Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Học kì 1 Khối 10 Năm học 2012 – 2013

1. Về kiến thức

- Nhận biết được trường phái triết học duy vật và trường phái triết học duy tâm.

- Nêu được những hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

- Nêu được chiều hướng vận động nào dẫn đến phát triển, chiều hướng vận động nò không dẫn đến phát triển.

- Nhận biết được mâu thuẫn theo quan điểm chủ nghĩa duy vật bienj chứng

- Nêu được khái niệm chất và khái niệm lượng

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 8131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Học kì 1 Khối 10 Năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN HỌC KÌ 1 KHỐI 10 NĂM HỌC 2012 – 2013
I MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Về kiến thức
- Nhận biết được trường phái triết học duy vật và trường phái triết học duy tâm.
- Nêu được những hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
- Nêu được chiều hướng vận động nào dẫn đến phát triển, chiều hướng vận động nò không dẫn đến phát triển.
- Nhận biết được mâu thuẫn theo quan điểm chủ nghĩa duy vật bienj chứng
- Nêu được khái niệm chất và khái niệm lượng
2. Về kỹ năng
- Nhận xét và đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy tâm trong cuộc sống hằng ngày.
- Nhận biết được thuộc tính nào là chất, thuộc tính nào là lượng của sự vật, hiện tượng.
3. Về thái độ
- Có thái độ phê phán, đấu tranh với những biểu hiện duy tâm không phù hợp với xã hội hiện nay trong cuộc sống.
- Có ý thức tham gia giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
II – HÌNH THỨC KIỂM TRA
Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quanSở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Trre
Trường THPT Nguyễn Trãi 
 Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 - Năm học 2012 – 2013
 Môn: GDCD - Khối 10
 Thời gian: 45 phút 
A Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1.5đ)
Em hãy cho biết chiều hướng vận động nào dẫn đến phát triển? cho ví du 
Em hãy cho biết chiều hướng vận động nào không dẫn đến phát triển? Cho ví dụ
Câu 2: (1.5đ)
Em hiểu thế nào là chất của sự vật hiện tựong? 
Em hiểu thế nào là lượng của sự vật hiện tượng? 
Câu 3: (1đ)
Nếu trong lớp, trong trường em có biểu hiện lệch lạc, sai trái về học tập, rèn luyện đạo đức, em sẽ làm gì để góp phần hạn chế,dẫn đến không còn các biểu hiện này nữa?
Câu 4: (1đ)
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có một số người vẫn còn quan niệm “Trời sinh voi sinh cỏ”, “Trời đẻ trời nuôi” về cuộc sống của mình. Theo em những quan niệm đó đứng trên lập trường triết học duy vật hay lập trường triết học duy tâm?
Em sẽ làm gì nếu như em gặp ai đó có quan niệm như trên trong cuộc sống hằng ngày?
Câu 5: (2đ)
Nêu tên và nội dung các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
B Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) khoanh tron và tô đậm câu đúng nhất trong những đáp án dưới đây vào bảng bên dưới.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
C
C
C
C
C
C
C
C
C
C
C
C
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
Câu 1: Vai trò của triết học là.
A Là khoa học cuẩ các khoa học.
B Nghiên cứu về thế giới quan và phương pháp luận
C Nghiên cứu đời sống tinh thần của con người..
D Nghiên cứu nghững vẫn đề tâm linh, tín ngưỡng của con người.
Câu 2: Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của.
A Triết học. B Thiên văn học. 
C Sử học. D Toán học. 
Câu 3: Tư tưởng căn bản của thế giới quan duy vật là.
A Nguồn gốc của thế giới vật chất.
B Vật chất có trước, cái quyết định ý thức.
C Ý thức là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên.
