Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai (1380–1442), là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông được xem là một anh hùng dân tộc của Việt Nam, một danh nhân văn hóa nổi tiếng toàn quốc

Tiểu sử

Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, về sau dời về ống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh (trước đây có tên là Nguyễn Ứng Long), vốn là học trò nghèo thi đỗ thái học sinh và bà Trần Thị Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần.

Vong thần nhà Hồ

Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu [1].

Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh. Cả Nguyễn Phi Khanh và làm quan cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu sau (1407) quân Minh sang đánh nước Đại Ngu. Nhà Hồ thua trận, cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần bị bắt sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh.

Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai là Nguyễn Phi Hùng theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị quân Minh bắt giữ ở Đông Quan

 

doc7 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Nôm của các chi họ, trong đó cũ nhất là thời: Hồng Thuận Tứ Niên (Lê Tương Dực - năm 1513), Cảnh Hưng nguyên niên (năm 1740), gần đây nhất là cuốn gia phả sao lại năm 1962.
Theo đó, về nguồn gốc của các chi họ, gia phả đều thống nhất ghi: Nguyên quán tổ tiên đời trước của họ ta ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Chi Ngãi, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau dời về làng Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc; phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam.
Về gốc tích cội nguồn họ Nguyễn ở thôn Chi Ngại, truyền thuyết của dòng họ kể rằng: Tổ tiên dòng họ Thái Tể triều Đinh - Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc (924 - 979) người Hoằng Hóa - Thanh Hoá, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân để lập ra triều Đinh. Khi Nguyễn Bặc kéo quân về Côn Sơn dẹp sứ quân của Phạm Phòng Át (Phạm Bạch Hổ), ông để lại con cháu của mình cùng năm vị tướng quân họ Phí ở lại Chi Ngại cai quản vùng đất này. Khi năm anh em họ Phí mất, người dân Chi Ngại tôn họ làm Thành Hoàng, lập đền thờ cúng. Đình làng Chi Ngại bị phá hủy trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng bài vị, ngai thờ và thần tích của năm vị tướng họ Phí vẫn được lưu giữ thờ phụng đến ngày nay (nay bài vị của năm vị Thành Hoàng thờ ở chùa Ngái của thôn Chi Ngại). Từ đó dòng họ Nguyễn sinh ra hai con trai. Vì nhà nghèo, hai anh em họ Nguyễn từ Chi Ngại đến Trại Ổi (tức làng Nhị Khê - Thường Tín, Hà Đông) sinh sống và trở thành tổ tiên của Nguyễn Trãi.
Tài liệu của tác giả Nguyễn Khắc Minh sau đó chỉ tập trung vào Nguyễn Trãi và người con sống sót của ông sau Vụ án Lệ Chi Viên là Nguyễn Anh Vũ mà không đề cập tới các chúa Nguyễn. Theo đó, con cháu Nguyễn Phi Khanh phân tán đi các nơi, sau này có 2 nhân vật nổi tiếng là Nguyễn Thiện Thuật và Nguyễn Văn Cừ.
Tuy nhiên, nguồn gốc của họ Nguyễn thôn Chi Ngại cũng chỉ là truyền thuyết của dòng họ và điều này không thống nhất với sử sách. Theo sử sách, Nguyễn Bặc người châu Đại Hoàng (Ninh Bình), không phải người Thanh Hoá; và sứ quân Phạm Phòng Át tự nguyện về hàng phục Đinh Bộ Lĩnh, Bộ Lĩnh không cần sai tướng (Nguyễn Bặc) đi đánh dẹp sứ quân họ Phạm. Hơn nữa, thời điểm soạn thảo gia phả này cũng khá xa thời Nguyễn Bặc (hơn 530 năm).
Tổ họ Nguyễn Gia Miêu?
Sách Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và công cuộc khai sáng miền nam nước Việt cuối thế kỷ XVII của Nguyễn Ngọc Hiền chép về tổ tiên của Nguyễn Hữu Cảnh, người có công mở đất Nam Bộ ghi thế thứ các đời họ Nguyễn từ Nguyễn Bặc như sau:
Nguyễn Bặc (924-979) 
Nguyễn Đệ 
Nguyễn Viễn 
Nguyễn Phụng (?-1150) 
Nguyễn Nộn (?-1229; cát cứ cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần) 
Nguyễn Thế Tứ 
Nguyễn Nạp Hoa (?-1377) 
Nguyễn Công Luật (?-1388) 
