Chuyên đề Một số kinh nghiệm về phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS - Nguyễn Duy Tuấn

A. PhÇn dn lun

Như chúng ta đã biết, hiện nay bộ GD & ĐT có rất nhiều chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nhưng theo tôi, dù có đổi mới cái gì, đổi mới như thế nào đi chăng nữa thì yếu tố con người trong chính quá trình dạy học ấy là quan trọng nhất. Con người ở đây không ai khác chính là những con người trực tiếp dạy và học, đó chính là GV và HS.

 Gần đây có chủ trương : “Dạy học lấy HS làm trung tâm”, đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Nó đặt người học vào trung tâm của việc dạy và học bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của việc dạy học là đem kiến thức đến cho HS, làm cho các em trở thành những con người có tri thức, năng động sáng tạo theo kịp nhu cầu phát của cuộc sống hiện đại, vậy thì không gì tốt hơn là việc chính người học chủ động khám phá tiếp thu tích luỹ kiến thức.

 

ppt44 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kinh nghiệm về phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS - Nguyễn Duy Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
øi văn nghị luận về vấn đề đó. Bài viết số 5 : Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích : Qua các tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã được học ở chương trình Ngữ văn 9 em thích nhất tác phẩm hoặc đoạn trích nào ? Hãy viết bài văn nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích đó . Bài viết số 6 : Nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn trích : Qua các bài thơ hoặc đoạn trích đã được học ở chương trình Ngữ văn 9 HK II em thích nhất bài thơ hoặc đoạn trích nào ? Hãy viết bài văn nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích đó .NGUYỄN DUY TUẤN THCS TT NĂN CĂM - CÀ MAU3. Cách kích thích khả năng suy nghĩ nhanh và tinh thần học tập của HS trong giờ học.1.Hoàn cảnh, điều kiện lẩy sinh kinh nghiệm: Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải sử dựng nhiều phương pháp khác nhau ở nhiều khâu, nhiều giai đoạn của việc dạy học. Tuy nhiên trong thực tế ở nhiều tiết học lại diễn ra đơn điệu, buồn tẻ. Và thường ngày việc kiểm tra thường xuyên đối với người đi học là một cực hình, làm cho các em lo sợ, đối phó mà kết quả học tập không cao, khong tạo ra được môi trường thân thiện cho người học và người dạy.Qua thực tế giảng dạy tôi tìm ra được một cách khắc phục tình trạng trên .2. Kinh nghiệm: Trong một tiết học, thường bao giờ cũng có những câu hỏi khó, những câu hỏi liên quan đến việc học bài cũ, hay việc chuẩn bị bài mới của học sinh. Khi đến những vấn đề này học sinh thường có thái độ ngại suy nghĩ phát biểu, lé tránh, sợ bị gọi trả lời. Vậy chúng ta phải làm thế nào? NGUYỄN DUY TUẤN THCS TT NĂN CĂM - CÀ MAU Đầu tiên giáo viên cũng đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ. Sau đó quan sát việc hợp tác phát biểu của học sinh. Thường đây là vấn đề khó nên không có em nào dám mạnh dạn trả lời.Không khí lớp lúc này sẽ lắng suống, im lặng, căng thẳng Lúc này là lúc cần đến việc giáo viên phải kích thích tinh thần học tập cho lớp. Tôi làm như sau: Nhắc lại câu hỏi một lần nữa, và đưa ra một lệnh ( Hơi nhanh và bất ngờ) “ Mười điểm cho câu trả lời đúng và nhanh nhất trong mười giây – bắt dầu. “ Thường khi có lệnh này phát ra thì học sinh có thái độ thay đổi ngay: tập trung suy