D Ý thức là cái có trước, cái quyết định vật chất.
Câu 4: Kiến thức nào dưới đây là của triết học.
A Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.
B Trái đất quay quanh Mặt trời.
C Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D Cây xanh nhận CO2 và thải ra O2.
Câu 5: Một cách chung nhất, người ta gọi cách thức để đạt tới mục đích đặt ra là.
A Công cụ B Phương pháp.
 C Phương tiện. D Phương hướng. 
Câu 6:: Trong những vận động dưới dây thì vận động nào không thể trực tiếp quan sát được
A Người nông dân đang cày. B Chạy xe từ nhà đến trường.
C Cánh quạt đang quay. D Vận động của sóng điện từ.
Câu 7: Bằng vận động và thông qua vận động thì sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện ......
A Bản chất của mình. B Chu kỳ phát triển của mình.
C Đặc tính của mình. D Quy luật vận động của mình.
Câu 8: Hiện tượng mà thanh sắt bị oxi hóa thì đó là vận động.
A Vận động cơ học. B Vận động vật lí.
C Vận động sinh học. D Vận động hoá học.
Câu 9: Vận động dưới đây là vận động sinh học
A Chim bay, tàu chạy B Nhiệt độ cơ thể ta nóng lên
C Sự quang hợp của cây DThanh sắt bị sét khi để ở ngoài trời 
Câu 10: Căn cứ vào đâu để phân biệt giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
A Chất. B Lượng. C Độ. D Điểm nút.
Câu 11: Xác định chất của sự vật vật hiện tương
A Muối có màu trắng B Chanh có màu xanh
C Ớt có màu đỏ D Nhiệt độ nóng chảy của đồng (Cu) là 1083oC
Câu 12: Xác định đâu là lượng của sự vật, hiện tượng.
A Nguyên tử lượng của đồng (Cu) 63,54 đvC. B Nước sôi ở 1000C.
C Số lượng học sinh trong lớp học. D Ớt có vị cay
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
A Phần tự luận
Câu 1
- Vận động theo chiều hướng tiến lên là dẫn đến phát triển
VD: Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào (0.5đ)
- Vận đồng theo chiều hướng tuần hoàn là không dẫn đến phát triển
VD: Nước bị đun nóng bốc thành hơi nươc, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước (0.5d)
- Vận động theo chiều hướng thụt lùi không dẫn đên phát triển
VD: Sự thoái hóa của một loài sinh vật (0.5đ)
Câu 2
- Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiên tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác (0.75đ)
- Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều), ... của sự vật và hiện tượng. (0.75đ)
Câu 3
Học sinh cần phải nêu được
- Đây là mâu thuấn thuẫn trong học tập, rèn luyện càn phải giải quyết bằng đấu tranh giữa người tích cực với người lười học, người trung thực với người không trung thực, người tôn sư trọng đọa với người vô lễ (0.5đ)
- Phê phán những biểu hiện sai lệch này thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thanh niên, các buổi sinh hoạt tập thể khác để biểu này bị hạn chế, dẫn đến bị loại trừ (0.5đ)
Câu 4: (1đ)
- Những quan điểm trên đứng trên lập trường triết học duy tâm
- Học sinh cần phải làm được những vấn đề sau
+ Có thái độ lên án những biểu hiện không phù này trong xã hội hiện nay vì đây là những biểu hiện ảnh hưởng không tốt cho xã hội gây ra những hâu quả như gia tăng dân số, đói, nghèo....
+ Cần giải thích cho những người thấy được rằng sự tồn tại của con người không phải do thần linh mà con muốn tồn tại thì chính bản thân con người phải lao động tạo ra của cải vật chất tự nuôi sống 
Câu 5: (2đ)
- Vận động cơ học: Sự di chuyển của các vật thể trong không gian.
- Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện...
- Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thẻ sống với môi trường
- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế các xã hội trong lịch sử.
B Phần trắc nghiệm
1B 2A 3B 4A 5B 6D 7C 8D 9C 10A 11D 12C

File đính kèm:

  • dockiem tr 45 khoi 10 hk1.doc
Bài giảng liên quan