Chuyên đề Vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học trong 1 tiết dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và giáo viên

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác phát triển con người toàn diện.

Giáo dục thể chất (GDTC)và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện: có đạo đức, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có đầy đủ sức khỏe và nâng cao trình độ văn hóa thể chất dân tộc.

 

ppt62 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học trong 1 tiết dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và giáo viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
̃a những người tham gia, nhưng đồng thời yêu cầu mỗi thành viên cũng phải có tính độc lập, sáng tạo để giải quyết mọi tình huống, động viên mọi khả năng và sự tài trí của mình để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. a) Phương pháp trò chơi: Thể hiện rõ các đặc điểm phẩm chất đạo đức, tính cách cá nhân …Vì trong trò chơi tính chất thi đua và đối kháng rất rõ ràng. Vì vậy luôn xuất hiện những hành vi tích cực để giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa người này và người khác, giữa đội này và đội khác. a) Phương pháp trò chơi: Do những đặc điểm nói trên, nên phương pháp trò chơi là phương pháp tổng hợp các hoạt động vận động. Nó cho phép hoàn thiện ở mức độ lớn các phẩm chất thể lực và trí tuệ, đồng thời nó còn là một điều kiện tốt để giáo dục phẩm chất đạo đức và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. a) Phương pháp trò chơi: Một xu hướng mới về mặt phương pháp giảng dạy TDTT ở nhà trường phổ thông là “ trò chơi” hóa các buổi tập. Nếu lên lớp nhiều nội dung, nhiều bài tập khác nhau là hình thức cơ bản của quá trình GDTC, thì phương pháp trò chơi là phương pháp chủ yếu nhằm giải quyết một cách sinh động và có hiệu quả các nhiệm vụ của GDTC trong nhà trường. a) Phương pháp trò chơi: * Ưu điểm: Gây nhiều hướng thú cho HS, giờ học sinh động. Tăng tính tích cực. * Nhược điểm: Do tính chất đa dạng, sinh động luôn có sự thay đổi bất ngờ và tính hấp dẫn nên khả năng điều chỉnh chính xác lượng vận động bị hạn chế, không thể bằng các phương pháp khác. Dễ gây nhàm chán, mất hứng thú nếu cứ lập lại nhiều lần một trò chơi nào đó hoặc một nhóm HS( đội) nào đó thua liên tục. b)Phương pháp thi đấu: Thi đấu là sự so sánh sức lực, đua tài để giành thứ bật cao, hoặc thành tích cao nhất. - PP thi đấu có những đặc trưng sau đây: Tất cả các hoạt động của người tập đều phụ thuộc vào nhiệm vụ chiến thắng đối phương và tuân theo các luật lệ đặt ra. Để giành lấy thứ bật và thành tích cao, người tập phải thể hiện một cách lớn nhất các phẩm chất, thể lực, tâm lí, và trình độ kĩ thuật, chiến thuật tốt nhất * Khái niệm: b)Phương pháp thi đấu: Do đó phương pháp thi đấu có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển các phẩm chất thể lực, tạo nên những yêu cầu cao nhất đối với các khả năng, chức phận của cơ thể, từ đó thúc đẩy chúng phát triển. * Ưu điểm: Kích thích tính tích cực của người tập về sự sáng tạo và so sánh trình độ huấn luyện của họ. b)Phương pháp thi đấu: * Nhược điểm: Các yếu tố đọ sức, tranh tài và các mối quan hệ khác liên quan đến nó có thể hình thành không chỉ những nét tính cách tốt, mà cả tính xấu như: ích kĩ, hiếu thắng, hiếu danh …Vì vậy phương pháp thi đấu chỉ giữ đúng vai trò của mình đối với việc giáo dục đạo đức, tính cách trong điều kiện có sự hướng dẫn sư phạm đúng đắn.	 b)Phương pháp thi đấu: * Nhược điểm: Khả năng điều khiển người học và điều chỉnh lượng vận động bị hạn chế. Chỉ đem lại hiệu quả cao khi người tập đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt.	 