nghĩ độc lập, giơ tay phát biểu ngay, tinh thần học tập của lớp xôn sao hẳn lên  thậm chí còn tranh nhau phát biểu. Điều cần chú ý là tuỳ theo mức độ câu trả lời,và đối tượng học sinh mà giáo viên ghi điểm. Chú ý là khi có nhiều học sinh giơ tay phát biểu thì giáo viên chọn những em chưa có điểm, hay những em học yếu để gọi trước và cố gắng khuyến khích , gợi ý cho các em trả lời để có điểm và ghi điểm cho HS. Ngược lại, nếu chỉ có những học sinh giỏi trả lời, và các em này đã có nhiều điểm rồi thì giáo viên có thể tìm ra một số ý thiếu để rồi ghi điểm 7, 8 tiến đến không ghi điểm.. NGUYỄN DUY TUẤN THCS TT NĂN CĂM - CÀ MAU Hay những điểm này sẽ được lấy vào điểm miệng, hay điểm thi đua của học sinh. Thêm một chú ý nữa là trong một tiết học chúng ta chỉ có thể áp dụng cách này một lần nhiều là hai lần, nếu nhiều sẽ dấn đến nhàm chán. Khi làm phải tự nhiên, cẩn thận nếu không sẽ dẫn đến việc hs ỉ lại chỉ chờ có điểm mới tham gia xây dựng bài, mới trả lời, thì sẽ phản tác dụng.(có cách riêng).Ví dụ: Ví dụ khi dạy bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đến phần nói về những khó khăn thiếu thốn của người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xong giáo viên có thể liên hệ đến bài Đêm nay bác không ngủ của Minh Huệ để cho học sinh thấy rõ được những khó khăn chung của đất nước của quân đội. Để liên hệ mở rộng được Gv cần đặt một câu hỏi để cho học sinh tự nhớ tự liên hệ. ? Có một bài thơ các em đã học ở lớp dưới cũng có những câu thơ nói về sự vất vả thiéu thốn của quân và dân ta trong thời kỳ kc chống Pháp vậy đó là những câu thơ nào , ở bài thơ nào ?Hay ở bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có câu hỏi: Tại sao tác giả lại để cho anh Sáu bị thương và có vết thẹo ở trên mặt mà không phải là bị thương ở những chỗ khác ? .khi hs không tích cực trả lời Gv mới phát lệnh. Làm như vậy giúp cho hs học tích cực, tiết học trở lên sôi nổi hơn và thân thiện hơn.NGUYỄN DUY TUẤN THCS TT NĂN CĂM - CÀ MAU3.Cách giúp HS hình dung và cảm nhận một số hình ảnh, chi tiết trong việc khám phá văn bản đối với những phần khó và mới lạ trong cuộc sống.1.Hoàn cảnh, điều kiện lẩy sinh kinh nghiệm: Trong các tiết học văn bản mới, thường ở những tiết có những cảnh lạ, chi tiết lạ với cuộc sống và nhận thức của học sinh, nhất là các tiết nói về cuộc sống sinh hoạt , thiên nhiên miền Bắc, do đó khi học đến phần này học sinh thường khó hình dung, khó cảm nhận thông qua bề mặt các con chữ. Dẫn đến hiện tượng GV đặt câu hỏi học sinh không trả lời được, hoặc giáo viên lúng túng trong việc khai thác nội dung phần này.2. Cách thực hiện. Khi đến những chỗ văn bản khó như thế này Gv có đặt một câu hỏi để hs chú ý, và quan sát thái độ của học sinh. Nếu thấy học sinh ngơ ngác thì Gv thực hiện như sau : Bây giờ các em cùng nhắm mắt lại cùng cảm nhận theo lời văn miêu tả của thầy. Gv dùng lời văn miêu tả để tác động vào các giác quan của hs giúp các em hình dung . Khi hs đã hình dung được phần nào rồi thì cả thầy và trò quay lại tiếp tục phân tích , tìm hiểu nội dungcủa phần văn bản đó.	