Chuyên đề Lời ăn tiếng nói trong tục ngữ - Ca dao

A. Lời ăn tiếng nói là vẻ đẹp của con người, là phương tiện thể hiện nội tâm.

Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

“ Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Bảy thương nết ở khôn ngoan

Tám thương ăn nói lại càng thêm thương”

 

ppt15 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Lời ăn tiếng nói trong tục ngữ - Ca dao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN TỪnhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo Môn ngữ vănGiáo viên thực hiện: Lê Thị Như HoaLời ăn tiếng nóitrong tục ngữ - ca daoA. Lời ăn tiếng nói là vẻ đẹp của con người, là phương tiện thể hiện nội tâm.Vàng thì thử lửa thử thanChuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.“ Một thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà có duyênBảy thương nết ở khôn ngoanTám thương ăn nói lại càng thêm thương”Gió đưa mười tám lá meMặt rỗ hoa mè, ăn nói có duyênThương chàng lắm lắm chàng ơiNhớ miệng chàng nói, nhớ lời chàng than “ Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”.* Lời nói đẹp là lời nói thanh ( không tục )* Lời nói đẹp là lời nói đúng sự thật , không ba hoa tô vẽ, không vòng vo , rắc rối.“ Người thanh tiếng nói cũng thanhChuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu”* Lời nói đẹp là lời nói dịu dàng.* Lời nói đẹp là lời nói có duyên.“ Chim khôn kêu tiếng rảnh rangNgười khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe ”.“ Một thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà có duyên ”.ii. Những ảnh hưởng của lời nói trong cuộc sống* Lời nói làm cho người ta si mê:Chim khôn chết mệt vì mồiNgười khôn chết mệt vì lời nhỏ to.* Lời nói đem lại niềm phấn khởi: “ Được lời như cởi tấm lòng” hoặc gây ra nỗi xót xa:“ Dao vàng cắt ruột máu rơiRuột đau chẳng mấy bằng lời em than.”* Lời nói có thể đem lại lợi ích vật chất, hoặc cũng có thể gây xích mích bất hòa:- Một lời nói quan tiền thúng thóc.- Một lời nói dùi đục cẳng tay.* Ghê gớm hơn, nó có thể gây thù chuốc oán, có khi gây bùng nổ can qua:- Một lời nói một đọi máu.- Khẩu thiệt đại can qua.* Trong đời sống tình cảm,lời nói tác động sâu sắc dai dẳng suốt chiều dài thăm thẳm của đời người:“ Dế kêu cho giải cơn sầu Mấy lời em nói bạc đầu chưa quên”III. Lời nói - phương tiện giáo dục hiệu quả.“ Người khôn không nỡ roi đònMột lời nhè nhẹ hãy còn đắng cay” “ Sẩy chân còn hơn sẩy miệng”. “ Sẩy chân gượng lại cho vừaSẩy miệng còn biết đá đưa đường nào”* Thay cho roi vọt và những lời thét mắng thô lỗ cục cằn- “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”- “ Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” “ Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”- “ Ăn nhai nói nghĩ ”iv. Phương châm nói năng trong tục ngữ - ca dao.* Trong nói năng cần chú ý tính chất ngắn gọn, cô đọng, súc tích. Kiệm lời là phương châm hết sức quan trọng. Ăn bớt bát, nói bớt lời. Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời Miếng ngon ăn ít ngon nhiềuNgười khôn dẫu nói nửa điều cũng khôn.* Nói thừa – một điều tối kị trong giao tiếp- Nói dài, nói dai, nói dại Ăn lắm thì hết miếng ngonNói lắm thì hết lời khôn hóa rồ. Rượu nhạt uống lắm cũng sayNgười khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.Cái răng cái tóc là góc con người. Lời ăn tiếng nói cũng là góc con người, một góc rất quan trọng nữa. Do vai trò to lớn của nó cho nên từ bao đời nay nó đã được quan tâm, được đúc kết và gìn giữ trong những câu ca dao tục ngữ. Với chúng ta ngày nay, biết ăn nói lịch sự văn minh là yêu cầu quan trọng của con người có văn hóa. Dù làm nghề nghiệp gì, dù ở cương vị nào của xã hội mỗi người không thể không chú ý nói ý đẹp lời hay. Lời ăn tiếng nói là của mỗi cá nhân, nhưng nó lại góp vào trình độ văn hóa nói chung của dân tộc. Muốn nâng cao văn hóa của lời nói phải học ăn học nói.“ Nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được”Hồ Chí MinhKính chúc các thầy cô giáo và các em mạnh khoẻBài học đến đây kết thúcchuyên đề đến đây kết thúc

File đính kèm:

  • pptLOI AN TIENG NOI TRONG TUC NGU CA DAO.ppt
Bài giảng liên quan