Đặc điểm của động cơ máy giặt

Trình tự thao tác của máy giặt được biểu diễn trên sơ đồ hình 4-22.

1. Thông số kĩ thuật của máy giặt

 1. Dung lượng máy: là khối lượng đồ khô lớn nhất máy có thể giặt trong một lần sử dụng. Máy thông dụng nhất có dung lượng 3,2 - 5kg.

 2. Áp suất nguồn nước cấp: thường có trị số 0,3 đến 8 kG/cm2. Nếu áp suất nhỏ hơn 0,3 kG/cm2 dễ làm hỏng van nạp nước,

 3. Mức nước trong thùng: điều chỉnh tuỳ theo khối lượng đồ giặt lần đó,. Lượng nước một lần vào thùng giặt từ 25 đến 50 lít.

 4. Lượng nước một lần giặt: 120 đến 150 lít.

 5. Công suất động cơ: 120 đến 150W.

 6. Điện áp nguồn điện cung cấp.

 Ngoài ra cần chú ý đến kích thước và trọng lượng máy. Ở một số máy còn ghi thêm công suất tiêu thụ của bộ gia nhiệt (2-3kW).

 

ppt10 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của động cơ máy giặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
G/cm2. Nếu áp suất nhỏ hơn 0,3 kG/cm2 dễ làm hỏng van nạp nước, 3. Mức nước trong thùng: điều chỉnh tuỳ theo khối lượng đồ giặt lần đó,. Lượng nước một lần vào thùng giặt từ 25 đến 50 lít. 4. Lượng nước một lần giặt: 120 đến 150 lít. 5. Công suất động cơ: 120 đến 150W. 6. Điện áp nguồn điện cung cấp. Ngoài ra cần chú ý đến kích thước và trọng lượng máy. Ở một số máy còn ghi thêm công suất tiêu thụ của bộ gia nhiệt (2-3kW).Đem phơiVẮTGIẶTXả nước bẩnGIŨVẮTXả nước bẩnĐồ giặtXà phòngGiặt 1 lần 3 ÷ 18 phútGiũ 1- 3 lần, mỗi lần 6-7 phútNước sạchNước sạchHình 4-22. Trình tự thao tác của máy giặt 2. Đặc điểm của động cơ máy giặt và những chú ý khi sử dụng và bảo quản máy giặt Hình 4-23 là sơ đồ cấu tạo của máy giặt một thùng quay ngang và hình 4-24 là sơ đồ điện của máy giặt này. Động cơ điện là loại động cơ điện một pha chạy tụ.12345678910111213141516Hình 4-23. Sơ đồ cấu tạo máy giặt một thùng trục quay ngang1- Vỏ máy; 2- Nắp máy; 3- Nắp trong suốt; 4- Bảng điều khiển; 5- Lò xo treo thùng; 6- Thùng ngoài; 7- Thùng trong; 8- Ống nước vào; 9- Ống xiphông đo nước; 10- Đối trọng; 11- Bộ truyền động puli dây đai; 12- Trục quay ngang; 13- Động cơ điện; 14- Ống xả nước; 15- Bơm nước xả; 16- Thanh gia nhiệt.Hình 5-24. Sơ đồ điện của máy giặt một thùng trục quay ngangSC- Công tắc cửa; MB- Động cơ bơm xả nước; VĐ1, VĐ2 - Van điện từ; M - Động cơ giặt; TM- động cơ thời gian; S1 đến S12 - Cam và tiếp điểm của bộ điều khiển theo chương trình; RN- Tiếp điểm của rơle mức nước; Th- Tiếp điểm của rơle khống chế nhiệt độ; R- Điện trở gia nhiệt; C- Tụ điện; SP- Tiếp điểm chuyển chương trình.VĐ2MBTMVĐ1MS3S4S5S6S7S8S9S10S2S1S11S12S1RNRNSCThSPRTrong quá trình giặt động cơ quay với tốc độ 120 - 150 vòng/phút với thời gian vài giây, sau đó dừng lại một vài giây rồi tiếp tục quay theo chiều ngược lại. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi giặt xong.Động cơ đổi chiều bằng cách thay đổi nhiệm vụ giữa cuộn dây làm việc và cuộn khởi động. Thực hiện nhiệm vụ này nhờ điều khiển cam S7 và S8 trên sơ đồ hình 4-24.Khi động cơ làm việc ở chế độ vắt, tốc độ động cơ tăng dần đến 600 vòng/phút. Động cơ thay đổi tốc độ bằng cách có hai dây quấn làm việc, ứng với tốc độ khác nhau. a) Chú ý khi lắp đặt máy giặt:Nên lắp đặt máy giặt gần nơi phơi, thuận tiện đường nước cấp và nước xả. Khi đặt cạnh nguồn nước và chỗ thải nước, cần nối ống cấp/thoát nước sao cho không để nước tràn vào khu vực để máy, đề phòng hở chập điện hoặc gây rỉ sét cho máy. Nên đặt máy xa nơi ngủ, nghỉ càng tốt.Đặt máy giặt vào những nơi có bề mặt bằng phẳng, chỉnh cho máy đứng thật cân và chắc chắn. Như thế, trong quá trình sử dụng, máy không bị rung, không gây ra tiếng ồn cũng như không gây tổn hại đến các thiết bị đang vận hành trong máy. Tránh để máy giặt sát tường hoặc các đồ vật khác vì khi hoạt động, máy có thể va chạm vào tường làm hư hỏng máy. Không lắp đặt máy giặt ở ngoài trời, nơi có mưa, nơi có độ ẩm cao như trong nhà tắm. Nên để máy giặt nơi thông thoáng để tránh trường hợp hơi ẩm bị tồn đọng và các sự cố khác.