NGUYỄN DUY TUẤN THCS TT NĂN CĂM - CÀ MAU Ví dụ : Ở lớp 9 có bài Sang thu của Hữu Thỉnh ở khổ thơ đầu nói về cảm nhận của nhà thơ khi đất trời chuyển mùa sang thu. Nhưng là học sinh ở miền Nam nên các em khôn biết được cảm giác mùa thu là như thế nào, hay bài Bếp lửa của Bằng Việt có hình ảnh Một bếp lửa chờn vờn sương sớm - Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Học sinh rất khó hình dung được hình ảnh chờn vờn và ấp iu hay là ở 7 có bài Mùa xuân của tôi có đoạn nói về cảm xúc của tác giả nhớ về cảnh đất trời lúc sang suân ở miền Bắc. Đến những đoạn này Gv cho học sinh nhắm mắt lại và dùng lời miêu tả để các em cảm nhận. Ví dụ ở bài Sang thu như : Các em hãy tưởng tượng tưởng tượng theo thầy: Nhìn lên trời, trời có nắng nhè nhẹ, trong sanh và cao ..cao, không khí hơi lành lạnh lành lạnh, kìa có cơn gío thổi lại mang theo hơi lạnh đang mơn man da thịt ta. Và hình như có có mùi gì thơm thơm trong gió, hình như là mùi ổi chín à mà mùi ổi chín thật , thơm quá ; và kìa ở ngoài ngõ vào có cái gì như làn khói đang lan toả dưới mặt đất – đố chính là sương đang phủ trên ngọn cây ngọn cỏ và chầm chậm bay đi Gv trở lại vàkiểm tra về sự cảm nhận của Hs. Sau khi Hs cảm nhận được phần nào về mùa thu rồi thì chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài.Ở bài Mùa xuân của tôi nói về cảnh sang xuân cũng làm tương tự như vậy.NGUYỄN DUY TUẤN THCS TT NĂN CĂM - CÀ MAU Hay ở bài Bếp lửa của Bằng Việt cũng cho hs tưởng tượng:Gv tả:Vào buổi sáng nay mình thức dậy rất sớm để đi học ( nhắm mắt lại ) nhìn suống bếp làm bằng là cũ và buộc thưa ta thấy : có ai đó già già, hình như là bà, bà đang lúi húi nấu cơm , nấu nước bằng bếp củi, bếp lá, có gió thổi nhẹ làm cho bà đang che chắn ngọn gió cho bếp cháy, nhìn qua những khe hở của vách lá ta thấy ngọn lửa trong bếp cháy lên lúc to , lúc nhỏ, lúc sáng lúc tối trong tiết trời còn tối tối Làm như vậy học vừa thân thiện, tiết học vừa nhẹ nhàng mà vừa giúp hs như trực tiếp mình cảm nhận, được sống trong không khí đó , làm cho các em vừa có kiến thức về bài học , đồng thời vừa có kiến thức thêm ngoài bài học mà Gv cung cấp, làm cho các em thích thú hơn, tình cảm thầy trò gần gũi hơn vì vừa được thầy chia sẻ kinh nghiệm sống của mình cho các em. * Lưu ý : cũng như bất cứ phương phấp nào khác , nếu trong một tiết học mà ta lạm dụng thì sẽ bị phản cảm , phản tác dụng. Do đó tuỳ từng bài, từng nội dung mà Gv căn cứ xem để áp dụng cho phù hợp , riêng pp này thì chỉ lên áp dụng cho những phần kiến thức khó như đã nêu ở trên. Để thực hiện tốt pp này, yêu cầu khi soạn giáo án chúng ta phải chuẩn bị kĩ lời văn miêu tả trước thì mới hấp dẫn được hs, nếu không chuẩn bị , lời văn dài dòng, khó hiểu, hoặc theo hứng của Gv mà tả sai thì còn nguy hiểm là không tả, không thực hiện pp nàyNGUYỄN DUY TUẤN THCS TT NĂN CĂM - CÀ MAUKẾT LUẬN Tóm lại, việc thay đổi pp giảng dạy là cần thiết, có rất nhiều ý kiến, nhiều bài viết nói về việc đó. Nhưng dùng những pp nào, làm như thể nào để đổi mới thì còn quá ít người đưa ra. Mà cái chúng ta cần lại chính là những pp – cái giúp chúng ta thực hiện chương trình đổi mới, xây dựng môi trrường thân thiện. Tôi thiết nghĩ để đưa ra được các pp phù hợp với các tinh thần trên không ai khác , không ai bằng chính Gv chúng ta- những người trực tiếp làm công tác giảng dạy trên lớp. Vì vậy mục đích của chuyên đề này nhằm đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ để chúng ta cùng nhau trao đổi và hi vọng sẽ được vận dụng vào trong quá trình giảng của chúng ta để thực hiện tốt việc đổi mới pp dạy học.NGUYỄN DUY TUẤN THCS TT NĂN CĂM - CÀ MAUNGUYỄN DUY TUẤN THCS TT NĂN CĂM - CÀ MAU

File đính kèm:

  • pptChuyen_de_to_van.ppt
Bài giảng liên quan