Nguyễn Công Sách 
Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh 1355-1428) 
Nguyễn Trãi (1380-1442) 
Nguyễn Công Duẩn và Nguyễn Anh Vũ 
Nguyễn Đức Trung (1404-1477) 
Theo gia phả họ Nguyễn, có 2 người con của Nguyễn Trãi còn sống và được bổ dụng sau này. Một người con cả là Nguyễn Công Duẩn từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, không có mặt ở nhà khi cả họ bị hình nên thoát nạn. Người con nhỏ là con của một người vợ thứ của Nguyễn Trãi đã có mang cũng trốn thoát khi cả nhà bị hình, sau sinh được Nguyễn Anh Vũ. Gia phả họ Nguyễn còn ghi: sau này 2 chi của Công Duẩn và Anh Vũ trở thành hai ngành nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, một ngành là các Chúa Nguyễn và một ngành là họ Nguyễn Hữu có công giúp các chúa Nguyễn khai phá Nam Bộ. (Xem chi tiết: Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh.)
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã khảo cứu nhiều nguồn tài liệu, gia phả họ Nguyễn khác cũng như các sử sách để kết luận rằng: Nguyễn Trãi không phải ông tổ của các Chúa Nguyễn. Theo một số nhà nghiên cứu, gia phả này chép lẫn gia phả họ Nguyễn Gia Miêu (chúa Nguyễn - ở Thanh Hoá) vào họ Nguyễn Nhị Khê (Nguyễn Trãi - ở Hà Tây). Những người nhà Nguyễn Trãi đã lấy giả mạo là người họ Nguyễn Gia Miêu do phải trốn tránh họa tru di. Căn cứ của tác giả Nguyễn Ngọc Hiên trong sách Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1997) và sau đó tác giả Phạm Côn Sơn trong sách Tông phả kỷ yếu tân biên (2006) dẫn lại thông tin từ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đều từ các nguồn phả hệ không chuẩn xác.
Nguyễn Công Duẩn
Theo một gia phả họ Nguyễn khác, Tiên nguyên toát yếu phổ của Tôn Thất Hân, Nguyễn Công Duẩn là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu (trong khi Nguyễn Trãi sau này mới gia nhập), quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa và không phải là con Nguyễn Trãi:
Nguyễn Bặc 
Nguyễn Đệ 
Nguyễn Viễn 
Nguyễn Phụng 
Nguyễn Nộn 
Nguyễn Thế Tứ 
Nguyễn Minh Du 
Nguyễn Biện 
Nguyễn Sử 
Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn) - công thần khởi nghĩa Lam Sơn 
Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân năm 1460. 
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể do con cháu Nguyễn Trãi giả mạo, dùng lý lịch họ Nguyễn Gia Miêu để che thân phận mình. Theo nhà sử học Phan Huy Lê:
Nguyễn Biện là người Gia Miêu, là dòng dõi Nguyễn Bặc trở xuống. Sau vụ án Lệ Chi viên, con cháu Nguyễn Trãi đã lấy tên Nguyễn Biện mà thay thế tên Ứng Long ở trong gia phả. Trong họ của Bế Nguyễn (họ Nguyễn ở Cao Bằng đổi ra họ Bế - tức là con cháu của Nguyễn Phù, xem phần "Gia quyến lưu tán" phía trên) có di chúc truyền khẩu: "Phải đời đời thờ cúng phụ đạo Nguyễn Biện đã có công bảo vệ hậu duệ tổ Ứng Long". 
Một số nhà nghiên cứu, do không khảo cứu hết các nguồn gia phả họ Nguyễn (vốn không thống nhất với nhau và có những nguồn tài liệu bị sai lạc) và người sau kế tục sử dụng những thành quả của những tài liệu trước, nên đã cùng lầm lẫn rằng Nguyễn Trãi là hậu tổ (Nguyễn Bặc là thủy tổ) họ Nguyễn Gia Miêu. Tác giả Nguyễn Ngọc Hiền trong Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và sau đó là Phạm Côn Sơn trong Tông phả tân biên kỷ yếu cùng đưa ra phả hệ rất không hợp lý về dòng họ Nguyễn.
Đối với việc không có Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong một số gia phả họ Nguyễn, tác giả Nguyễn Ngọc Hiền lại theo ý kiến của một số chi hậu duệ họ Nguyễn ngày nay cho rằng, do cha con Phi Khanh theo nhà Hồ, mà nhà Hồ đã giết hại Nguyễn Công Luật (tổ đời thứ 8) nên bị khai trừ ra khỏi họ. Sau đó, do Nguyễn Trãi có công theo Lê Lợi bình Ngô nên lại được đưa vào. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết tới thế thứ của giả thuyết này, sẽ có nhiều chỗ không hợp lý.