Đặt máy tránh xa nguồn điện và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh phần nhựa, cao su bị lão hóa hoặc nhiệt độ cao ảnh hưởng đến các mạch điện tử. Máy giặt cũng cần đặt xa nhà bếp để máy không bị dính dầu mỡ khiến vỏ máy có thể bị tổn hại.Ống nước xả phải lắp vững chắc, không nên quá dài, không được nhỏ hơn ống ra của máy, phải bảo đảm kín để tránh rò rỉ, giữ được sạch sẽ, khô ráo xung quanh máy Không nên sử dụng chung với các thiết bị khác trên cùng một ổ cắm điện. Nên lắp thêm một cầu dao trước ổ cắm điện của máy để tránh điện giật khi cắm điện. Mỗi lần sử dụng chỉ việc bật - tắt cầu dao là xong.Trọng lượng quần áo không ảnh hưởng nhiều đến độ bền của máy. Tuy nhiên không nên giặt quá nhiều. Tuỳ theo loại quần áo bạn có thể giặt từ 60 ~ 100% công suất máy để đảm bảo độ sạch. Muốn tăng độ bền ban phải thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về vận hành, bảo trì và lắp đặt máy ví dụ không lắp máy ở nơi ẩm ướt để tránh hỏng vỉ mạch. Không vận hành máy khi điện áp quá thấp hoặc quá cao, v.v.Máy có hai loại: cửa ngang với cửa đứng. Cửa máy là nơi cho đồ cần giặt vào trong. Máy giặt lồng đứng mất khoảng 1 giờ để giặt, còn máy giặt lồng ngang mất khoảng 2 giờ. Máy giặt lồng ngang tiêu thụ điện năng nhiều hơn máy giặt lồng đứng khoảng 60%. Tuy nhiên, máy giặt lồng ngang chỉ sử dụng 1 nửa số nước (so với máy giặt lồng đứng), đồng thời chế độ vắt quần áo cũng hiệu quả hơn, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí để sấy quần áo.Có hai loại máy giặt: loại thông dụng là cả phần giặt và vắt trong cùng một khoang. Loại máy thứ hai: phần giặt trong một khoang và phần vắt trong một khoang. Trước khi vận hành máy phải chú ý:- Máy phải kê đều, không kênh, để tránh việc cháy mô tơ.- Phân loại áo dày áo mỏng, màu trắng và màu sẫm. Màu trắng giặt riêng màu sẫm giặt riêng.- Trước khi cho áo sáng màu vào máy phải ngâm nước, chải bằng xà phòng cổ áo, măng séc áo, sau đó mới cho vào giặt.- Một số quần áo không giặt bằng máy như đồ tơ lụa, da, vải giả da, quần áo comple, các loại quần áo đắt tiền phải đem ra hiệu giặt. Khi chuẩn bị giặt phải xem trong túi quần áo xem có gì không phải móc hết ra. Quần áo phải lộn mặt trái ra rồi mới giặt. Nếu nghi ngờ có những đồ dễ phai màu, phải ngâm riêng để kiểm tra lại.- Không để quần áo quá hôi mới đem giặt, đặc biệt quần áo ướt phải giặt ngay, khi giặt chú ý xem máy giặt được phép bao nhiêu cân rồi mới giặt cho quần áo. Không dùng xà phòng thường để giặt máy.Nên dùng nước lạnh để giặt quần áo và chỉ giặt khi đã đủ lượng quần áo. Nếu giặt ít quần áo thì nên điều chỉnh lại mức nước cho phù hợp. Không nên sử dụng chế độ sấy để làm khô quần áo mà nên phơi ngoài trời để tiết kiệm điện. Quá trình giặt như sau : - Lựa chọn quần áo, cho quàn áo vào máy đổ nước, đổ xà phòng, bấm nút POWER, chọn chế độ giặt nhanh hay lâu rồi ấn nút START. - Khi quần áo giặt bằng tay, cần vắt, ta cho quần áo vào máy, dàn đều không để  quần áo vón hòn, bấm nút POWER, đưa về chế độ PRIN sau đó bấm nút START. - Khi máy đang vắt, đang giặt tuyệt đối không ngắt máy, dễ cháy mô tơ, phải để máy chạy hết chương trình mới ngắt máy. Không mở nắp máy khi máy đang chạy. - Khi máy ngừng hoạt động một thời gian, phải cho máy chạy ở chế độ vắt khoảng 1 phút để xả hết nước, sau đó rút phích cắm điện. Giặt đúng cáchNhiều loại máy giặt có chế độ giặt thích hợp với từng loại vải, chất liệu quần áo. Thông thường, ta nên phân loại đồ cần giặt thành các loại có tính chất như nhau để có thể giặt cùng một chế độ. Với