Vẫn còn nhiều phương khác, do nhiều lí do khác nhau mà tôi không đưa ra đây ví dụ như phương pháp chia nhóm lần lượt, vì lý thuyết về nó như thế nào tôi chưa tìm thấy, mặc dù đã thực hiện nó như một biện pháp. C ) VIỆC VẬN DỤNG VÀ PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG 1 TIẾT DAY THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN. 1) NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. Trên đây là những phương pháp truyền thống cơ bản nhất, thường được sử dụng, và dễ tìm thấy tư liệu để nghiên cứu. Tuy nhiên việc vận dụng các phương pháp trên cần có một vài lưu ý như sau: 1) NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. Giờ thể dục phần lớn là để thời gian tập luyện, nên đối với nhóm PP dùng lời thì lời nói phải ngắn gọn, chính xác, lập luận chặt chẽ, và rõ ràng, nhiều hình ảnh, nổi bật trọng tâm và ít tốn thời gian, có tác dụng chỉ huy và điều động. 1) NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. * Khi sử dụng phương pháp làm mẫu cần chú ý những điểm sau đây: Đây là cách dạy theo lối bắt chước, mà bất kì sự bắt chước nào cũng là hoạt động có ý thức. Động tác làm mẫu phải đẹp và chính xác. Mục đích phải rõ ràng: làm mẫu đúng hoặc sai, toàn bộ động tác hay từng phần… 1) NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. Cả 2 Phương pháp phân đoạn và hoàn chỉnh thường được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy động tác mới, chúng đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vì vậy chúng ta phải kết hợp chặt chẽ chúng với nhau, tùy từng giai đoạn từng trường hợp mà vận dụng một cách linh hoạt. Phương pháp tập luyện ổn định sử dụng chủ yếu để tiếp thu và củng cố giới hạn đã đạt được. 1) NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. * Như vậy. Nếu Phương pháp phân đoạn và Phương pháp hoàn chỉnh được sử dụng chủ yếu trong quá trình học động tác mới, thì hai Phương pháp tập luyện ổn định và tập luyện biến đổi, được sử dụng trong giai đoạn hoàn thiện các kĩ năng, kĩ xảo vận động và trong huấn luyện các phẩm chất thể lực. Phương pháp tập luyện biến đổi đóng vai trò chủ đạo trong việc làm quen dần với những giới hạn mới. 1) NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. - Chia nhóm vừa là Phương pháp vừa là hình thức tổ chức lớp rất hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi học sinh đã nắm được kĩ thuật động tác, yêu cầu sân bãi rộng rãi, và chia nhóm phải hợp lí. Trò chơi vừa là phương pháp vừa là phương tiện cơ bản trong GDTC. 1) NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. Phương pháp thi đấu chỉ giữ đúng vai trò của mình đối với việc giáo dục đạo đức, tính cách trong điều kiện có sự hướng dẫn sư phạm đúng đắn… Đồng thời ta cũng nên hiểu thế nào là “ tích cực” để từ đó chúng ta lựa chọn phương pháp nào để sử dụng và phối hợp chúng như thế nào cho hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực của HS. 1) NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. Theo tôi, tính tích cực trong TDTT là sự chủ động của một cá thể, thực hiện theo yêu cầu của bài tập bằng khả năng và ý chí (tinh thần) cao nhất của mình. * Ví dụ: 	2 Học Sinh A và B cùng chạy hết cự li 60m. Trong đó A đạt 9 giây. B đạt 9 giây 50. Tuy nhiên có 3 khẳng định được đặt ra: 1) NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. Cả 2 HS đều tích cực vì đây là khả năng cao nhất mà các em đạt được. Chỉ có A mới tích cực vì A đã cố gắng hết khả năng của mình, còn B vì cảm thấy đã hơn bạn nên không tích cực chạy nhanh hơn nữa. Chỉ có B mới tích cực vì B đã cố gắng hết khả năng của mình, còn A vì cảm thấy đã thua bạn nên không tích cực để chạy nữa. 2) VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG 