mùa mùa đông. Tần suất ảnh hưởng của GMMĐ là ít hơn do dãy HLS chắn gió. Mùa đông ở đây đến muộn nhưng kết thúc sớm, mùa hạ đến sớm và kéo dài. Tây Bắc còn chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn về mùa hạ.
- Đông Bắc: do có các cánh cung đón gió nên đây là vùng có khí hậu lạnh nhất cả nước, tần suất hoạt động của gió mùa đông bắc rất mạnh, nền nhiệt vào mùa đông bị hạ thấp. Biên độ nhiệt độ cao, có 3 tháng mùa đông lạnh. Nhiều địa phương có hiện tượng tuyết rơi vào mùa đông, luợng mưa phùn nhiều hơn Tây Bắc nên mùa khô bớt sâu sắc hơn.
* Khu vực Trường Sơn:
Có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên và Đông Trường Sơn: Tây nguyên mưa vào đầu mùa hạ, khi đó Đông Trường Sơn là mùa khô và chịu ảnh hưởng của Fơn; Khi Đông Trường Sơn là mùa mưa (Thu - Đông) thì TN là mùa khô sâu sắc.
c. Phân hoá theo độ cao:
Do nước ta chủ yếu là đồi núi nên khí hậu có sự phân hoá thành 3 đai cao khá rõ nét.
Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: do tác động của gió mùa và vị trí nên giới hạn độ cao của đai này có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam: Miền Bắc đến độ cao 600 – 700m, miền Nam tới 900 – 1000m.Nhiệt độ trung bình năm cao >25 0C, mưa khá lớn, nền nhiệt tương đối ổn định.
Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: tiếp theo đai nhiệt đới gió mùa đến độ cao 2600m. Khí hậu tương đối mát mẻ, không có tháng nào quá 250C, lượng mưa lớn do địa hình.
Đại ôn đới gió mùa núi cao: từ 2600m trở lên (chỉ có ở khu vực HLS). Nhiệt độ thấp <150C, mùa đông dưới 50C, trời lạnh gió mạnh và có mưa lớn.
Hướng và độ cao địa hình còn chi phối là xuất hiện nhiều trung tâm mưa khác nhau: Nơi có địa hình cao, sườn đón gió như Trung Bộ, Hoàng Liên Sơn... mưa nhiều, nơi khuất gió và địa hình thấp mưa ít.
d. Phân hoá theo mùa:
Do sự tác động của hoàn lưu khí quyển nên miền Bắc có sự phân chia thành 1 mùa Đông lạnh, có mưa phùn và mùa hạ nóng mưa nhiều; Miền Nam phân chia thành mùa khô và mùa mưa sâu sắc, không có mùa đông lạnh.
3. TÍNH THẤT THƯỜNG CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM.
Khí hậu nước ta không ổn định mà có tính thất thường, biểu hiện:
* Chế độ gió mùa:
Có năm gió mùa đông bắc đến sớm, hoạt dộng mạnh thì nước ta có mùa đông rét đậm, kéo dài. Có năm ở miền Nam có hiện tượng trời lạnh.
Có năm gió mùa đông bắc đến muộn, hoạt động yếu thì chúng ta sẽ có nắng sớm, thất thường hơn.
Có năm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh: mưa nhiều, lũ lớn
Có năm gió mùa TN hoạt động yếu: hạn hán vào mùa hạ.
Thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa nóng và lạnh cũng không đồng nhất, dao động sớm hoặc muộn hơn trị số trung bình khoảng 12 – 29 ngày.
* Chế độ nhiệt: 
Do sự tác động của gió mùa đông bắc nên trị số dao động nhiệt độ ở miền Bắc có sự thay đổi, TB tháng 1 dao động khoảng 3 – 6 0C
* Chế độ mưa:
Trên phạm vi cả nước lượng mưa không đều năm mưa nhiều, năm mưa ít: ví dụ như ở Đồng bằng Bắc Bộ mùa đông lượng mưa dao động trong khoảng 92 – 320 mm. 
Điều đó gây khó khăn cho sản xuất, gây trở ngại lớn đến quy định thời vụ và công tác phòng chống lụt bão.

File đính kèm:

  • docCHUYÊN ĐỀ KHÍ HẬU VIỆT NAM.doc