Theo đó (xem thế thứ 13 đời phần trên), từ Nguyễn Bặc mất năm 979 tới Nguyễn Nộn đời thứ 5 mất năm 1229, tức là hơn 60 năm mới có một thế hệ; sau đó từ Nguyễn Nộn mất tới Nguyễn Nạp Hoa đời thứ 7 mất tận năm 1377 (tức là gần 80 năm mới có một thế hệ); sau đó từ Nguyễn Công Luật đời thứ 8 tới Nguyễn Trãi (đời thứ 11), Công Duẩn (đời thứ 12), Đức Trung (đời thứ 13, sinh năm 1404) rồi thị Hằng (đời thứ 14, sinh con năm 1461). Như vậy 7 đời đầu cách nhau 400 năm, 7 đời sau lại dồn vào chỉ khoảng 65 năm cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15.
Vì lẽ đó, nhiều ý kiến nghiêng về khả năng họ Nguyễn Nhị Khê "mượn cửa" họ Nguyễn Gia Miêu để lánh nạn hơn.
Nguyễn Đức Trung
Có một sự kiện sử sách đã chép lại (các sách Đại Việt thông sử và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục) cho thấy: Nguyễn Đức Trung (cha Trường Lạc hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng) - người được giả thuyết ban đầu coi là cháu nội Nguyễn Trãi - có 2 hành trạng mâu thuẫn với giả thuyết này:
Nguyễn Đức Trung được cất nhắc làm Điện tiền chỉ huy sứ dưới ngay thời vua Lê Nhân Tông - vua thiếu niên có sự nhiếp chính của thái hậu Nguyễn Thị Anh, người vừa khép tội gia hình Nguyễn Trãi trước đó không lâu; 
Nguyễn Đức Trung sau đó tham gia cùng Nguyễn Xí, Lê Lăng lật đổ Lê Nghi Dân từ năm 1460. 
Trong khi đó, tận năm 1464 Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi và sai tìm lại dòng dõi đang phải trốn tránh của ông. Một nhà vừa bị tru di tam tộc, ngay cả họ hàng của mẹ kế Nguyễn Trãi và họ hàng của các vợ lẽ của ông cũng không được thoát nạn, không thể có người cháu nội được cất nhắc lên làm đại thần trong triều bên cạnh các bậc "nguyên lão" như Nguyễn Xí, Lê Lăng. Vì vậy, chắc chắn Đức Trung không thể là cháu nội Nguyễn Trãi.
Các tác giả theo giả thuyết "Nguyễn Trãi là ông nội Nguyễn Đức Trung" đã không xem xét tới sự kiện này trong sử sách.
Trường Lạc hoàng hậu
Một số giai thoại cho rằng Nguyễn Trãi không chỉ là cha Nguyễn Anh Vũ - người phải đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ trong thời gian trốn tránh - mà còn là cha Nguyễn Thị Hằng - người sau này trở thành hoàng hậu Trường Lạc của Lê Thánh Tông. Thánh Tông tìm được Anh Vũ và Thị Hằng rồi lấy luôn bà làm vợ.
Các nhà sử học đã nhất trí rằng đây chỉ là giai thoại dân gian. Nguyễn Thị Hằng đã được sử sách ghi nhận là con đại thần Nguyễn Đức Trung. Các tài liệu gia phả được nghiên cứu, chọn lọc (nêu trên) đã cho thấy Nguyễn Đức Trung là con Nguyễn Công Duẩn và Công Duẩn không phải là con Nguyễn Trãi.
Như vậy có tới hai nguồn thông tin sai lạc về quan hệ giữa Nguyễn Trãi và Trường Lạc hoàng hậu: nguồn đầu cho rằng ông là cha hoàng hậu, nguồn thứ hai cho rằng ông là cụ của hoàng hậu. Thực tế ông không có quan hệ họ hàng với Nguyễn Thị Hằng.
Có một minh chứng nữa cho việc Nguyễn Trãi không phải là cha hay cụ của hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng. Điều này tương tự như thời gian hành trạng của cha bà - Nguyễn Đức Trung. Tới tận năm 1464 Nguyễn Trãi mới được minh oan nhưng năm 1461 Nguyễn Thị Hằng đã là hoàng hậu của Lê Thánh Tông và đã sinh ra thái tử Lê Tranh, sau trở thành Lê Hiến Tông.
Kết luận
Như vậy, do hậu quả của Vụ án Lệ Chi Viên, đã có những thông tin sai lạc cho đời sau về dòng dõi của Nguyễn Trãi. Ông không phải là cha Nguyễn Công Duẩn, không phải là ông nội của Nguyễn Đức Trung và không phải là tổ tiên của các Chúa Nguyễn. Nguyễn Trãi và dòng họ của ông không có quan hệ tới họ Nguyễn ở Gia Miêu. 
Giả thuyết về họ Nguyễn Gia Miêu và họ Nguyễn Chi Ngại (hay Nhị Khê) cùng có tổ là Nguyễn Bặc vẫn còn những nghi vấn: 
Truyền thuyết họ Nguyễn ở Chi Ngại quá xa, chưa hoàn toàn có tính xác thực để kết luận Nguyễn Trãi là dòng dõi Nguyễn Bặc. 
Khoảng cách quá xa của các thế thứ họ Nguyễn khiến về vấn đề "dòng họ Nguyễn Gia Miêu là con cháu Nguyễn Bặc" còn những nghi vấn. Chính sử sách nhà Nguyễn không xác nhận họ Nguyễn Gia Miêu là con cháu Nguyễn Bặc. (Xem bài: Nguyễn Bặc, Nguyễn Nộn.) 

File đính kèm:

  • docNGUYEN TRAI.doc
Bài giảng liên quan