1 TIẾT DAY THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN. Trong thực tế, từng phương pháp riêng lẽ nói trên không thể hợp lí cho tất cả các nội dung tập luyện. Mặc khác, trong nhiều trường hợp, sự thống nhất các đặc điểm của các phương pháp khác nhau, tạo khả năng cho việc điều chỉnh lượng vận động và nghĩ ngơi một cách linh hoạt hơn, tác động đến quá trình thích ứng của cơ thể sẽ có hiệu quả hơn. Nhờ đó, điều khiển sự phát triển các phẩm chất thể lực và kĩ xảo vận động một cách hợp lí hơn. 2) VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG 1 TIẾT DAY THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN. Do vậy, trong thực tiễn, các phương pháp trên thường phối hợp với nhau để sử dụng . Về nguyên tắc, có thể có nhiều cách phối hợp khác nhau. Ví dụ: tập luyện ổn định có thể kết hợp với tập luyện thay đổi , tập luyện liên tục kết hợp với tập luyện quãng cách, hoặc cần kết hợp chặc chẽ giữa làm mẫu với các hình thức trực quan gián tiếp khác, đặc biệt là kết hợp với phương pháp giảng giải, phân tích nhằm giúp các em nhanh chóng hình thành khái niệm chính xác về động tác… 2) VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG 1 TIẾT DAY THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN. Nghĩa là trong thực tiễn có vô số cách kết hợp biến dạng khác nhau. Như vậy, để vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học trong một tiết dạy cụ thể, theo hướng phát huy tính tích cực của Học Sinh và Giáo Viên, thì tùy vào từng nội dung của tiết dạy, cũng như khả năng phối hợp của từng giáo viên mà chúng ta dùng phương pháp nào và phối hợp với phương pháp nào là phù hợp nhất, tôi không thể nêu cụ thể hết ra đây. 2) VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG 1 TIẾT DAY THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN. Tuy nhiên theo tôi phương pháp trò chơi là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc phát huy tính tích cực của HS và Giáo Viên và cần phải phối hợp xuyên suốt nhất với các phương pháp khác. Như đã nói ở trên phương pháp trò chơi gây nhiều hứng thú cho HS nên HS chơi rất tích cực, không chỉ tích cực động tác mà tích cực cả tư duy vì phải tìm nhiều phương án để chiến thắng. 2) VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG 1 TIẾT DAY THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN. Do phương pháp này cũng có hạn chế là gây nhàm chán, mất hứng thú nếu cứ lập lại nhiều lần một trò chơi nào đó hoặc một nhóm HS ( đội) nào đó thua liên tục. Vì vậy GV phải tích cực suy nghĩ tìm nhiều trò chơi hoặc cách thức để chơi sao cho khỏi gây nhàm chán. 2) VIỆC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG 1 TIẾT DAY THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN. Ví dụ: để dạy các tiết ôn tập như tiết 25 của khối lớp 6 thì dùng phương pháp: giảng giải, đánh giá, ra lệnh, trực quan gián tiếp( âm thanh, tín hiệu), chia nhóm , trò chơi… Trong đó phương pháp chính là “ trò chơi ”. III) KẾT LUẬN Người ta thường nói: “ phương pháp là thầy của các người thầy”. Nhưng không có một phương pháp nào là vạn năng, mà tất cả các phương pháp phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn giải quyết bất kì một nhiệm vụ sư phạm nào cũng phải dựa vào nhiều phương pháp khác nhau, do đó việc vận dụng phương pháp giảng dạy TDTT là hết sức khoa học và nghệ thuật. III) KẾT LUẬN Nó đòi hỏi mỗi giáo viên thể dục phải không ngừng học tập, để nâng cao không những về mặt trình độ chuyên môn, mà cả nghiệp vụ sư phạm. Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của quí thấy cô Thân chào Hẹn gặp lại 

File đính kèm:

  • pptchuyen de phuong phap giang day td.ppt
Bài giảng liên quan