mỗi loại, ta cần chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải như tơ tằm thích hợp với chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa; với các loại jean và kaki thì mới nên chon chế độ giặt mạnh. Về thời gian, với chất liệu quần áo dạng sợi tổng hợp, lông hay tơ nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt 6-8 phút; Nếu quần áo quá bẩn, bạn có thể giặt từ 10-12 phút. Đưa ra thời gian giặt hợp lí vừa tiết kiệm điện vừa tăng tuổi thọ của cả quần áo lẫn máy giặt.Nếu quần áo quá bẩn, trước khi cho vào máy giặt, ngâm quần áo bẩn trong nước khoảng 20 phút, chà trước các chỗ bẩn rồi hãy cho vào máy. Tỷ lệ trọng lượng của máy và quần áo ở chế độ tiết kiệm là 20:1. Không nên cho đồ dính xăng dầu vào máy để giặt vì có thể gây hư máy và ảnh hưởng đến các quần áo khác. Kiểm tra không để có vật kim loại trong quần áo khi cho vào máy giặt. Sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn rồi giặt tiếp vì ở các chế độ xả máy không thể tự vắt được, làm chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài.Nếu giặt bằng nước ấm, nên chọn nhiệt độ khoảng 40 độ. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt vào quần áo, tẩy sạch vết bẩn, đồng thời chất bẩn sẽ bong ra khỏi vải. Các loại quần áo có đính kim tuyến, nilông và các sợi vải tổng hợp cần thêm lưới giặt nilông có bán ngoài thị trường để bảo vệ quần áo. Với quần áo bằng len, có xơ vải thì nên lộn trái để giặt. c) Những sự cố máy giặt và cách khắc phụcBột giặt còn dính trên quần áo: Có thể do bạn cho nhiều bột giặt hơn qui định, hoặc cho quá nhiều quần áo nên máy không thể đảo quần áo. Cũng có thể do nguồn nước không đủ nhiệt độ. Trong trường hợp này, hãy tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng lượng bột giặt và quần áo cho đúng. Nếu bột giặt khó hoàn tan, bạn có thể hoà bột giặt với nước ấm không quá 40 độ C trước rồi cho vào máy giặt.Khi máy giặt không vắt quần áo được: Hãy kiểm tra xem nắp máy giặt đã đóng kín chưa, ống xả nước có bị nghẹt không, máy có bị nghiêng không và đồ giặt của bạn có bị dồn về một phía trong thùng vắt không. Để giải quyết, bạn nên đậy kín nắp máy, điều chỉnh đồ giặt cho cân bằng, kê máy ngay ngắn và làm thông ống xả nước.Máy giặt xả nước quá lâu: Có thể do ống xả nước chưa được nối kín hoặc do đã bị biến dạng. Hãy điều chỉnh lại cho đúng và điều chỉnh đoạn nối thêm của ống xả, không dài quá 3m.Khi máy giặt chạy lâu: Kiểm tra nguồn nước cấp cho máy. - Nước cấp quá yếu ( Thời gian cấp nước theo tiêu chuẩn là 3’ cho mỗi lần giặt) do nguồn nước cấp yếu hoặc bẩn van cấp nước (Cần vệ sinh van cấp nước) - Kiểm tra điện áp cấp cho máy( từ 200V-240V) - Kiểm tra các chế độ giặtMáy phát tiếng kêu quá ồn khi hoạt động: kiểm tra các chân đế xem máy có mất cân hay không. Thông thường quá trình vắt, lực ly tâm làm chuyển động mạnh, dễ làm máy bị dịch chuyển vị trí đặt máy. Kê lại máy cho chắc chắn.Quần áo trong thùng giặt bị xoắn rối gây mất cân bằng: - Tạm dừng máy, tơi đều quần áo sau đó tiếp tục quá trình giặt. - Kê máy xa các góc có thể cộng hưởng âm thanh làm máy kêu to hơn - Có thể do giỏ đựng quần áo gắn không đồng tâm với trục hoặc do đặt máy bị vênh. Vì vậy chỉ cần gắn lại giỏ và đặt máy cho bằng phẳng là hoàn toàn khắc phục được.Các ký hiệu trên máy :- POWER: Khởi động hoặc tắt máy.- START : Bắt đầu giặt.- PAUSE : Tạm dừng- WATER LEVEL : Mức nước.+ High 1 : mức nước cao nhất+ Med : mức nước trung bình+ Low 2 : mức ít nước+ Low 3 : mức ít nước nhất- PROCESS : Các chế độ giặt + Wash : giặt + Rinse : xả + Prin : chế độ vắt ( quay khô )- PROGAM : Chương trình giặt+ Normal : Bình thường+ Speed : nhanh+ Dry care : quần áo mềm+ Soak : quần áo nhẹ

File đính kèm:

  • pptbai 21 may giat.ppt
Bài giảng liên quan