Đề Cương Ôn Thi Môn Nhà Nước Và Pháp Luật

I. Khái niệm hệ thống chính trị và đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam.

1.Khái niệm HTCT: Có nhiều quan điểm khác nhau về Hệ thống chính trị:

- Theo quan điểm tuyệt đối hóa vai trò kinh tế thì Hệ thống chính trị là một chỉnh thể gồm các tổ chức thể hiện bản chất, bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

- Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị của xã hội được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý nhằm thực hiện quyền lực chính trị của xã hội đó. Hệ thống này bao gồm Nhà nước, các Chính đảng, các Nghiệp đoàn và các tổ chức chính trị khác - trong đó Nhà nước là yếu tố cơ bản, trung tâm.

- Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội.

- Hệ thống chính trị là một cơ cấu, tổ chức bao gồm đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành (hệ thống pháp luật đó được chế định theo tư tưởng và lợi ích giai cấp cầm quyền) nhằm duy trì, bảo vệ, và phát triển xã hội đó

- Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Hệ thống chính trị là một cơ cấu, tổ chức bao gồm đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành (hệ thống pháp luật đó được chế định theo tư tưởng và lợi ích giai cấp cầm quyền) nhằm duy trì, bảo vệ, và phát triển xã hội đó.

- Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm nhà nước, các đảng chính trị, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau nhằm tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội để củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể cầm quyền.

- Trên quan điểm hệ thống cấu trúc như trên có thể xem Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chính trị xã hội hợp pháp bao gồm cả các tổ chức do giai cấp cầm quyền lập nên và các tổ chức do giai cấp khác lập nên theo quy định của pháp luật. Các Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị hợp pháp cùng quan hệ qua lại trong sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó để chi phối quá trình kinh tế xã hội nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời, bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền xã hội.

- Hệ thống chính trị Việt Nam là tổng thể các thể chế chính trị bao gồm Đảng CSVN, NN CHXHCN VN, Mặt trận TQVN, 5 đoàn thể chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Quần chúng nhân dân là thành viên của mặt trận tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Hệ thống chính trị VN được tổ chức và hoạt động dựa trên nền tảng CN Mác Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục tiêu cơ bản của Hệ thống CTVN là độc lập dân tộc và CNXH nhằm xây dựng nước VN dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề Cương Ôn Thi Môn Nhà Nước Và Pháp Luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ử ... 
+ Mặt khác để nâng cao hiệu quả giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm hiến pháp và pháp luật trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thời gian Quốc hội không họp, cần phải có chương trình, kế hoạch giám sát hàng năm của Quốc hội, tăng thẩm quyền cho UB thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc Hội trong lĩnh vực giám sát. Về lâu dài cần thành lập Hội đồng giám sát Hiến pháp với chức năng và quyền hạn giống như Tòa án Hiến pháp ở một nước, có nhiệm vụ xem xét và trình UB thường vụ Quốc hội khi Quốc hội không họp, Quyết định về tính hợp Hiến của các văn bản pháp quy do Chính phủ, Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành trong thời gian Quốc hội không họp.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước.
- Năm là tăng cường đấu tranh, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật không thoát khỏi bị xử lý. Bảo đảm nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Xử lý đúng người đúng tội trước pháp luật, không thể xảy ra trường hợp bao che. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng trong cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, xã hội.
- Sáu là tăng cường các hoạt động hỗ trợ tư pháp, giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo của công dân
 Về công tác này, Nghị quyết ĐH IX đã xác định rõ một số giải pháp, đổi mới cụ thể như :
 	Một là cải cách, kiện toàn và nâng cao hoạt động của các cơ quan tư pháp theo nguyên tắc : nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt các công tác điều tra, bắt giam, giữ, truy tố, xét xử, không để xảy ra những trường hợp oan sai. 
Hai là Viện kiểm sát nhân dân không thực hiện chức năng kiểm sát chung mà tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Ba là sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định thẩm quyền một cách hợp lý 
Bốn là tổ chức lại các cơ quan điều tra theo nguyên tắc gọn đầu mối, có sự chỉ đạo tập trung thống nhất; Kiện toàn cơ quan thi hành án và thành lập cảnh sát tư pháp; cải cách và kiện toàn các cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ quan quản lý hành chính tư pháp.
Kết luận :
“Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” có vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân - một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hiểu rõ và làm tốt những biện pháp tăng cường pháp chế, coi trọng giáo dục và nâng cao đạo đức xã hội mà Đảng và nhà nước đã xác định chính là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay
Câu 13: Trình bày nội dung pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
 Nội dung này được quy định trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Ban hành ngày 20/04/2007 cuả UBTV QH gồm 6 chương và 28 điều
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cấp xã
1. Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
3. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã.
5. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
1. Nội dung công khai:
Điều 5. Những nội dung công khai
1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
2. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.
4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
5. Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.
7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
9. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.
10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Điều 6. Hình thức công khai
1. Những nội dung quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai bằng các hình thức sau đây:
a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã;
b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;
c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
2. Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này; thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 32 của Luật phòng, chống tham nhũng.
2. Nội dung nhân dân bàn và quyết định.
Điều 10. Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 13. Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết
1. Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Điều 11. Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
1. Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;
b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Điều 14. Hình thức nhân dân bàn, biểu quyết
1. Nhân dân bàn và biểu quyết những nội dung quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;
b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
3. Nội dung để nhân dân tham gia ý kiến.
Điều 19. Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến
1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã.
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã.
3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư.
4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.
5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Điều 20. Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến
1. Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.
2. Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
3. Thông qua hòm thư góp ý.
4. Những nội dung để nhân dân giám sát.
Điều 23. Những nội dung nhân dân giám sát
Nhân dân giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại các điều 5, 10, 13 và 19 của Pháp lệnh. Đó là: những nội dung để dân biết, nội dung dân bàn và quyết định, nội dung dân tham gia ý kiến trước khi các cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 24. Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân
1. Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

File đính kèm:

  • docđề cương ôn thi môn nhà nước và pháp luật, trình độ trung cấp chính trị.doc